Người di cư vào châu Âu đòi trợ cấp 2.000 Euro/tháng
Mới đây tại thị trấn St. Kanzian (Áo), 20 người di cư Hồi giáo đã tuyên bố tuyệt thực và biểu tình
Trong khi nhiều người di cư thực sự cần sự giúp đỡ của cộng đồng châu Âu, thì vẫn có nhiều người khác đang muốn lợi dụng lòng tốt của người châu Âu để “kiếm chác”.
Thông tin trên được đưa ra bởi ông Christian Ragger, một chính khách đại diện cho Đảng Tự do tại Áo, tờ Unzensuriert của Áo cho hay.
Cụ thể, theo ông Christian Ragger, mới đây tại thị trấn St. Kanzian (Áo), 20 người di cư Hồi giáo đã tuyên bố tuyệt thực và biểu tình. Lý do là những người này không nhận được hộ chiếu mà chỉ nhận được giấy phép cư trú tại Áo, đồng thời, họ muốn nhận được trợ cấp ở mức 2.000 Euro/người/tháng.
Bằng cách tổ chức họp báo để thu hút sự chú ý của giới truyền thông, những người di cư hy vọng sẽ khiến Chính phủ Áo đáp ứng đòi hỏi của họ, đặc biệt là việc đảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ được ở lại Áo và trở thành công dân nước này.
Theo luật của Áo, trong 4 tháng đầu tiên của quá trình xét hồ sơ xin tị nạn, người di cư sẽ được hưởng các dịch vụ chăm sóc cơ bản. Sau đó nếu những người đó không có việc làm để có thu nhập đều đặn, họ sẽ được nhận thêm bảo hiểm tối thiểu, trợ cấp gia đình và hộ chiếu.
Trong một diễn biến khác, CNBC đưa tin lãnh đạo các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) mới đây đã cam kết dành 1 tỷ Euro, tương đương 1,1 tỷ USD, để giúp các cơ quan của Liên hiệp quốc trong các chương trình hỗ trợ cho người tị nạn Syria tại Trung Đông.
Một số lãnh đạo các nước EU cũng sẽ có cuộc họp với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 5/10 tới để bàn về giải pháp hạn chế bớt người di cư sang châu Âu qua đường Hy Lạp. Trong cuộc họp mới đây, EU đồng thời cũng nhất trí về các biện pháp siết chặt kiểm soát biên giới.
Trong các cuộc họp, Hungary và Áo đã thể hiện lập trường cứng rắn về kiểm soát người di cư. Thời gian qua đã có nhiều những vụ việc rắc rối xảy ra ở biên giới của hai nước này, liên quan đến người di cư.
Hungary nằm ở vị trí “cửa ngõ” của dòng người di cư vào châu Âu. Chỉ riêng trong năm nay, nước này đã tiếp nhận hơn 220 nghìn đơn xin tị nạn. Để ngăn dòng người di cư, Hungary đã xây dựng hàng rào dọc biên giới với Serbia và đồng thời đang tiếp tục xây dựng hàng rào tại biên giới với Croatia.
Thông tin trên được đưa ra bởi ông Christian Ragger, một chính khách đại diện cho Đảng Tự do tại Áo, tờ Unzensuriert của Áo cho hay.
Cụ thể, theo ông Christian Ragger, mới đây tại thị trấn St. Kanzian (Áo), 20 người di cư Hồi giáo đã tuyên bố tuyệt thực và biểu tình. Lý do là những người này không nhận được hộ chiếu mà chỉ nhận được giấy phép cư trú tại Áo, đồng thời, họ muốn nhận được trợ cấp ở mức 2.000 Euro/người/tháng.
Bằng cách tổ chức họp báo để thu hút sự chú ý của giới truyền thông, những người di cư hy vọng sẽ khiến Chính phủ Áo đáp ứng đòi hỏi của họ, đặc biệt là việc đảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ được ở lại Áo và trở thành công dân nước này.
Theo luật của Áo, trong 4 tháng đầu tiên của quá trình xét hồ sơ xin tị nạn, người di cư sẽ được hưởng các dịch vụ chăm sóc cơ bản. Sau đó nếu những người đó không có việc làm để có thu nhập đều đặn, họ sẽ được nhận thêm bảo hiểm tối thiểu, trợ cấp gia đình và hộ chiếu.
Trong một diễn biến khác, CNBC đưa tin lãnh đạo các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) mới đây đã cam kết dành 1 tỷ Euro, tương đương 1,1 tỷ USD, để giúp các cơ quan của Liên hiệp quốc trong các chương trình hỗ trợ cho người tị nạn Syria tại Trung Đông.
Một số lãnh đạo các nước EU cũng sẽ có cuộc họp với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 5/10 tới để bàn về giải pháp hạn chế bớt người di cư sang châu Âu qua đường Hy Lạp. Trong cuộc họp mới đây, EU đồng thời cũng nhất trí về các biện pháp siết chặt kiểm soát biên giới.
Trong các cuộc họp, Hungary và Áo đã thể hiện lập trường cứng rắn về kiểm soát người di cư. Thời gian qua đã có nhiều những vụ việc rắc rối xảy ra ở biên giới của hai nước này, liên quan đến người di cư.
Hungary nằm ở vị trí “cửa ngõ” của dòng người di cư vào châu Âu. Chỉ riêng trong năm nay, nước này đã tiếp nhận hơn 220 nghìn đơn xin tị nạn. Để ngăn dòng người di cư, Hungary đã xây dựng hàng rào dọc biên giới với Serbia và đồng thời đang tiếp tục xây dựng hàng rào tại biên giới với Croatia.