Người nước ngoài ồ ạt đi khỏi Trung Quốc
Số người nước ngoài rời khỏi Trung Quốc trong năm 2014 nhiều gấp đôi số người chuyển đến
Suốt nhiều năm qua, Trung Quốc được coi là miền đất hứa cho các công ty nước ngoài muốn mở rộng hoạt động, thu hút một số lượng lớn người nước ngoài tới nước này làm việc.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, thời kỳ đó có vẻ như đã qua.
Tờ báo này dẫn một nghiên cứu mới đây do công ty UniGroup Relocation thực hiện cho thấy, số người nước ngoài rời khỏi Trung Quốc trong năm 2014 nhiều gấp đôi số người chuyển đến.
Theo UniGroup, dòng người nước ngoài rời khỏi Trung Quốc có thể là do hết hợp đồng làm việc. Tuy vậy, bên cạnh đó cũng có những lý do khác dẫn tới sự ra đi này: chi phí sinh hoạt ở Trung Quốc gia tăng, mong muốn được trở về nước làm việc, và tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở Trung Quốc.
Thậm chí, thị trưởng Bắc Kinh mới đây đã nói rằng, ô nhiễm khiến thành phố này trở thành một nơi “không thể sống nổi”.
Các công ty cho biết, xu hướng người nước ngoài đi khỏi Trung Quốc còn xuất phát từ sự chuyển hướng của các luồng gió kinh tế toàn cầu. Sự giảm tốc tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trong năm qua - mà Bắc Kinh gọi là “mức bình thường mới” - đã khiến doanh thu của các công ty đa quốc gia bình ảnh hưởng, buộc một số công ty phải xem xét lại chiến lược hoạt động tại Trung Quốc.
Với chi phí sản xuất và lương nhân công tăng ở Trung Quốc, một số công ty đã chuyển cơ sở sản xuất từ nước này sang những quốc gia có chi phí rẻ hơn như Malaysia và Việt Nam - theo ông Steve Lewis, Giám đốc điều hành của UniGroup Relocation tại châu Á - Thái Bình Dương.
UniGroup là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ di chuyển giữa các quốc gia cho các công ty.
“Chúng tôi đã thực hiện một số cuộc di chuyển lớn từ Trung Quốc sang Malaysia vì một số khách hàng chọn Malaysia làm địa điểm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và sản xuất”, ông Lewis nói.
Tăng trưởng kinh tế hồi phục ở Mỹ và một số nước châu Âu là một lý do khác hút người nước ngoài ra khỏi Trung Quốc.
Có tới 93% khách hàng của UniGroup là nhân viên của các công ty đa quốc gia. Tuy vậy, đang ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc, từ các nhà bán lẻ trực tuyến cho tới các công ty quốc doanh trong lĩnh vực sản xuất, hỏi về dịch vụ di chuyển của UniGroup, ông Lewis cho biết.
Báo cáo của UniGroup không đề cập đế môi trường chính trị thắt chặt ở Trung Quốc hay những thách thức mới trong môi trường kinh doanh ở nước xuất phát từ chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tuy vậy, một số người nước ngoài mới rời đi và sắp rời đi nói rằng, đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định rời đi của họ.
Đối với những người nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, các điểm đến ở phương Tây là lựa chọn hàng đầu. Trong đó, điểm đến được chọn nhiều nhất là Mỹ, tiếp theo là Đức, Singapore, Pháp, Hà Lan, Hồng Kông, Malaysia…
Đa phần những người nước ngoài rời khỏi Trung Quốc là những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, gồm các ngành như ngân hàng, khách sạn, dược phẩm…
Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều người nước ngoài đến Trung Quốc làm việc nhất, nhưng trong năm 2013, số người Mỹ tới Trung Quốc làm việc đã giảm 22% so với năm 2013.
Đây là năm thứ hai liên tiếp, số người rời Trung Quốc sang Mỹ nhiều hơn số người từ Mỹ sang Trung Quốc, theo dữ liệu của UniGroup.
Tuy vậy, gần đây, Trung Quốc đã đón nhận một dòng lao động trẻ chảy vào nước này, trong đó có nhiều người tự mình sang Trung Quốc, và không được tính trong số liệu của UniGroup.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, thời kỳ đó có vẻ như đã qua.
Tờ báo này dẫn một nghiên cứu mới đây do công ty UniGroup Relocation thực hiện cho thấy, số người nước ngoài rời khỏi Trung Quốc trong năm 2014 nhiều gấp đôi số người chuyển đến.
Theo UniGroup, dòng người nước ngoài rời khỏi Trung Quốc có thể là do hết hợp đồng làm việc. Tuy vậy, bên cạnh đó cũng có những lý do khác dẫn tới sự ra đi này: chi phí sinh hoạt ở Trung Quốc gia tăng, mong muốn được trở về nước làm việc, và tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở Trung Quốc.
Thậm chí, thị trưởng Bắc Kinh mới đây đã nói rằng, ô nhiễm khiến thành phố này trở thành một nơi “không thể sống nổi”.
Các công ty cho biết, xu hướng người nước ngoài đi khỏi Trung Quốc còn xuất phát từ sự chuyển hướng của các luồng gió kinh tế toàn cầu. Sự giảm tốc tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trong năm qua - mà Bắc Kinh gọi là “mức bình thường mới” - đã khiến doanh thu của các công ty đa quốc gia bình ảnh hưởng, buộc một số công ty phải xem xét lại chiến lược hoạt động tại Trung Quốc.
Với chi phí sản xuất và lương nhân công tăng ở Trung Quốc, một số công ty đã chuyển cơ sở sản xuất từ nước này sang những quốc gia có chi phí rẻ hơn như Malaysia và Việt Nam - theo ông Steve Lewis, Giám đốc điều hành của UniGroup Relocation tại châu Á - Thái Bình Dương.
UniGroup là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ di chuyển giữa các quốc gia cho các công ty.
“Chúng tôi đã thực hiện một số cuộc di chuyển lớn từ Trung Quốc sang Malaysia vì một số khách hàng chọn Malaysia làm địa điểm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và sản xuất”, ông Lewis nói.
Tăng trưởng kinh tế hồi phục ở Mỹ và một số nước châu Âu là một lý do khác hút người nước ngoài ra khỏi Trung Quốc.
Có tới 93% khách hàng của UniGroup là nhân viên của các công ty đa quốc gia. Tuy vậy, đang ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc, từ các nhà bán lẻ trực tuyến cho tới các công ty quốc doanh trong lĩnh vực sản xuất, hỏi về dịch vụ di chuyển của UniGroup, ông Lewis cho biết.
Báo cáo của UniGroup không đề cập đế môi trường chính trị thắt chặt ở Trung Quốc hay những thách thức mới trong môi trường kinh doanh ở nước xuất phát từ chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tuy vậy, một số người nước ngoài mới rời đi và sắp rời đi nói rằng, đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định rời đi của họ.
Đối với những người nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, các điểm đến ở phương Tây là lựa chọn hàng đầu. Trong đó, điểm đến được chọn nhiều nhất là Mỹ, tiếp theo là Đức, Singapore, Pháp, Hà Lan, Hồng Kông, Malaysia…
Đa phần những người nước ngoài rời khỏi Trung Quốc là những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, gồm các ngành như ngân hàng, khách sạn, dược phẩm…
Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều người nước ngoài đến Trung Quốc làm việc nhất, nhưng trong năm 2013, số người Mỹ tới Trung Quốc làm việc đã giảm 22% so với năm 2013.
Đây là năm thứ hai liên tiếp, số người rời Trung Quốc sang Mỹ nhiều hơn số người từ Mỹ sang Trung Quốc, theo dữ liệu của UniGroup.
Tuy vậy, gần đây, Trung Quốc đã đón nhận một dòng lao động trẻ chảy vào nước này, trong đó có nhiều người tự mình sang Trung Quốc, và không được tính trong số liệu của UniGroup.