08:56 12/01/2017

Người Qatar tung hàng trăm tỷ USD mua tài sản khắp thế giới

Việt Dũng

Trong 12 năm qua, QIA đã tung ra 335 tỷ USD để mua hàng loạt các loại tài sản trên rất nhiều châu lục trên thế giới

<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Quỹ đầu tư chính phủ Qatar đang ráo riết tìm kiếm các doanh nghiệp có giá trị tại châu Á để đầu tư - Ảnh: BBC</span>
<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Quỹ đầu tư chính phủ Qatar đang ráo riết tìm kiếm các doanh nghiệp có giá trị tại châu Á để đầu tư - Ảnh: BBC</span>
Dân số Qatar chỉ chưa đến 2,3 triệu người, không bằng thành phố Houston của nước Mỹ thế nhưng Qatar lại sở hữu một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới. Và quỹ đầu tư này đang đẩy mạnh mua gom rất nhiều loại tài sản trên khắp thế giới, theo cập nhật từ Bloomberg.

Chỉ riêng trong 2 tháng gần đây, quỹ đầu tư nhà nước Qatar đã đầu tư nhiều tỷ USD vào công ty chăn nuôi và kinh doanh gia cầm lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, tập đoàn năng lượng Rosneft PJSC của Nga và tập đoàn khí đốt National Grid Plc của Anh.

Quỹ đầu tư của chính phủ Qatar, Qatar Investment Authority (QIA), được thành lập năm 2005 để quản lý nguồn doanh thu mà Qatar thu được từ khí đốt. Hiện Qatar đang là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới.

Từ đó đến nay, QIA đã tung ra 335 tỷ USD để mua hàng loạt các loại tài sản trên khắp thế giới. QIA hiện là quỹ đầu tư có tổng tài sản lớn thứ 14 trên thế giới, theo tính toán của Sovereign Wealth Fund Institute.

Danh mục đầu tư của QIA rất đa dạng, từ những bất động sản tại Hollywood, New York; bất động sản tại London, Anh; công ty kinh doanh hàng xa xỉ và đội bóng của Italy. Hoạt động đầu tư của QIA có phần chậm lại vào năm 2015 và 2016 khi giá dầu giảm sâu khiến nguồn thu của chính phủ Qatar sụt giảm.

Tại Qatar, QIA đầu tư 17 tỷ USD vào sân bay quốc tế Hamad. Hãng hàng không Qatar Airways hiện đang quản lý sân bay này. QIA đồng thời đồng thời là nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán Qatar, QIA hiện đang giữ vai trò cổ đông lớn nhất tại ngân hàng cho vay lớn nhất vùng Vịnh Qatar National Bank SAQ, tập đoàn viễn thông Ooredoo QSC đang có hoạt động tại 12 quốc gia. CEO của QIA, ông Abdulla Bin Mohammed Bin Saud Al Thani, giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị tại tập đoàn Ooredoo QSC.

Châu Âu là điểm đến ưa thích của dòng tiền đầu tư Qatar. QIA đầu tư hàng chục tỷ USD vào các hãng xe Đức, công ty thời trang Italy và các câu lạc bộ bóng đá khắp châu lục. Thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008, QIA rót nhiều tỷ USD vào ngân hàng Barclays, Credit Suisse Group AG.

QIA hiện cũng đang là cổ đông lớn nhất của hãng xe Đức nổi tiếng Volkswagen AG. Trong lĩnh vực thể thao, QIA thâu tóm câu lạc bộ bóng đá Paris Saint-Germain vào năm 2011. Mayhoola for Investments SPC mua thương hiệu xa xỉ Valentino Fashion Group SpA với giá 700 triệu Euro vào năm 2012. 

Đối với Mỹ và châu Á, QIA chưa có quá nhiều sự hiện diện những QIA đã và đang có rất nhiều kế hoạch táo bạo trong những năm tới. QIA mở văn phòng tại New York vào năm 2015, từ nay đến năm 2020, QIA sẽ đầu tư vào Mỹ khoảng 35 tỷ USD. 

Năm ngoái, QIA hoàn tất việc thâu tóm nhà sản xuất phim Miramax. Trong lĩnh vực bất động sản Mỹ, năm 2016, QIA là nhà đầu tư lớn thứ 4 vào các bất động sản văn phòng, chủ yếu tại New York và Los Angeles. 

QIA cũng đang ráo riết tìm kiếm các doanh nghiệp có giá trị tại châu Á để đầu tư. Vào năm 2014, các nhà quản lý quỹ QIA cho biết QIA sẽ đầu tư khoảng 20 tỷ USD vào châu Á trong 6 năm tới và đồng thời mở rộng văn phòng tại Bắc Kinh và New Delhi.

Tháng 6/2016, QIA mua lại một số bất động sản văn phòng trị giá 2,5 tỷ USD từ quỹ BlackRock. QIA đồng thời đang nắm 20% cổ phần tại công ty điện của tỷ phú Lý Gia Thành nổi tiếng tại Hồng Kông. QIA đang có kế hoạch sẽ lập quỹ đầu tư 10 tỷ USD với tập đoàn Citic của Trung Quốc và cân nhắc đầu tư 100 tỷ USD vào quỹ công nghệ sáng lập bởi tập đoàn SoftBank và một nhóm nhà đầu tư Saudi Arabia.