Nhà lãnh đạo châu Á nào công du nhiều nhất 2015?
Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Nhật Bản mỗi người đã đến thăm 23 quốc gia trong năm nay
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là hai nhà lãnh đạo châu Á có nhiều chuyến thăm nước ngoài nhất trong năm 2015 - Bloomberg cho hay.
Theo hãng tin này, ông Modi và ông Abe mỗi người đã đến thăm 23 quốc gia trong năm nay, nhiều hơn gấp đôi so với số chuyến thăm nước ngoài của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Nhà lãnh đạo châu Á đứng thứ ba về số chuyến thăm nước ngoài trong năm 2015 là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - người đi thăm 14 nước.
Cả ba nhà lãnh đạo trên đã có một năm bận rộn với những chuyến bay khắp thế giới nhằm nâng tầm vị thế của quốc gia mình trong một trật tự thế giới ngày càng trở nên đa cực.
“Ấn Độ không có chính sách đối ngoại thực sự cho tới khi ông Modi lên nắm quyền”, ông Kilbinder Dosanjh, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của công ty nghiên cứu Eurasia Group, nhận định.
Các chuyến thăm nước ngoài dày đặc của ông Modi trong năm nay một mặt nhằm mục đích tìm kiếm đầu tư, mặt khác nhằm thể hiện sức mạnh đang lên của Ấn Độ với tư cách nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á hiện nay.
Đối với ông Tập Cận Bình, năm 2015 là một năm “ngoại giao nước lớn”, tìm kiếm một trật tự thế giới mới và điều mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường gọi là kết quả “đôi bên cùng có lợi”.
Các chuyến thăm của ông Tập năm nay lúc trúng, lúc trượt mục tiêu.
Chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 của ông đã bị che mờ bởi chuyến thăm diễn ra song song tới nước này của Giáo hoàng Francis. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc sau đó đã có chuyến thăm Anh thành công rực rỡ, nơi ông được hoàng gia xứ sương mù đón tiếp bằng nghi lễ trọng thể nhất.
Mặc dù vậy, khi có mặt tại Paris, ông Tập đã bỏ lỡ một cơ hội PR quý giá khi không xuất hiện ở nhà hát Bataclan để tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công khủng bố đẫm máu hôm 13/11. Trong khi đó, cả ông Abe và ông Obama đều đã tới nhà hát này để tưởng niệm các nạn nhân.
Sau khi thăm 30 quốc gia trong năm 2014, ông Abe thăm nước ngoài ít hơn trong năm nay do phải có mặt trong nước để thúc đẩy dự luật mở rộng vai trò cho quân đội Nhật.
Nổi bật nhất trong số các chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nhật trong năm nay là chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ, nơi ông được nhận một vinh dự mà Washington đã không dành cho nhà lãnh đạo Trung Quốc, đó là phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều thời điểm trong năm nay, ông Abe đã chậm chân hơn ông Tập Cận Bình trên mặt trận ngoại giao. Tokyo chỉ đẩy mạnh vai trò nhà cung cấp tài chính cho nhu cầu hạ tầng của châu Á sau khi Bắc Kinh mời được hơn 40 quốc gia, bao gồm Anh và Đức, tham gia Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.
Tổng thống Obama, nhà lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ thăm 11 nước trong năm 2015. Ông Obama có 5 chuyến công du quốc tế trong cả năm, trong đó dài nhất là chuyến đi vào tháng trước tới Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Malaysia để dự 3 hội nghị thượng đỉnh khác nhau.
Mặc dù vây, năm nay là năm mà ông Obama bận rộn với việc tiếp các nhà lãnh đạo nước ngoài tới thăm Nhà Trắng, trong đó có ông Tập và ông Abe.
Theo hãng tin này, ông Modi và ông Abe mỗi người đã đến thăm 23 quốc gia trong năm nay, nhiều hơn gấp đôi so với số chuyến thăm nước ngoài của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Nhà lãnh đạo châu Á đứng thứ ba về số chuyến thăm nước ngoài trong năm 2015 là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - người đi thăm 14 nước.
Cả ba nhà lãnh đạo trên đã có một năm bận rộn với những chuyến bay khắp thế giới nhằm nâng tầm vị thế của quốc gia mình trong một trật tự thế giới ngày càng trở nên đa cực.
“Ấn Độ không có chính sách đối ngoại thực sự cho tới khi ông Modi lên nắm quyền”, ông Kilbinder Dosanjh, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của công ty nghiên cứu Eurasia Group, nhận định.
Các chuyến thăm nước ngoài dày đặc của ông Modi trong năm nay một mặt nhằm mục đích tìm kiếm đầu tư, mặt khác nhằm thể hiện sức mạnh đang lên của Ấn Độ với tư cách nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á hiện nay.
Đối với ông Tập Cận Bình, năm 2015 là một năm “ngoại giao nước lớn”, tìm kiếm một trật tự thế giới mới và điều mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường gọi là kết quả “đôi bên cùng có lợi”.
Các chuyến thăm của ông Tập năm nay lúc trúng, lúc trượt mục tiêu.
Chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 của ông đã bị che mờ bởi chuyến thăm diễn ra song song tới nước này của Giáo hoàng Francis. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc sau đó đã có chuyến thăm Anh thành công rực rỡ, nơi ông được hoàng gia xứ sương mù đón tiếp bằng nghi lễ trọng thể nhất.
Mặc dù vậy, khi có mặt tại Paris, ông Tập đã bỏ lỡ một cơ hội PR quý giá khi không xuất hiện ở nhà hát Bataclan để tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công khủng bố đẫm máu hôm 13/11. Trong khi đó, cả ông Abe và ông Obama đều đã tới nhà hát này để tưởng niệm các nạn nhân.
Sau khi thăm 30 quốc gia trong năm 2014, ông Abe thăm nước ngoài ít hơn trong năm nay do phải có mặt trong nước để thúc đẩy dự luật mở rộng vai trò cho quân đội Nhật.
Nổi bật nhất trong số các chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nhật trong năm nay là chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ, nơi ông được nhận một vinh dự mà Washington đã không dành cho nhà lãnh đạo Trung Quốc, đó là phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều thời điểm trong năm nay, ông Abe đã chậm chân hơn ông Tập Cận Bình trên mặt trận ngoại giao. Tokyo chỉ đẩy mạnh vai trò nhà cung cấp tài chính cho nhu cầu hạ tầng của châu Á sau khi Bắc Kinh mời được hơn 40 quốc gia, bao gồm Anh và Đức, tham gia Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.
Tổng thống Obama, nhà lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ thăm 11 nước trong năm 2015. Ông Obama có 5 chuyến công du quốc tế trong cả năm, trong đó dài nhất là chuyến đi vào tháng trước tới Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Malaysia để dự 3 hội nghị thượng đỉnh khác nhau.
Mặc dù vây, năm nay là năm mà ông Obama bận rộn với việc tiếp các nhà lãnh đạo nước ngoài tới thăm Nhà Trắng, trong đó có ông Tập và ông Abe.