Nuôi con tốn kém, người Trung Quốc ngại đẻ
“Chi phí nuôi con đắt đỏ có thể sẽ là biện pháp kiểm soát sinh sản mới ở Trung Quốc”
Tháng trước, Trung Quốc tuyên bố từ bỏ chính sách một con áp dụng suốt 36 năm qua. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng chi phí nuôi dạy con đắt đỏ khiến nhiều người nước này dè dặt khi được phép sinh thêm, theo hãng tin Bloomberg.
Liu He, 38 tuổi, là một nhà quản lý dự án trong ngành công nghệ ở Bắc Kinh. Cô và chồng kiếm được 40.000 Nhân dân tệ, tương đương 6.300 USD, mỗi tháng. Khoảng 40% khoản thu nhập này được vợ chồng Liu dành cho cô con gái 3 tuổi.
Có nhiều khoản cố định phải chi như thực phẩm, tiền gửi trẻ, vú em, bên cạnh những khoản tiết kiệm để chi trong tương lai như tiền học vẽ, học đàn piano, và cả khả năng cô bé sẽ du học Mỹ một ngày nào đó.
Chi phí đắt đỏ
Ở Mỹ, tính trung bình, mỗi cặp đôi thuộc tầng lớp trung lưu có thể chi 16% thu nhập để nuôi một đứa con cho tới năm 18 tuổi - theo một báo cáo của Chính phủ nước này năm 2014. Bởi vậy, tỷ lệ lớn thu nhập mà các cặp vợ chồng Trung Quốc phải dành cho con cái cho thấy áp lực kinh tế có thể khiến các gia đình ở nước này ngần ngại khi chính sách sinh đẻ được nới lỏng.
Bởi vậy, nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng lực lượng lao động bằng cách cho phép các cặp vợ chồng có hai con có thể không đạt hiệu quả như mong muốn.
Chính sách mới cũng nhằm mục đích kích thích tiêu dùng, nhưng thực tế tài chính của các gia đình có khả năng sẽ cản trở tỷ lệ sinh gia tăng. Có thể xem như một trường hợp tiêu biểu khi các lực lượng thị trường đẩy lùi bàn tay thép của nhà nước.
Trước kia, trẻ em trong các gia đình Trung Quốc được nuôi lớn với chi phí khiêm tốn, lớn lên trở thành lực lượng lao động đông đảo ở nước này. Giờ đây, tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc nuôi dạy con cái theo một quy trình tốn kém nhằm chuẩn bị trước cho chúng bước vào một nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt trong tương lai.
Liu nói, gia đình cô không thể đủ khả năng tài chính để sinh đứa con thứ hai.
“Chi phí nuôi con đắt đỏ có thể sẽ là biện pháp kiểm soát sinh sản mới ở Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế Dong Tao của ngân hàng Credit Suisse nhận định.
Theo ước tính của chuyên gia này, chi phí nuôi dạy cho đứa con thứ hai trong một gia đình ở Trung Quốc cho tới năm 18 tuổi trung bình vào khoảng 499.200 Nhân dân tệ, tức 27.700 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 4.400 USD, mỗi năm.
Khi chuyên gia Dong lần đầu tính chi phí này vào tháng 12/2013, thì con số - bao gồm các khoản đồ chơi, thuốc men, học phí - 416.000 Nhân dân tệ. Tính ra, chi phí này đã tăng khoảng 10% mỗi năm, chưa kể các yếu tố như học phí tăng bất ngờ.
Những năm gần đây, chính sách một con mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng từ cuối thập niên 1970 để kiểm soát nguồn lực khan hiếm đã nổi lên thành một nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế. Năm ngoái, số dân trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đã lần đầu tiên giảm trong 2 thập kỷ.
Vào ngày mà Đảng Cộng sản Trung Quốc nới chính sách một con, những loại “cổ phiếu 2 con” - cổ phiếu của các công ty sản xuất những mặt hàng như sữa công thức trẻ em, thuốc trẻ em, hay tã giấy - đã tăng vọt. Giới đầu tư tin rằng quy định mới sẽ dẫn tới sự gia tăng mạnh của số trẻ em ra đời hàng năm ở Trung Quốc.
Theo ước tính của Chính phủ Trung Quốc, khoảng 90 triệu cặp vợ chồng ở nước này đủ tiêu chuẩn sinh 2 con, và số lượng em bé sơ sinh sẽ tăng lên trong vài năm tới và đạt đỉnh ở mức 20 triệu trẻ ra đời mỗi năm.
Không có người trông con
Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã từng lạc quan thái quá.
Cuối năm 2013, Bắc Kinh cho phép các cặp vợ chồng mà một trong hai người là con một được sinh 2 con. Vào thời điểm đó, nhà chức trách ước tính mỗi năm Trung Quốc sẽ có thêm 2 triệu trẻ ra đời. Nhưng đến tháng 9 năm nay, mới chỉ có tổng cộng 1,76 triệu cặp vợ chồng nộp đơn sinh thêm con thứ 2 theo diện này.
Ngoài lý do tài chính, còn có những yếu tố khác khiến người Trung Quốc ngại sinh thêm con.
Nước này là quốc gia có tỷ lệ phụ tham gia lực lượng lao động cao nhất trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đạt mức 64% - theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Nếu không được cha mẹ giúp đỡ, các bà mẹ Trung Quốc thường không có lựa chọn nào khác ngoài nghỉ việc để ở nhà chăm con, ít nhất trong vòng vài năm.
Nhiều người phụ nữ Trung Quốc như Wang Dandan, 30 tuổi, không hề muốn điều này. “Vào lúc này tôi không muốn sinh con thứ 2, vì khoảng thời gian để phát triển sự nghiệp tốt nhất là khoảng 30-40 tuổi”, Wang - một phóng viên tạp chí có một con gái 2 tuổi ở Thượng Hải - nói.
“Nếu tôi sinh thêm, thì 2-3 năm tới tôi gần như chẳng có thu nhập gì. Tất nhiên là chúng tôi vẫn sống được, nhưng sẽ có cảm giác rơi vào khủng hoảng”, Wang nói thêm.
Hai vợ chồng Wang có khoảng 20.000 Nhân dân tệ thu nhập khả dụng mỗi tháng sau khi trả tiền vay mua nhà và mua xe. Hiện tại, gia đình này chỉ phải tiêu 10% thu nhập cho con, Wang dự kiến trong thời gian tới sẽ phải dành phần lớn nếu không muốn nói là toàn bộ khoản lương tháng 8.000 Nhân dân tệ của cô để trang trải các chi phí nuôi dạy đứa trẻ.
“Khi con bé đi mẫu giáo và phải có những khoản đầu tư giáo dục, thì nhu cầu sẽ rất là lớn”, Wang nói.
Liu He, 38 tuổi, là một nhà quản lý dự án trong ngành công nghệ ở Bắc Kinh. Cô và chồng kiếm được 40.000 Nhân dân tệ, tương đương 6.300 USD, mỗi tháng. Khoảng 40% khoản thu nhập này được vợ chồng Liu dành cho cô con gái 3 tuổi.
Có nhiều khoản cố định phải chi như thực phẩm, tiền gửi trẻ, vú em, bên cạnh những khoản tiết kiệm để chi trong tương lai như tiền học vẽ, học đàn piano, và cả khả năng cô bé sẽ du học Mỹ một ngày nào đó.
Chi phí đắt đỏ
Ở Mỹ, tính trung bình, mỗi cặp đôi thuộc tầng lớp trung lưu có thể chi 16% thu nhập để nuôi một đứa con cho tới năm 18 tuổi - theo một báo cáo của Chính phủ nước này năm 2014. Bởi vậy, tỷ lệ lớn thu nhập mà các cặp vợ chồng Trung Quốc phải dành cho con cái cho thấy áp lực kinh tế có thể khiến các gia đình ở nước này ngần ngại khi chính sách sinh đẻ được nới lỏng.
Bởi vậy, nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng lực lượng lao động bằng cách cho phép các cặp vợ chồng có hai con có thể không đạt hiệu quả như mong muốn.
Chính sách mới cũng nhằm mục đích kích thích tiêu dùng, nhưng thực tế tài chính của các gia đình có khả năng sẽ cản trở tỷ lệ sinh gia tăng. Có thể xem như một trường hợp tiêu biểu khi các lực lượng thị trường đẩy lùi bàn tay thép của nhà nước.
Trước kia, trẻ em trong các gia đình Trung Quốc được nuôi lớn với chi phí khiêm tốn, lớn lên trở thành lực lượng lao động đông đảo ở nước này. Giờ đây, tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc nuôi dạy con cái theo một quy trình tốn kém nhằm chuẩn bị trước cho chúng bước vào một nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt trong tương lai.
Liu nói, gia đình cô không thể đủ khả năng tài chính để sinh đứa con thứ hai.
“Chi phí nuôi con đắt đỏ có thể sẽ là biện pháp kiểm soát sinh sản mới ở Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế Dong Tao của ngân hàng Credit Suisse nhận định.
Theo ước tính của chuyên gia này, chi phí nuôi dạy cho đứa con thứ hai trong một gia đình ở Trung Quốc cho tới năm 18 tuổi trung bình vào khoảng 499.200 Nhân dân tệ, tức 27.700 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 4.400 USD, mỗi năm.
Khi chuyên gia Dong lần đầu tính chi phí này vào tháng 12/2013, thì con số - bao gồm các khoản đồ chơi, thuốc men, học phí - 416.000 Nhân dân tệ. Tính ra, chi phí này đã tăng khoảng 10% mỗi năm, chưa kể các yếu tố như học phí tăng bất ngờ.
Những năm gần đây, chính sách một con mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng từ cuối thập niên 1970 để kiểm soát nguồn lực khan hiếm đã nổi lên thành một nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế. Năm ngoái, số dân trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đã lần đầu tiên giảm trong 2 thập kỷ.
Vào ngày mà Đảng Cộng sản Trung Quốc nới chính sách một con, những loại “cổ phiếu 2 con” - cổ phiếu của các công ty sản xuất những mặt hàng như sữa công thức trẻ em, thuốc trẻ em, hay tã giấy - đã tăng vọt. Giới đầu tư tin rằng quy định mới sẽ dẫn tới sự gia tăng mạnh của số trẻ em ra đời hàng năm ở Trung Quốc.
Theo ước tính của Chính phủ Trung Quốc, khoảng 90 triệu cặp vợ chồng ở nước này đủ tiêu chuẩn sinh 2 con, và số lượng em bé sơ sinh sẽ tăng lên trong vài năm tới và đạt đỉnh ở mức 20 triệu trẻ ra đời mỗi năm.
Không có người trông con
Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã từng lạc quan thái quá.
Cuối năm 2013, Bắc Kinh cho phép các cặp vợ chồng mà một trong hai người là con một được sinh 2 con. Vào thời điểm đó, nhà chức trách ước tính mỗi năm Trung Quốc sẽ có thêm 2 triệu trẻ ra đời. Nhưng đến tháng 9 năm nay, mới chỉ có tổng cộng 1,76 triệu cặp vợ chồng nộp đơn sinh thêm con thứ 2 theo diện này.
Ngoài lý do tài chính, còn có những yếu tố khác khiến người Trung Quốc ngại sinh thêm con.
Nước này là quốc gia có tỷ lệ phụ tham gia lực lượng lao động cao nhất trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đạt mức 64% - theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Nếu không được cha mẹ giúp đỡ, các bà mẹ Trung Quốc thường không có lựa chọn nào khác ngoài nghỉ việc để ở nhà chăm con, ít nhất trong vòng vài năm.
Nhiều người phụ nữ Trung Quốc như Wang Dandan, 30 tuổi, không hề muốn điều này. “Vào lúc này tôi không muốn sinh con thứ 2, vì khoảng thời gian để phát triển sự nghiệp tốt nhất là khoảng 30-40 tuổi”, Wang - một phóng viên tạp chí có một con gái 2 tuổi ở Thượng Hải - nói.
“Nếu tôi sinh thêm, thì 2-3 năm tới tôi gần như chẳng có thu nhập gì. Tất nhiên là chúng tôi vẫn sống được, nhưng sẽ có cảm giác rơi vào khủng hoảng”, Wang nói thêm.
Hai vợ chồng Wang có khoảng 20.000 Nhân dân tệ thu nhập khả dụng mỗi tháng sau khi trả tiền vay mua nhà và mua xe. Hiện tại, gia đình này chỉ phải tiêu 10% thu nhập cho con, Wang dự kiến trong thời gian tới sẽ phải dành phần lớn nếu không muốn nói là toàn bộ khoản lương tháng 8.000 Nhân dân tệ của cô để trang trải các chi phí nuôi dạy đứa trẻ.
“Khi con bé đi mẫu giáo và phải có những khoản đầu tư giáo dục, thì nhu cầu sẽ rất là lớn”, Wang nói.