Sắp công bố dữ liệu khổng lồ vụ Panama Papers
Rạng sáng ngày 10/5 theo giờ Việt Nam, ICIJ sẽ công bố trên phạm vi toàn thế giới dữ liệu về 200.000 công ty bình phong
Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) chuẩn bị công bố một cơ sở dữ liệu khổng lồ về hoạt động che giấu tài sản của nhiều trong số những người giàu có và quyền lực nhất thế giới. Đây là dữ liệu từ một công ty luật trong vụ rò rỉ thông tin gây chấn động mang tên Panama Papers.
Trang web của ICIJ cho biết, vào lúc 2h chiều ngày 9/5 theo giờ Mỹ, tức rạng sáng ngày 10/5 theo giờ Việt Nam, tổ chức này sẽ công bố trên phạm vi toàn thế giới dữ liệu về 200.000 công ty và quỹ dạng bình phong (shell company) được thành lập ở 21 thiên đường thuế. Cơ sở dữ liệu này sẽ cho thấy nhiều nhân vật giàu có và quyền lực đã giấu tài sản như thế nào nhằm mục đích phải đóng ít thuế nhất có thể.
Vụ Panama Papers được ICIJ công bố hồi đầu tháng 4 vừa qua, được coi là vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất từ trước đến nay, với 11,5 triệu tài liệu bị lộ từ công ty luật có tên Mossack Fonseca.
Theo trang Business Insider, ban đầu, dữ liệu Panama Papers rơi vào tay tờ báo Đức Suddeutsche Zeitung. Sau đó, tờ báo này đã chia sẻ thông tin với ICIJ, tổ chức gồm 107 cơ quan truyền thông tại 78 quốc gia.
Vụ điều tra đã khiến một loạt quan chức và chính trị gia cấp cao mất chức, bao gồm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria và Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson. Ông Soria và ông Gunnlaugsson đã đồng loạt từ chức sau khi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân vì có tên xuất hiện trong Panama Papers.
Việc ICIJ công bố một lượng dữ liệu khổng lồ trong vụ rò rỉ này có khả năng dẫn tới những cú sốc mới trên phạm vi toàn cầu.
“Ảnh hưởng của Panama Papers là cực lớn”, ICIJ viết trong một tuyên bố gửi đi theo đường email.
“Cuộc điều tra đã dẫn tới những vụ từ chức của các nhân vật cao cấp, bao gồm Thủ tướng Iceland; dẫn tới hàng loạt vụ điều tra chính thức ở nhiều quốc gia; và gây áp lực buộc ác nhà lãnh đạo thế giới và các chính trị gia khác, chẳng hạn Thủ tướng Anh David Cameron, phải giải trình về mối liên hệ giữa họ với các công ty ở thiên đường thuế. Vụ việc làm gia tăng tính cấp bách đòi hỏi các nhà làm luật và giám sát phải lấp đầy các lỗ hổng và công bố thông tin về người sở hữu các công ty ở thiên đường thuế”, tuyên bố có đoạn viết.
Tuần này, nhân vật “bí ẩn” đứng sau vụ Panama Papers đã ra một tuyên bố dài 1.800 từ đăng trên website của ICIJ nói rằng “bình đẳng thu nhập” là động cơ phía sau việc công bố các dữ liệu nhạy cảm bị rò rỉ từ Mossack Fonseca và việc này nhằm giúp cơ quan chức năng trên toàn thế giới xử lý hoạt động rửa tiền, trốn thuế.
Về phần mình, Mossack Fonseca khẳng định họ không làm gì sai và tuyên bố chỉ là nạn nhân của một vụ tấn công.
Trang web của ICIJ cho biết, vào lúc 2h chiều ngày 9/5 theo giờ Mỹ, tức rạng sáng ngày 10/5 theo giờ Việt Nam, tổ chức này sẽ công bố trên phạm vi toàn thế giới dữ liệu về 200.000 công ty và quỹ dạng bình phong (shell company) được thành lập ở 21 thiên đường thuế. Cơ sở dữ liệu này sẽ cho thấy nhiều nhân vật giàu có và quyền lực đã giấu tài sản như thế nào nhằm mục đích phải đóng ít thuế nhất có thể.
Vụ Panama Papers được ICIJ công bố hồi đầu tháng 4 vừa qua, được coi là vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất từ trước đến nay, với 11,5 triệu tài liệu bị lộ từ công ty luật có tên Mossack Fonseca.
Theo trang Business Insider, ban đầu, dữ liệu Panama Papers rơi vào tay tờ báo Đức Suddeutsche Zeitung. Sau đó, tờ báo này đã chia sẻ thông tin với ICIJ, tổ chức gồm 107 cơ quan truyền thông tại 78 quốc gia.
Vụ điều tra đã khiến một loạt quan chức và chính trị gia cấp cao mất chức, bao gồm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria và Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson. Ông Soria và ông Gunnlaugsson đã đồng loạt từ chức sau khi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân vì có tên xuất hiện trong Panama Papers.
Việc ICIJ công bố một lượng dữ liệu khổng lồ trong vụ rò rỉ này có khả năng dẫn tới những cú sốc mới trên phạm vi toàn cầu.
“Ảnh hưởng của Panama Papers là cực lớn”, ICIJ viết trong một tuyên bố gửi đi theo đường email.
“Cuộc điều tra đã dẫn tới những vụ từ chức của các nhân vật cao cấp, bao gồm Thủ tướng Iceland; dẫn tới hàng loạt vụ điều tra chính thức ở nhiều quốc gia; và gây áp lực buộc ác nhà lãnh đạo thế giới và các chính trị gia khác, chẳng hạn Thủ tướng Anh David Cameron, phải giải trình về mối liên hệ giữa họ với các công ty ở thiên đường thuế. Vụ việc làm gia tăng tính cấp bách đòi hỏi các nhà làm luật và giám sát phải lấp đầy các lỗ hổng và công bố thông tin về người sở hữu các công ty ở thiên đường thuế”, tuyên bố có đoạn viết.
Tuần này, nhân vật “bí ẩn” đứng sau vụ Panama Papers đã ra một tuyên bố dài 1.800 từ đăng trên website của ICIJ nói rằng “bình đẳng thu nhập” là động cơ phía sau việc công bố các dữ liệu nhạy cảm bị rò rỉ từ Mossack Fonseca và việc này nhằm giúp cơ quan chức năng trên toàn thế giới xử lý hoạt động rửa tiền, trốn thuế.
Về phần mình, Mossack Fonseca khẳng định họ không làm gì sai và tuyên bố chỉ là nạn nhân của một vụ tấn công.