Số liệu GDP của Trung Quốc “đáng ngờ” như thế nào?
“Các số liệu của Trung Quốc khá êm ái, và bạn không nhận thấy điều đó ở các nền kinh tế lớn khác”
Từ lâu, nhiều nhà đầu tư có quan điểm hoài nghi đã đặt ra những câu hỏi xung quanh tính xác thực của các số liệu kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Giờ đây, khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc, thì việc giảm rất đều đặn của tốc độ tăng trưởng GDP nước này càng khiến người ta nghi ngờ.
Trong 6 quý tính đến quý 4/2015, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới lần lượt là 7,1%, 7,2%, 7%, 7%, 6,9%, và 6,8%.
Tính trung bình, tốc độ tăng GDP của Trung Quốc thay đổi 0,2 điểm phần trăm mỗi quý kể từ năm 2011, bằng chưa đầy một nửa so với mức thay đổi của 9 nền kinh tế còn lại trong nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, trong cùng khoảng thời gian, nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với giá dầu dao động từ 35-114 USD/thùng, xuất khẩu của nước này chuyển từ tăng trưởng sang suy giảm, và thị trường chứng khoán biến động mạnh hơn ở bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác.
“Các số liệu của Trung Quốc khá êm ái, và bạn không nhận thấy điều đó ở các nền kinh tế lớn khác”, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của công ty Capital Economics, ông Mark Williams, nhận định. “Nếu các số liệu đó không đáng tin cậy, thì nó sẽ ảnh hưởng đến cách mà giới đầu tư nhìn nhận các chính sách của Trung Quốc nói chung. Sự thiếu tin tưởng cũng khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc gặp nhiều khó khăn hơn trong công việc của họ”.
Rất khó để có thể “cân đong đo đếm” một nền kinh tế lớn và phức tạp như Trung Quốc, nhất là khi nền kinh tế này đang trải qua một cuộc dịch chuyển mô hình tăng trưởng mang tính lịch sử. Tuy nhiên, mức biến động rất nhỏ trong các số liệu GDP của Trung Quốc lý giải nỗi lo ngại của các nhà đầu tư về chất lượng thống kê của nước này.
Nhà đầu tư trái phiếu nổi tiếng Bill Gross từng gọi Trung Quốc là “miếng thịt bí ẩn” trong số các nền kinh tế mới nổi.
Các quan chức Trung Quốc đã cam kết xử lý việc đưa ra số liệu thống kê giả, nhưng họ có thể có động cơ để công bố mức tăng trưởng GDP cao hơn thực tế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra - ông Williams nhận định.
Ngoài ra, những khó khăn trong việc theo dõi hai lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ vốn ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể khiến các con số GDP bị bóp méo, ông Williams nói.
Đầu năm nay, sự thiếu minh bạch trong chính sách và dữ liệu của Trung Quốc đã góp phần khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh, “bốc hơi” hơn 6 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa.
Nhằm đưa ra một đánh giá chuẩn xác hơn về tăng trưởng kinhh tế Trung Quốc, các ngân hàng và công ty nghiên cứu tư nhân như Capital Economics và Lombard Street Research đã sử dung các phương pháp tính toán khác, nhưng các kết quả được đưa ra có sự khác biệt lớn.
Hồi tháng 1 năm nay, người đứng đầu Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) vào thời điểm đó đã lên tiếng bảo vệ độ tin cậy của dữ liệu GDP. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đã có tin ông này bị điều tra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Người đứng đầu NBS hiện nay - một cố vấn thân cận của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường - đã có những động thái nhằm cải thiện chất lượng thống kê. Nỗ lực này diễn ra khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh chất lượng, thay vì tốc độ, của tăng trưởng trong bối cảnh vấn đề giảm ô nhiễm môi trường và giảm nợ được đặt lên thành ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, xu hướng giảm tốc chậm chạp trong số liệu GDP của Trung Quốc có vẻ vẫn sẽ tiếp tục. Thứ Sáu tuần này Trung Quốc sẽ công bố số liệu tăng trưởng GDP quý 1, và theo dự báo của các chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát ý kiến, mức tăng sẽ là 6,7%.
Giờ đây, khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc, thì việc giảm rất đều đặn của tốc độ tăng trưởng GDP nước này càng khiến người ta nghi ngờ.
Trong 6 quý tính đến quý 4/2015, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới lần lượt là 7,1%, 7,2%, 7%, 7%, 6,9%, và 6,8%.
Tính trung bình, tốc độ tăng GDP của Trung Quốc thay đổi 0,2 điểm phần trăm mỗi quý kể từ năm 2011, bằng chưa đầy một nửa so với mức thay đổi của 9 nền kinh tế còn lại trong nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, trong cùng khoảng thời gian, nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với giá dầu dao động từ 35-114 USD/thùng, xuất khẩu của nước này chuyển từ tăng trưởng sang suy giảm, và thị trường chứng khoán biến động mạnh hơn ở bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác.
“Các số liệu của Trung Quốc khá êm ái, và bạn không nhận thấy điều đó ở các nền kinh tế lớn khác”, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của công ty Capital Economics, ông Mark Williams, nhận định. “Nếu các số liệu đó không đáng tin cậy, thì nó sẽ ảnh hưởng đến cách mà giới đầu tư nhìn nhận các chính sách của Trung Quốc nói chung. Sự thiếu tin tưởng cũng khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc gặp nhiều khó khăn hơn trong công việc của họ”.
Rất khó để có thể “cân đong đo đếm” một nền kinh tế lớn và phức tạp như Trung Quốc, nhất là khi nền kinh tế này đang trải qua một cuộc dịch chuyển mô hình tăng trưởng mang tính lịch sử. Tuy nhiên, mức biến động rất nhỏ trong các số liệu GDP của Trung Quốc lý giải nỗi lo ngại của các nhà đầu tư về chất lượng thống kê của nước này.
Nhà đầu tư trái phiếu nổi tiếng Bill Gross từng gọi Trung Quốc là “miếng thịt bí ẩn” trong số các nền kinh tế mới nổi.
Các quan chức Trung Quốc đã cam kết xử lý việc đưa ra số liệu thống kê giả, nhưng họ có thể có động cơ để công bố mức tăng trưởng GDP cao hơn thực tế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra - ông Williams nhận định.
Ngoài ra, những khó khăn trong việc theo dõi hai lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ vốn ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể khiến các con số GDP bị bóp méo, ông Williams nói.
Đầu năm nay, sự thiếu minh bạch trong chính sách và dữ liệu của Trung Quốc đã góp phần khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh, “bốc hơi” hơn 6 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa.
Nhằm đưa ra một đánh giá chuẩn xác hơn về tăng trưởng kinhh tế Trung Quốc, các ngân hàng và công ty nghiên cứu tư nhân như Capital Economics và Lombard Street Research đã sử dung các phương pháp tính toán khác, nhưng các kết quả được đưa ra có sự khác biệt lớn.
Hồi tháng 1 năm nay, người đứng đầu Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) vào thời điểm đó đã lên tiếng bảo vệ độ tin cậy của dữ liệu GDP. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đã có tin ông này bị điều tra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Người đứng đầu NBS hiện nay - một cố vấn thân cận của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường - đã có những động thái nhằm cải thiện chất lượng thống kê. Nỗ lực này diễn ra khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh chất lượng, thay vì tốc độ, của tăng trưởng trong bối cảnh vấn đề giảm ô nhiễm môi trường và giảm nợ được đặt lên thành ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, xu hướng giảm tốc chậm chạp trong số liệu GDP của Trung Quốc có vẻ vẫn sẽ tiếp tục. Thứ Sáu tuần này Trung Quốc sẽ công bố số liệu tăng trưởng GDP quý 1, và theo dự báo của các chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát ý kiến, mức tăng sẽ là 6,7%.