Tham nhũng ở Trung Quốc càng chống càng tăng
Trung Quốc tụt hạng mạnh trong báo cáo tham nhũng mà Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố
Bất chấp chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nước này vẫn tụt hạng mạnh trong báo cáo tham nhũng mà Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố.
Theo trang CNBC, báo cáo thường niên mang tên “Corruption Perception Index” của TI cho thấy, Trung Quốc là một trong những nước có mức độ tham nhũng tăng mạnh nhất thế giới trong năm nay so với năm ngoái. Nước này đã tụt hạng xuống vị trí thứ 100 trong tổng số 175 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, từ vị trí thứ 80 trong xếp hạng năm ngoái.
Trong xếp hạng này, những nước có thứ hạng càng cao thì mức độ minh bạch càng lớn, tham nhũng càng thấp.
“Chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận sự cần thiết phải tìm ra những quan chức giấu tài sản tham nhũng ở nước ngoài”, TI nhận xét trong báo cáo công bố hôm nay (3/12). “Tháng Giêng năm nay, tài liệu rò rỉ đã tiết lộ 22.000 khách hàng gửi tài sản ở nước ngoài đến từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, trong đó có nhiều quan chức cao cấp”.
TI xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ theo thứ hạng về mức độ “minh bạch” hoặc “tham nhũng” so với các quôc gia khác. Các yếu tố để xác định mức độ tham nhũng bao gồm tình trạng hối lộ, sự thiếu vắng hình phạt cho tội tham nhũng, phản ứng chậm và không đầy đủ của các cơ quan công quyền, và chính phủ thiếu minh bạch.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất trong xếp hạng năm nay có mức độ tham nhũng bị TI đánh giá là tăng mạnh hơn Trung Quốc. Các nước Angola, Malawi và Rwanda cùng có độ tham nhũng gia tăng như quốc gia đông dân nhất thế giới.
Đan Mạch là quốc gia được đánh giá là “sạch” tham nhũng nhất trong báo cáo của TI năm nay, tiếp đó là New Zealand, Phần Lan, Nauy và Thụy Điển. Afghanistan và Jordan là hai trong số những quốc gia có mức độ tham nhũng giảm nhiều nhất.
Việt Nam được 31 điểm, xếp thứ 119 trong tổng số 175 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. So với năm 2013 và 2012, điểm số của Việt Nam trong xếp hạng Corruption Perceptions Index năm nay không có sự thay đổi.
Lào được 25 điểm, xếp ở vị trí 145. Thái Lan được 38 điểm, xếp thứ 85.
Hai quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất thế giới, theo TI, là Triều Tiên và Somalia. Mức độ tham nhũng ở Nga được đánh giá là tăng nhẹ, nhưng nước này vẫn giữ nguyên vị trí 136.
“Các nước ở cuối bảng xếp hạng nên áp dụng các biện pháp chống tham nhũng triệt để vì lợi ích của người dân. Các nước ở đầu bảng cần đảm bảo là sẽ không xuất khẩu tham nhũng”, ông Jose Ugaz, Chủ tịch TI, khuyến nghị trong báo cáo. “Tham nhũng ở các nền kinh tế lớn không chỉ cản trở những quyền cơ bản của tầng lớp nghèo nhất mà còn gây ra những vấn đề về quản trị và bất ổn định”.
Theo khuyến nghị của ông Cobus de Swardt, Giám đốc điều hành TI, một cách để giảm tham nhũng là tăng số công ty đăng ký công khai.
Xếp hạng tham nhũng của TI đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố Báo cáo Hối lộ ở nước ngoài. OECD đã phân tích hơn 400 vụ đưa hối lộ và phát hiện rằng, có khoảng một nửa số vụ liên quan tới các giám đốc điều hành (CEO) hoặc quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ có 261 án phạt được áp dụng đối với các công ty và cá nhân liên quan trong các vụ đưa hối lộ này.
Theo trang CNBC, báo cáo thường niên mang tên “Corruption Perception Index” của TI cho thấy, Trung Quốc là một trong những nước có mức độ tham nhũng tăng mạnh nhất thế giới trong năm nay so với năm ngoái. Nước này đã tụt hạng xuống vị trí thứ 100 trong tổng số 175 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, từ vị trí thứ 80 trong xếp hạng năm ngoái.
Trong xếp hạng này, những nước có thứ hạng càng cao thì mức độ minh bạch càng lớn, tham nhũng càng thấp.
“Chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận sự cần thiết phải tìm ra những quan chức giấu tài sản tham nhũng ở nước ngoài”, TI nhận xét trong báo cáo công bố hôm nay (3/12). “Tháng Giêng năm nay, tài liệu rò rỉ đã tiết lộ 22.000 khách hàng gửi tài sản ở nước ngoài đến từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, trong đó có nhiều quan chức cao cấp”.
TI xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ theo thứ hạng về mức độ “minh bạch” hoặc “tham nhũng” so với các quôc gia khác. Các yếu tố để xác định mức độ tham nhũng bao gồm tình trạng hối lộ, sự thiếu vắng hình phạt cho tội tham nhũng, phản ứng chậm và không đầy đủ của các cơ quan công quyền, và chính phủ thiếu minh bạch.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất trong xếp hạng năm nay có mức độ tham nhũng bị TI đánh giá là tăng mạnh hơn Trung Quốc. Các nước Angola, Malawi và Rwanda cùng có độ tham nhũng gia tăng như quốc gia đông dân nhất thế giới.
Đan Mạch là quốc gia được đánh giá là “sạch” tham nhũng nhất trong báo cáo của TI năm nay, tiếp đó là New Zealand, Phần Lan, Nauy và Thụy Điển. Afghanistan và Jordan là hai trong số những quốc gia có mức độ tham nhũng giảm nhiều nhất.
Việt Nam được 31 điểm, xếp thứ 119 trong tổng số 175 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. So với năm 2013 và 2012, điểm số của Việt Nam trong xếp hạng Corruption Perceptions Index năm nay không có sự thay đổi.
Lào được 25 điểm, xếp ở vị trí 145. Thái Lan được 38 điểm, xếp thứ 85.
Hai quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất thế giới, theo TI, là Triều Tiên và Somalia. Mức độ tham nhũng ở Nga được đánh giá là tăng nhẹ, nhưng nước này vẫn giữ nguyên vị trí 136.
“Các nước ở cuối bảng xếp hạng nên áp dụng các biện pháp chống tham nhũng triệt để vì lợi ích của người dân. Các nước ở đầu bảng cần đảm bảo là sẽ không xuất khẩu tham nhũng”, ông Jose Ugaz, Chủ tịch TI, khuyến nghị trong báo cáo. “Tham nhũng ở các nền kinh tế lớn không chỉ cản trở những quyền cơ bản của tầng lớp nghèo nhất mà còn gây ra những vấn đề về quản trị và bất ổn định”.
Theo khuyến nghị của ông Cobus de Swardt, Giám đốc điều hành TI, một cách để giảm tham nhũng là tăng số công ty đăng ký công khai.
Xếp hạng tham nhũng của TI đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố Báo cáo Hối lộ ở nước ngoài. OECD đã phân tích hơn 400 vụ đưa hối lộ và phát hiện rằng, có khoảng một nửa số vụ liên quan tới các giám đốc điều hành (CEO) hoặc quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ có 261 án phạt được áp dụng đối với các công ty và cá nhân liên quan trong các vụ đưa hối lộ này.