Thủ tướng Trung Quốc vỗ về giới đầu tư
“Chúng tôi tin tưởng miễn là tiếp tục cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không hạ cánh cứng”
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 16/3 đã lên tiếng bảo vệ chính sách kinh tế của Bắc Kinh, cam kết sẽ không có các đợt sa thải hàng loạt hay “hạ cánh cứng” đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới cho dù Chính phủ nước này đẩy mạnh các cải cách khó.
Theo hãng tin Reuters, dù thừa nhận áp lực suy giảm tăng trưởng đang gia tăng, ông Lý Khắc Cường và các quan chức cấp cao khác tham dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc diễn ra trong tháng 3 này đã cố gắng xoa dịu tâm lý bất an của giới đầu tư trên thị trường tài chính và các đối tác thương mại lớn, nói rằng Bắc Kinh có khả năng kiểm soát sự giảm tốc của nền kinh tế.
Cải cách cơ cấu
“Chúng tôi tin tưởng miễn là tiếp tục cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không hạ cánh cứng”, ông Lý Khắc Cường phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc kỳ họp Quốc hội nước này.
“Cách hoạt động kinh tế đang bị kìm hãm bởi sự can thiệp không cần thiết của Chính phủ và chúng tôi cần tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn và giám sát nhiều hơn”, Thủ tướng Trung Quốc nói. Theo ông Lý Khắc Cường, Bắc Kinh có kế hoạch giảm tình trạng quan liêu đối với các doanh nghiệp, tìm ra các biện pháp nhằm giảm nợ của các doanh nghiệp và tăng cường các biện pháp giám sát tài chính.
Ông Lý Khắc Cường cũng trấn an các nhà đầu tư khi nói rằng cơ quan chức năng Trung Quốc có đủ công cụ chính sách để đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong một “khoảng phù hợp”.
Ông cũng nói thêm rằng “các cải cách cung cầu” của nước này, bao gồm giảm thuế, sẽ giải phóng các động lực tăng trưởng kinh tế.
“Thay vì dùng đến các biện pháp kích cầu quy mô lớn, chúng tôi đã chọn một hướng đi bền vững hơn, nhưng cũng khó khăn hơn, là theo đuổi các cải cách cơ cấu”, ông Lý Khắc Cường nói.
Trung Quốc hiện đang tiến hành một trong những chiến dịch kích cầu kinh tế mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, Bắc Kinh lo ngại việc sử dụng một gói kích thích khổng lồ như hồi 2008/2009 - kế hoạch đã để lại di sản là tình trạng nợ chồng chất và dư thừa công suất.
Tránh sa thải hàng loạt
Một số nhà phân tích đánh giá rằng Trung Quốc “tham lam” khi muốn có nhiều thứ cùng lúc: vừa tăng trưởng kinh tế, vừa không phải thực hiện những cải cách khó, vừa không sa thải hàng loạt.
“Thủ tướng Lý Khắc Cường phát tín hiệu rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện cải cách trong năm nay, bao gồm giảm tình trạng quan liêu và cải thiện phúc lợi xã hội. Nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận những thách thức mà các cải cách quan trọng có thể mang lại. Họ nói giảm dư thừa công suất và tái cơ cấu khu vực kinh tế quốc doanh kém hiệu quả là một ưu tiên của năm nay, nhưng có vẻ họ quyết tâm tránh sa thải hàng loạt”, chuyên gia kinh tế Julain Evans-Pritchard thuộc Capital Economics nhận xét.
Trên thực tế, dù Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ thúc đẩy cải cách bất chấp nền kinh tế giảm tốc, kỳ họp Quốc hội năm nay của nước này không đề cập nhiều đến vấn đề làm thế nào để sa thải hàng triệu nhân công nhằm giảm tình trạng dư thừa công suất trong các ngành công nghiệp nặng như than và thép, cũng như tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh cồng kềnh, làm ăn thua lỗ.
Trước đó, một số nguồn tin đã nói với Reuters rằng Trung Quốc dự kiến sa thải 5-6 triệu công nhân quốc doanh trong 2-3 năm tới như một nỗ lực để giảm công suất dư thừa và giảm ô nhiễm. Vào cuối tuần vừa rồi, trong lúc Quốc hội Trung Quốc đang họp, hàng ngàn công nhân ngành than tại khu vực Đông Bắc của nước này đã biểu tình phản đối tình trạng nợ lương.
Ông Lý Khắc Cường nói Chính phủ Trung Quốc sẽ cố gắng để tránh sa thải hàng loạt. Tuy nhiên, tuyên bố của các nhà hoạch định chính sách khác trong hai tuần họp Quốc hội Trung Quốc có vẻ cho thấy Bắc Kinh ban đầu sẽ tập trung vào một giải pháp chậm hơn nhưng ít nhạy cảm chính trị hơn: thuyết phục các công ty sáp nhập hoặc tái cơ cấu thay vì buộc họ phải giảm quy mô tức tốc.
Đến nay, Chính phủ Trung Quốc hầu như chưa công bố chi tiết cụ thể nào về việc giải quyết tình trạng công nhân mất việc làm.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% cho năm 2016. Năm ngoái, nền kinh tế nước này tăng trưởng 6,9%, thấp nhất 25 năm. Nhưng nhiều nhà quan sát nói rằng tốc độ tăng trưởng thực sự của kinh tế Trung Quốc thấp hơn nhiều so với con số được công bố chính thức.
Theo hãng tin Reuters, dù thừa nhận áp lực suy giảm tăng trưởng đang gia tăng, ông Lý Khắc Cường và các quan chức cấp cao khác tham dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc diễn ra trong tháng 3 này đã cố gắng xoa dịu tâm lý bất an của giới đầu tư trên thị trường tài chính và các đối tác thương mại lớn, nói rằng Bắc Kinh có khả năng kiểm soát sự giảm tốc của nền kinh tế.
Cải cách cơ cấu
“Chúng tôi tin tưởng miễn là tiếp tục cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không hạ cánh cứng”, ông Lý Khắc Cường phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc kỳ họp Quốc hội nước này.
“Cách hoạt động kinh tế đang bị kìm hãm bởi sự can thiệp không cần thiết của Chính phủ và chúng tôi cần tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn và giám sát nhiều hơn”, Thủ tướng Trung Quốc nói. Theo ông Lý Khắc Cường, Bắc Kinh có kế hoạch giảm tình trạng quan liêu đối với các doanh nghiệp, tìm ra các biện pháp nhằm giảm nợ của các doanh nghiệp và tăng cường các biện pháp giám sát tài chính.
Ông Lý Khắc Cường cũng trấn an các nhà đầu tư khi nói rằng cơ quan chức năng Trung Quốc có đủ công cụ chính sách để đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong một “khoảng phù hợp”.
Ông cũng nói thêm rằng “các cải cách cung cầu” của nước này, bao gồm giảm thuế, sẽ giải phóng các động lực tăng trưởng kinh tế.
“Thay vì dùng đến các biện pháp kích cầu quy mô lớn, chúng tôi đã chọn một hướng đi bền vững hơn, nhưng cũng khó khăn hơn, là theo đuổi các cải cách cơ cấu”, ông Lý Khắc Cường nói.
Trung Quốc hiện đang tiến hành một trong những chiến dịch kích cầu kinh tế mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, Bắc Kinh lo ngại việc sử dụng một gói kích thích khổng lồ như hồi 2008/2009 - kế hoạch đã để lại di sản là tình trạng nợ chồng chất và dư thừa công suất.
Tránh sa thải hàng loạt
Một số nhà phân tích đánh giá rằng Trung Quốc “tham lam” khi muốn có nhiều thứ cùng lúc: vừa tăng trưởng kinh tế, vừa không phải thực hiện những cải cách khó, vừa không sa thải hàng loạt.
“Thủ tướng Lý Khắc Cường phát tín hiệu rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện cải cách trong năm nay, bao gồm giảm tình trạng quan liêu và cải thiện phúc lợi xã hội. Nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận những thách thức mà các cải cách quan trọng có thể mang lại. Họ nói giảm dư thừa công suất và tái cơ cấu khu vực kinh tế quốc doanh kém hiệu quả là một ưu tiên của năm nay, nhưng có vẻ họ quyết tâm tránh sa thải hàng loạt”, chuyên gia kinh tế Julain Evans-Pritchard thuộc Capital Economics nhận xét.
Trên thực tế, dù Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ thúc đẩy cải cách bất chấp nền kinh tế giảm tốc, kỳ họp Quốc hội năm nay của nước này không đề cập nhiều đến vấn đề làm thế nào để sa thải hàng triệu nhân công nhằm giảm tình trạng dư thừa công suất trong các ngành công nghiệp nặng như than và thép, cũng như tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh cồng kềnh, làm ăn thua lỗ.
Trước đó, một số nguồn tin đã nói với Reuters rằng Trung Quốc dự kiến sa thải 5-6 triệu công nhân quốc doanh trong 2-3 năm tới như một nỗ lực để giảm công suất dư thừa và giảm ô nhiễm. Vào cuối tuần vừa rồi, trong lúc Quốc hội Trung Quốc đang họp, hàng ngàn công nhân ngành than tại khu vực Đông Bắc của nước này đã biểu tình phản đối tình trạng nợ lương.
Ông Lý Khắc Cường nói Chính phủ Trung Quốc sẽ cố gắng để tránh sa thải hàng loạt. Tuy nhiên, tuyên bố của các nhà hoạch định chính sách khác trong hai tuần họp Quốc hội Trung Quốc có vẻ cho thấy Bắc Kinh ban đầu sẽ tập trung vào một giải pháp chậm hơn nhưng ít nhạy cảm chính trị hơn: thuyết phục các công ty sáp nhập hoặc tái cơ cấu thay vì buộc họ phải giảm quy mô tức tốc.
Đến nay, Chính phủ Trung Quốc hầu như chưa công bố chi tiết cụ thể nào về việc giải quyết tình trạng công nhân mất việc làm.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% cho năm 2016. Năm ngoái, nền kinh tế nước này tăng trưởng 6,9%, thấp nhất 25 năm. Nhưng nhiều nhà quan sát nói rằng tốc độ tăng trưởng thực sự của kinh tế Trung Quốc thấp hơn nhiều so với con số được công bố chính thức.