Trump có “cơ” thành Tổng thống, doanh nghiệp Mỹ lo sợ
Điều khiến các doanh nghiệp Mỹ lo ngại nhất ở Trump là những lời đe dọa “sặc mùi” chủ nghĩa bảo hộ
Việc tỷ phú Donald Trump gần như cầm chắc khả năng trở thành người đại diện cho Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016 đang khiến cộng đồng doanh nghiệp Mỹ lo “sốt vó”, cho dù đảng này vốn là đảng thân doanh nghiệp.
Theo tờ Financial Times, các nhà vận động hành lang hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn ở Mỹ gọi các chủ trương chính sách mà Trump đưa ra trong quá trình vận động tranh cử vừa qua là “ngớ ngẩn”.
Từ trước đến nay, giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ thường dựa vào ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, đối với họ, Trump lại là một cơn “ác mộng”.
Điều khiến các doanh nghiệp Mỹ lo ngại nhất ở Trump là những lời đe dọa “sặc mùi” chủ nghĩa bảo hộ của vị tỷ phú bất động sản.
Trong chiến dịch tranh cử, Trump đã không ít lần cảnh báo sẽ phá hỏng các thỏa thuận thương mại và áp thuế quan cao ngất ngưởng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, Trump còn dọa sẽ xử lý các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài như hãng công nghệ Apple, nhà sản xuất điều hóa không khí Carrier, và hãng bánh kẹo Mondelez.
Ông Tom Donohue, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ, một tổ chức vận động hành lang hùng mạnh, hồi tháng 3 đã nhận xét về các chủ trương chính sách của Trump: “Đó là một dạng của sự ngớ ngẩn”.
Một nhà vận động hành lang khác ở Washington nói rằng chính sách thuế của Trump cũng là một vấn đề gây lo ngại. Ứng cử viên tổng thống này đã không tiếc lời chỉ trích các công ty Mỹ tìm cách “né” thuế bằng cách mở chi nhánh ở các thiên đường thuế (tax havens) nước ngoài.
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đổ lỗi cho luật thuế còn có lỗ hổng của Mỹ là nguyên nhân dẫn tới hoạt động “né” thuế của các doanh nghiệp nước này. Tuy nhiên, việc Trump chủ trương đánh vào các công ty “né” thuế bị xem là có nhiều điểm tương đồng hơn với cách tiếp cận của Đảng Dân chủ với vấn đề này.
Mặc dù vậy, không phải doanh nghiệp Mỹ nào cũng cảm thấy bất an trước việc Trump có cơ hội trở thành Tổng thống Mỹ. Nhiều doanh nghiệp tỏ ra tin tưởng ở cách thức giải quyết vấn đề đầy tính thực tế của Trump.
Ông Billy Tauzin, một cựu nghị sỹ Cộng hòa hiện đang làm công việc tư vấn doanh nghiệp, cho rằng các công ty nên xem Trump là một ứng cử viên tổng thống đáng được lựa chọn.
“Lẽ ra cử tri đã có những sự lựa chọn khác. Họ có thể chọn Rubio, Kasich, hay thậm chí là Bush”, ông Tauzin phát biểu. “Nói cách khác, ý tưởng về việc một doanh nhân thành công trở thành tổng thống có thể thú vị hơn nhiều”.
Nhấn mạnh tính thực tế của Trump, ông Tauzin nói: “Ông ấy nói ‘Tôi sẽ làm việc với quỷ sứ nếu tôi cần phải đưa công việc kinh doanh của mình tới thành công. Và tôi sẽ làm việc với quỷ sứ nếu tôi phải đưa đất nước này tới thành công. Các doanh nghiệp chấp nhận logic đó”.
Bà Juanita Duggan, Chủ tịch Liên đoàn Quốc gia Doanh nghiệp độc lập, tổ chức đại diện các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ, đã có cuộc gặp với Trump vào tháng trước ở Washington. “Ông ấy lắng nghe. Ông ấy hỏi những câu hỏi quan trọng. Ông ấy hiểu biết rõ về thực tế”, bà Duggan nói.
Tuy nhiên, đồng quan điểm với mối lo của nhiều doanh nghiệp về chính sách của Trump, bà Duggan nói thêm: “Chúng tôi mong được biết rõ thêm chi tiết. Một số điều mà ông ấy nói đến là những vấn đề rất quan trọng”.
Financial Times cho biết, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đặc biệt quan tâm tới chính sách đối với người nhập cư của Trump - một vấn đề gây tranh cãi, đồng thời cũng được cho là đem đến cho Trump sự ủng hộ lớn.
Thái độ cứng rắn của Trump đối với người nhập cư bất hợp pháp đã dập tắt cuộc tranh luận mà các doanh nghiệp lớn của Mỹ muốn khởi xướng để phục vụ cho việc cải tổ chính sách nhập cư của nước này nhằm giúp các công ty có thêm nguồn nhân công cần thiết.
Trump đã dọa trục xuất người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, và đề xuất như vậy có nguy cơ gây ra những đảo lộn trong xã hội Mỹ bởi nhiều người nhập cư trong số này đã trở thành một phần của lực lượng lao động Mỹ, chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và nhà hàng.
Theo tờ Financial Times, các nhà vận động hành lang hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn ở Mỹ gọi các chủ trương chính sách mà Trump đưa ra trong quá trình vận động tranh cử vừa qua là “ngớ ngẩn”.
Từ trước đến nay, giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ thường dựa vào ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, đối với họ, Trump lại là một cơn “ác mộng”.
Điều khiến các doanh nghiệp Mỹ lo ngại nhất ở Trump là những lời đe dọa “sặc mùi” chủ nghĩa bảo hộ của vị tỷ phú bất động sản.
Trong chiến dịch tranh cử, Trump đã không ít lần cảnh báo sẽ phá hỏng các thỏa thuận thương mại và áp thuế quan cao ngất ngưởng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, Trump còn dọa sẽ xử lý các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài như hãng công nghệ Apple, nhà sản xuất điều hóa không khí Carrier, và hãng bánh kẹo Mondelez.
Ông Tom Donohue, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ, một tổ chức vận động hành lang hùng mạnh, hồi tháng 3 đã nhận xét về các chủ trương chính sách của Trump: “Đó là một dạng của sự ngớ ngẩn”.
Một nhà vận động hành lang khác ở Washington nói rằng chính sách thuế của Trump cũng là một vấn đề gây lo ngại. Ứng cử viên tổng thống này đã không tiếc lời chỉ trích các công ty Mỹ tìm cách “né” thuế bằng cách mở chi nhánh ở các thiên đường thuế (tax havens) nước ngoài.
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đổ lỗi cho luật thuế còn có lỗ hổng của Mỹ là nguyên nhân dẫn tới hoạt động “né” thuế của các doanh nghiệp nước này. Tuy nhiên, việc Trump chủ trương đánh vào các công ty “né” thuế bị xem là có nhiều điểm tương đồng hơn với cách tiếp cận của Đảng Dân chủ với vấn đề này.
Mặc dù vậy, không phải doanh nghiệp Mỹ nào cũng cảm thấy bất an trước việc Trump có cơ hội trở thành Tổng thống Mỹ. Nhiều doanh nghiệp tỏ ra tin tưởng ở cách thức giải quyết vấn đề đầy tính thực tế của Trump.
Ông Billy Tauzin, một cựu nghị sỹ Cộng hòa hiện đang làm công việc tư vấn doanh nghiệp, cho rằng các công ty nên xem Trump là một ứng cử viên tổng thống đáng được lựa chọn.
“Lẽ ra cử tri đã có những sự lựa chọn khác. Họ có thể chọn Rubio, Kasich, hay thậm chí là Bush”, ông Tauzin phát biểu. “Nói cách khác, ý tưởng về việc một doanh nhân thành công trở thành tổng thống có thể thú vị hơn nhiều”.
Nhấn mạnh tính thực tế của Trump, ông Tauzin nói: “Ông ấy nói ‘Tôi sẽ làm việc với quỷ sứ nếu tôi cần phải đưa công việc kinh doanh của mình tới thành công. Và tôi sẽ làm việc với quỷ sứ nếu tôi phải đưa đất nước này tới thành công. Các doanh nghiệp chấp nhận logic đó”.
Bà Juanita Duggan, Chủ tịch Liên đoàn Quốc gia Doanh nghiệp độc lập, tổ chức đại diện các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ, đã có cuộc gặp với Trump vào tháng trước ở Washington. “Ông ấy lắng nghe. Ông ấy hỏi những câu hỏi quan trọng. Ông ấy hiểu biết rõ về thực tế”, bà Duggan nói.
Tuy nhiên, đồng quan điểm với mối lo của nhiều doanh nghiệp về chính sách của Trump, bà Duggan nói thêm: “Chúng tôi mong được biết rõ thêm chi tiết. Một số điều mà ông ấy nói đến là những vấn đề rất quan trọng”.
Financial Times cho biết, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đặc biệt quan tâm tới chính sách đối với người nhập cư của Trump - một vấn đề gây tranh cãi, đồng thời cũng được cho là đem đến cho Trump sự ủng hộ lớn.
Thái độ cứng rắn của Trump đối với người nhập cư bất hợp pháp đã dập tắt cuộc tranh luận mà các doanh nghiệp lớn của Mỹ muốn khởi xướng để phục vụ cho việc cải tổ chính sách nhập cư của nước này nhằm giúp các công ty có thêm nguồn nhân công cần thiết.
Trump đã dọa trục xuất người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, và đề xuất như vậy có nguy cơ gây ra những đảo lộn trong xã hội Mỹ bởi nhiều người nhập cư trong số này đã trở thành một phần của lực lượng lao động Mỹ, chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và nhà hàng.