Trung Quốc: 6 quốc gia sông Mekong “chia sẻ số phận”
Thủ tướng Trung Quốc nói nước này sẽ cân bằng lợi ích của các quốc gia thuộc thượng nguồn và hạ nguồn dòng sông
Trung Quốc có kế hoạch cung cấp vốn vay để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tại các nước dọc theo sông Mekong, hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố mới đây.
Theo đó, Trung Quốc sẽ cấp khoản vốn vay 10 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1,54 tỷ USD, và hạn ngạch tín dụng lên tới 10 tỷ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và tăng cường kết nối ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc.
Trong đó, 5 tỷ USD sẽ dành riêng cho lĩnh vực hợp tác năng lực sản xuất công nghiệp giữa Trung Quốc - quốc gia nằm ở thượng nguồn sông Mekong (có tên gọi là Lan Thương ở Trung Quốc) và 5 nước Đông Nam Á nằm ở hạ nguồn của dòng sông này.
Kế hoạch trên được ông Lý Khắc Cường công bố tại hội nghị đầu tiên của các nhà lãnh đạo từ 6 quốc gia dọc theo sông Mekong, diễn ra tại thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam (Trung Quốc) ngày 23/3, với chủ đề "Hợp tác Lan Thương-Mekong".
Tại đây, ông Lý Khắc Cường nói Trung Quốc sẽ cân bằng lợi ích của các quốc gia thuộc thượng nguồn và hạ nguồn dòng sông, hỗ trợ các nước ở hạ nguồn cải thiện đời sống của người dân, và giúp đỡ các dự án xây dựng tại các nước này.
Ông Lý cũng nói, 6 quốc gia dọc theo sông Mekong là “một cộng đồng chung, chia sẻ lợi ích và số phận”.
“Với sức mạnh về công nghiệp, trang thiết bị và sản phẩm hiệu quả về chi phí, Trung Quốc có khả năng giúp 5 nước Đông Nam Á tiến một bước tới công nghiệp hóa”, ông Lý Khắc Cường phát biểu.
Thủ tướng Trung Quốc cũng kêu gọi thúc đẩy các dự án lớn, như hợp tác đường sắt Trung Quốc-Lào và Trung Quốc-Thái Lan, xây dựng hành lang đất và nước Trung Quốc-Myanmar và các khu kinh tế ở khu vực biên giới.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đề xuất tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật, năng lượng điện, vật liệu xây dựng và viễn thông. Ông Lý nói rằng Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Quỹ Con đường tơ lụa để hậu thuẫn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.
Tại hội nghị, Trung Quốc cũng đề xuất thành lập một trung tâm hợp tác tài nguyên nước và môi trường nhằm thúc đẩy trao đổi công nghệ, nguồn nhân lực và thông tin. Sáng kiến này của Trung Quốc đã nhận được sự hoan nghênh của 5 nước Đông Nam Á tham dự hội nghị.
Thủ tướng Thái Lan Prayut nói phát triển nguồn nước bền vững là một nhân tố quan trọng cho hợp tác Lan Thương-Mekong, và nếu được thành lập, trung tâm nói trên sẽ mang lại lợi ích cho người dân.
Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố xả nước khẩn cấp từ một con đập của nước này trong thời gian từ ngày 15/3-10/4 để giúp giải quyết tình trạng hạn hán ở các quốc gia thuộc hạ nguồn sông Mekong. 5 quốc gia Đông Nam Á đã cảm ơn Trung Quốc về sự hỗ trợ này.
Theo đó, Trung Quốc sẽ cấp khoản vốn vay 10 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1,54 tỷ USD, và hạn ngạch tín dụng lên tới 10 tỷ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và tăng cường kết nối ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc.
Trong đó, 5 tỷ USD sẽ dành riêng cho lĩnh vực hợp tác năng lực sản xuất công nghiệp giữa Trung Quốc - quốc gia nằm ở thượng nguồn sông Mekong (có tên gọi là Lan Thương ở Trung Quốc) và 5 nước Đông Nam Á nằm ở hạ nguồn của dòng sông này.
Kế hoạch trên được ông Lý Khắc Cường công bố tại hội nghị đầu tiên của các nhà lãnh đạo từ 6 quốc gia dọc theo sông Mekong, diễn ra tại thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam (Trung Quốc) ngày 23/3, với chủ đề "Hợp tác Lan Thương-Mekong".
Tại đây, ông Lý Khắc Cường nói Trung Quốc sẽ cân bằng lợi ích của các quốc gia thuộc thượng nguồn và hạ nguồn dòng sông, hỗ trợ các nước ở hạ nguồn cải thiện đời sống của người dân, và giúp đỡ các dự án xây dựng tại các nước này.
Ông Lý cũng nói, 6 quốc gia dọc theo sông Mekong là “một cộng đồng chung, chia sẻ lợi ích và số phận”.
“Với sức mạnh về công nghiệp, trang thiết bị và sản phẩm hiệu quả về chi phí, Trung Quốc có khả năng giúp 5 nước Đông Nam Á tiến một bước tới công nghiệp hóa”, ông Lý Khắc Cường phát biểu.
Thủ tướng Trung Quốc cũng kêu gọi thúc đẩy các dự án lớn, như hợp tác đường sắt Trung Quốc-Lào và Trung Quốc-Thái Lan, xây dựng hành lang đất và nước Trung Quốc-Myanmar và các khu kinh tế ở khu vực biên giới.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đề xuất tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật, năng lượng điện, vật liệu xây dựng và viễn thông. Ông Lý nói rằng Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Quỹ Con đường tơ lụa để hậu thuẫn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.
Tại hội nghị, Trung Quốc cũng đề xuất thành lập một trung tâm hợp tác tài nguyên nước và môi trường nhằm thúc đẩy trao đổi công nghệ, nguồn nhân lực và thông tin. Sáng kiến này của Trung Quốc đã nhận được sự hoan nghênh của 5 nước Đông Nam Á tham dự hội nghị.
Thủ tướng Thái Lan Prayut nói phát triển nguồn nước bền vững là một nhân tố quan trọng cho hợp tác Lan Thương-Mekong, và nếu được thành lập, trung tâm nói trên sẽ mang lại lợi ích cho người dân.
Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố xả nước khẩn cấp từ một con đập của nước này trong thời gian từ ngày 15/3-10/4 để giúp giải quyết tình trạng hạn hán ở các quốc gia thuộc hạ nguồn sông Mekong. 5 quốc gia Đông Nam Á đã cảm ơn Trung Quốc về sự hỗ trợ này.