Trung Quốc cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại với Mỹ
Lời cảnh báo trên được vị quan chức Trung Quốc đưa ra trong một phiên điều trần do văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) tổ chức
Cuộc điều tra của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm vào các hoạt động về quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - một quan chức Trung Quốc cảnh báo ngày 10/10.
“Chúng tôi rất khó hiểu và vô cùng lo ngại về cuộc điều tra này”, ông Chen Zhou, quan chức thuộc Hội đồng Thương mại Quốc tế Trung Quốc, phát biểu. Bất kỳ quyết định nào của Mỹ về áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Trung Quốc đều “có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại”, ông Chen cảnh báo.
Lời cảnh báo trên được vị quan chức Trung Quốc đưa ra trong một phiên điều trần do văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) tổ chức. Phiên điều trần này là một phần trong cuộc điều tra của USTR nhằm vào các chính sách và hoạt động của Trung Quốc liên quan đến chuyển giao công nghệ, tài sản sở hữu trí tuệ và sáng tạo nhằm xác định liệu những chính sách và hành vi đó có phân biệt đối xử hay hạn chế thương mại Mỹ hay không.
Cuộc điều tra trên được tiến hành theo Điều 307, Đạo luật Thương mại 1974 của Mỹ. Rất hiếm khi được sử dụng, điều khoản này cho phép Tổng thống Mỹ có thẩm quyền rộng lớn trong việc áp thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài.
Do đích thân ông Trump yêu cầu, cuộc điều tra đã làm gia tăng căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung giữa lúc Washington đề nghị Bắc Kinh đóng một vai trò lớn hơn trong việc kiềm chế những tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Trước đây, USTR từng lập luận rằng Bắc Kinh sử dụng nhiều biện pháp nhằm buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao tài sản sở hữu trí tuệ và dính líu đến nhiều vụ đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ. Giới chức Mỹ cũng lo ngại Trung Quốc sao chép công nghệ Mỹ như một phần trong chiến lược nhằm trở thành quốc gia đi đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) và các ngành công nghiệp tiên tiến khác.
Theo các tổ chức doanh nghiệp Mỹ tham gia buổi điều trần, trong một số trường hợp, Chính phủ Trung Quốc buộc các công ty nước ngoài phải lập liên doanh với đối tác địa phương và chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc.
Ông Daniel Patrick McGahn, Giám đốc điều hành C(EO) công ty chất bán dẫn American Superconductr Corp., kêu gọi USTR dùng ảnh hưởng để thuyết phục Trung Quốc hiểu rằng doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc “nên là đối tượng của cùng quy định”.
Một số đại diện doanh nghiệp khác bày tỏ lo ngại việc trừng phạt Trung Quốc có thể gây tổn thất cho kinh tế Mỹ, đồng thời nhấn mạnh những nỗ lực nhằm khiến Trung Quốc điều chỉnh hành vi trong vấn đề sở hữu trí tuệ đến nay chưa hề mang lại hiệu quả gì.
“Nước Mỹ cần có một kế hoạch rõ ràng về việc như thế nào là thành công. Hành động phối hợp sẽ mạnh hơn hành động đơn phương”, ông Erin Ennis, Phó chủ tịch cấp cao Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, phát biểu.
Ông William Mansfield, Giám đốc sở hữu trí tuệ thuộc ABRO Industries, cho biết công ty này hợp tác thành công với cơ quan chức năng Trung Quốc trong việc bảo vệ sản phẩm của mình. “Họ là một quốc gia chủ quyền, có quyền phát triển và áp dụng các quy định và hệ thống của riêng họ, cũng như chúng ta mà thôi”, ông Mansfield nói.
“Chúng tôi rất khó hiểu và vô cùng lo ngại về cuộc điều tra này”, ông Chen Zhou, quan chức thuộc Hội đồng Thương mại Quốc tế Trung Quốc, phát biểu. Bất kỳ quyết định nào của Mỹ về áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Trung Quốc đều “có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại”, ông Chen cảnh báo.
Lời cảnh báo trên được vị quan chức Trung Quốc đưa ra trong một phiên điều trần do văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) tổ chức. Phiên điều trần này là một phần trong cuộc điều tra của USTR nhằm vào các chính sách và hoạt động của Trung Quốc liên quan đến chuyển giao công nghệ, tài sản sở hữu trí tuệ và sáng tạo nhằm xác định liệu những chính sách và hành vi đó có phân biệt đối xử hay hạn chế thương mại Mỹ hay không.
Cuộc điều tra trên được tiến hành theo Điều 307, Đạo luật Thương mại 1974 của Mỹ. Rất hiếm khi được sử dụng, điều khoản này cho phép Tổng thống Mỹ có thẩm quyền rộng lớn trong việc áp thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài.
Do đích thân ông Trump yêu cầu, cuộc điều tra đã làm gia tăng căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung giữa lúc Washington đề nghị Bắc Kinh đóng một vai trò lớn hơn trong việc kiềm chế những tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Trước đây, USTR từng lập luận rằng Bắc Kinh sử dụng nhiều biện pháp nhằm buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao tài sản sở hữu trí tuệ và dính líu đến nhiều vụ đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ. Giới chức Mỹ cũng lo ngại Trung Quốc sao chép công nghệ Mỹ như một phần trong chiến lược nhằm trở thành quốc gia đi đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) và các ngành công nghiệp tiên tiến khác.
Theo các tổ chức doanh nghiệp Mỹ tham gia buổi điều trần, trong một số trường hợp, Chính phủ Trung Quốc buộc các công ty nước ngoài phải lập liên doanh với đối tác địa phương và chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc.
Ông Daniel Patrick McGahn, Giám đốc điều hành C(EO) công ty chất bán dẫn American Superconductr Corp., kêu gọi USTR dùng ảnh hưởng để thuyết phục Trung Quốc hiểu rằng doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc “nên là đối tượng của cùng quy định”.
Một số đại diện doanh nghiệp khác bày tỏ lo ngại việc trừng phạt Trung Quốc có thể gây tổn thất cho kinh tế Mỹ, đồng thời nhấn mạnh những nỗ lực nhằm khiến Trung Quốc điều chỉnh hành vi trong vấn đề sở hữu trí tuệ đến nay chưa hề mang lại hiệu quả gì.
“Nước Mỹ cần có một kế hoạch rõ ràng về việc như thế nào là thành công. Hành động phối hợp sẽ mạnh hơn hành động đơn phương”, ông Erin Ennis, Phó chủ tịch cấp cao Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, phát biểu.
Ông William Mansfield, Giám đốc sở hữu trí tuệ thuộc ABRO Industries, cho biết công ty này hợp tác thành công với cơ quan chức năng Trung Quốc trong việc bảo vệ sản phẩm của mình. “Họ là một quốc gia chủ quyền, có quyền phát triển và áp dụng các quy định và hệ thống của riêng họ, cũng như chúng ta mà thôi”, ông Mansfield nói.