Bản đồ ngành than đến 2020: Mỗi năm cần rót thêm gần 20.000 tỷ
Nguồn vốn được thu xếp từ ngân sách, vốn ODA, tín dụng phát triển của Nhà nước
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/12, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 13 triệu tấn than, giá trị tương ứng 859 triệu USD. So với cả năm 2015, lượng than nhập khẩu đạt 6,96 triệu tấn với kim ngạch 548,5 triệu USD thì than nhập khẩu đã có sự gia tăng nhanh chóng về mặt lượng, trong khi giá bình quân lại giảm.
Đặc biệt, nếu so với kế hoạch nhập khẩu 3 triệu tấn than trong nước của Bộ Công Thương năm 2016 thì mức nhập khẩu thực tế đã gấp hơn 4 lần. Trong khi đó xuất khẩu than chỉ đạt 1,16 triệu tấn, giá trị 129 triệu USD.
Thực tế, so với việc tiêu thụ than trong nước thì nhập khẩu than ngoại về phối trộn với than nội thì giá thành hiện vẫn rẻ hơn 10-20% so với than nội.
Đặc biệt, công nghiệp phát triển dẫn tới sức tiêu thụ điện tăng. Hiện cả nước có 20 nhà máy nhiệt điện vận hành với tổng công suất là 45 triệu tấn than/năm. Năm 2020, dự kiến than cung cấp cho nhiệt điện là 64,1 triệu tấn, năm 2030 là 131,1 triệu tấn. Nhu cầu than rất lớn.
Tuy vậy, theo Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, xét đến 2030 mới được Chính phủ ban hành năm 2016 đã ghi nhận tổng trữ lượng và tài nguyên than của Việt Nam tính đến cuối nănm 2015 là 48,88 tỷ tấn bao gồm 2,26 tỷ tấn và 46,62 tỷ tấn tài nguyên, than bùn là 0,34 tỷ tấn. Trữ lượng và tài nguyên than huy động vào Quy hoạch khoảng 3,05 tỷ tấn.
Ngoài ra, quy hoạch cũng cho biết sẽ tập trung thăm dò nâng cấp tài nguyên than, tăng tiến độ các đề án thăm dò mới tại Bể than Đông Bắc, Bể than sông Hồng, các mỏ than nội địa khác và đề án thăm dò than bùn…
Để khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng than đến năm 2020 là 86,4 triệu tấn, năm 2030 lên 256 triệu tấn ngành than đang đứng trước những áp lực lớn về vốn.
Cụ thể, nhu cầu vốn đến năm 2030 ngành than cần là 96.566 tỷ đồng vốn đầu tư, bình quân là 19.313 tỷ đồng/năm. Giai đoạn 2021-2030 vốn đầu tư lên tới 172.437 tỷ đồng đầu tư để duy trì và mở rộng sản xuất, bình quân vốn đầu tư ngành than mỗi năm là 17.934 tỷ đồng.
Vốn đầu tư phát triển ngành than theo Quy hoạch chủ yếu thu xếp từ vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi. Ngoài ra, ngành than đã tính đến hình thức thuê mua tài chính, thuê khoán, đấu thầu một số hoạt động mỏ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
"Ngành than được xem xét cho vay vốn từ tín dụng phát triển của nhà nước, một phần vốn ODA, trái phiếu đầu tư phát triển ngành, vốn ngân sách", báo cáo nêu.
Để thu hút đầu tư vào ngành than, Quy hoạch đã cho phép thực hiện liên doanh với các đối tác nước ngoài để thực hiện các dự án khai thác than tại các khu vực mà ngành than còn chưa làm chủ được công nghệ.
Cũng theo quy hoạch, giai đoạn đến năm 2020, bản đồ ngành than Việt Nam sẽ xây dựng nhiều nhà máy sàng tuyển than như Vàng Danh 2 công suất khoảng 2 triệu tấn/năm, Khe Thần công suất 2,5 triệu tấn/năm, Hòn Gai công suất 5 triệu tấn/năm, Khe Chàm công suất khoảng 7 triệu tấn/năm, Lép Mỹ công suất 4 triệu tấn/năm…
Đến năm 2030, tiếp tục mở rộng sản xuất của nhà máy sàng - tuyển than Khe Thần lên 5 triệu tấn/năm.
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc sẽ chịu trách nhiệm chính trong quy hoạch, phát triển ngành than.
Đặc biệt, nếu so với kế hoạch nhập khẩu 3 triệu tấn than trong nước của Bộ Công Thương năm 2016 thì mức nhập khẩu thực tế đã gấp hơn 4 lần. Trong khi đó xuất khẩu than chỉ đạt 1,16 triệu tấn, giá trị 129 triệu USD.
Thực tế, so với việc tiêu thụ than trong nước thì nhập khẩu than ngoại về phối trộn với than nội thì giá thành hiện vẫn rẻ hơn 10-20% so với than nội.
Đặc biệt, công nghiệp phát triển dẫn tới sức tiêu thụ điện tăng. Hiện cả nước có 20 nhà máy nhiệt điện vận hành với tổng công suất là 45 triệu tấn than/năm. Năm 2020, dự kiến than cung cấp cho nhiệt điện là 64,1 triệu tấn, năm 2030 là 131,1 triệu tấn. Nhu cầu than rất lớn.
Tuy vậy, theo Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, xét đến 2030 mới được Chính phủ ban hành năm 2016 đã ghi nhận tổng trữ lượng và tài nguyên than của Việt Nam tính đến cuối nănm 2015 là 48,88 tỷ tấn bao gồm 2,26 tỷ tấn và 46,62 tỷ tấn tài nguyên, than bùn là 0,34 tỷ tấn. Trữ lượng và tài nguyên than huy động vào Quy hoạch khoảng 3,05 tỷ tấn.
Ngoài ra, quy hoạch cũng cho biết sẽ tập trung thăm dò nâng cấp tài nguyên than, tăng tiến độ các đề án thăm dò mới tại Bể than Đông Bắc, Bể than sông Hồng, các mỏ than nội địa khác và đề án thăm dò than bùn…
Để khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng than đến năm 2020 là 86,4 triệu tấn, năm 2030 lên 256 triệu tấn ngành than đang đứng trước những áp lực lớn về vốn.
Cụ thể, nhu cầu vốn đến năm 2030 ngành than cần là 96.566 tỷ đồng vốn đầu tư, bình quân là 19.313 tỷ đồng/năm. Giai đoạn 2021-2030 vốn đầu tư lên tới 172.437 tỷ đồng đầu tư để duy trì và mở rộng sản xuất, bình quân vốn đầu tư ngành than mỗi năm là 17.934 tỷ đồng.
Vốn đầu tư phát triển ngành than theo Quy hoạch chủ yếu thu xếp từ vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi. Ngoài ra, ngành than đã tính đến hình thức thuê mua tài chính, thuê khoán, đấu thầu một số hoạt động mỏ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
"Ngành than được xem xét cho vay vốn từ tín dụng phát triển của nhà nước, một phần vốn ODA, trái phiếu đầu tư phát triển ngành, vốn ngân sách", báo cáo nêu.
Để thu hút đầu tư vào ngành than, Quy hoạch đã cho phép thực hiện liên doanh với các đối tác nước ngoài để thực hiện các dự án khai thác than tại các khu vực mà ngành than còn chưa làm chủ được công nghệ.
Cũng theo quy hoạch, giai đoạn đến năm 2020, bản đồ ngành than Việt Nam sẽ xây dựng nhiều nhà máy sàng tuyển than như Vàng Danh 2 công suất khoảng 2 triệu tấn/năm, Khe Thần công suất 2,5 triệu tấn/năm, Hòn Gai công suất 5 triệu tấn/năm, Khe Chàm công suất khoảng 7 triệu tấn/năm, Lép Mỹ công suất 4 triệu tấn/năm…
Đến năm 2030, tiếp tục mở rộng sản xuất của nhà máy sàng - tuyển than Khe Thần lên 5 triệu tấn/năm.
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc sẽ chịu trách nhiệm chính trong quy hoạch, phát triển ngành than.