Bỏ quy định khiến doanh nghiệp chạy từ Nam ra Bắc để xin 1 cái tem
Việc quy định chỉ có trung tâm tại Hà Nội thử nghiệm khiến doanh nghiệp miền Trung, miền Nam tốn chi phí vận chuyển thiết bị ra Hà Nội
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành Thông tư 36 thay thế Thông tư số 07/2012 về quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng theo hướng bãi bỏ các quy định, điều khoản đang bị phàn nàn là gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Chương trình dán nhãn năng lượng dưới hình thức tự nguyện được Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương thực hiện từ năm 2006 đến năm 2011. Do là tự nguyện nên giai đoạn này có chưa đầy 10 doanh nghiệp đăng ký tham gia.
Tuy nhiên từ đầu năm 2012, chương trình áp dụng chế độ bắt buộc, số lượng doanh nghiệp đăng ký đã tăng lên nhanh chóng. Trong đó, năm 2012, có 665 mã sản phẩm được cấp giấy chứng nhận và dán nhãn. Năm 2013 con số này tăng lên 1.532 sản phẩm. Năm 2014 số lượng mã sản phẩm tăng lên 2.655.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khẩu cho rằng quy trình cấp chứng nhận và dán nhãn tại Thông tư 07 rườm rà, nhiều thủ tục, tốn kém thời gian, chi phí.
"Doanh nghiệp cho rằng, họ phải tiến hành thử nghiệm nhiều lần đối với cùng một model sản phẩm để đáp ứng yêu cầu về đăng ký chứng nhận nhãn năng lượng do quy định về chứng nhận dán nhãn năng lượng theo lô hàng hóa nhập khẩu, hiệu lực của phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng chỉ kéo dài trong 6 tháng", Bộ Công Thương cho biết.
Hiện tại, trên toàn quốc chỉ có 1 phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho động cơ điện đặt tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1) tại Hà Nội. Các doanh nghiệp tại miền Trung và miền Nam gặp khó khăn, tốn kém khi phải vận chuyển các động cơ có kích thước, khối lượng lớn tới cơ sở thử nghiệm của Quatest 1 để thực hiện thử nghiệm.
Thông tư số 07 quy định các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, kể cả sản xuất và nhập khẩu đều phải được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm độc lập để đảm bảo tính minh bạch, chính xác. Tuy nhiên, quy định này sẽ làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất và nhập khẩu.
Ngoài ra, hai điểm khác tại Thông tư 07 đã và đang bị phàn nàn là gây khó khăn cho doanh nghiệp, gồm quy định việc công nhận và chỉ định các phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng tại nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 2 phòng thử nghiệm độc lập tại Hàn Quốc và Thái Lan đăng ký và được chỉ định.
Vì vậy, các nhà sản xuất tại nước ngoài không có nhiều lựa chọn trong việc thử nghiệm sản phẩm hàng hóa tại nước ngoài đồng thời cũng không giảm tải được đáng kể cho các phòng thử nghiệm trong nước.
So với Thông tư 07 ban hành năm 2012, Thông tư số 36 ban hành tháng 12/2016, đã có nhiều điểm thay đổi đáng kể về phương thức chứng nhận cho phương tiện thiết bị, tạo thông thoáng cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng.
Theo đó, áp dụng hình thức để doanh nghiệp tự công bố mức hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng trên phương tiện thiết bị sản xuất, nhập khẩu. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm công bố và dán nhãn.
Cho phép doanh nghiệp sử dụng kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng một lần đối với mỗi model sản phẩm, áp dụng cho các tất cả các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước cũng như các lô hàng nhập khẩu có cùng model, cùng nhà sản xuất, xuất xứ và cùng đặc tính kỹ thuật.
Ngoài ra Bộ Công Thương còn miễn trừ dán nhãn năng lượng với một số loại hàng hoá, cho phép dán nhãn năng lượng điện tử, tiếp nhận hồ sơ qua internet… Cơ quan quản lý nhà nước tăng cường quản lý hậu kiểm sau khi doanh nghiệp tiến hành dán nhãn và lưu thông trên thị trường.
Trước đó, theo phản ánh của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), để được dán nhãn năng lượng và chứng nhận tiêu thụ hiệu suất năng lượng tối thiểu, các nhà sản xuất hay các công ty nhập khẩu phải có mẫu hàng hóa được kiểm tra bởi đơn vị do Bộ Công Thương chỉ định.
Việc kiểm tra có thể mất vài tuần, thậm chí vài tháng, phụ thuộc vào các sản phẩm và khối lượng công việc của những đơn vị kiểm tra.
AmCham cho rằng, hầu hết các hãng sản xuất thiết bị nổi tiếng trên toàn thế giới như Apple, Dells, Canon, Sony, HP, Samsung... đang áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về hiệu quả năng lượng. Sản phẩm của các hãng trên đều đã được kiểm tra bởi các đơn vị được thế giới công nhận, trước khi đưa ra thị trường.
Do vậy, quy định buộc các sản phẩm này phải kiểm tra lại là không cần thiết và không phù hợp, đặc biệt là trong điều kiện hạn chế về năng lực và nguồn lực của các tổ chức kiểm nghiệm tại Việt Nam.
Chương trình dán nhãn năng lượng dưới hình thức tự nguyện được Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương thực hiện từ năm 2006 đến năm 2011. Do là tự nguyện nên giai đoạn này có chưa đầy 10 doanh nghiệp đăng ký tham gia.
Tuy nhiên từ đầu năm 2012, chương trình áp dụng chế độ bắt buộc, số lượng doanh nghiệp đăng ký đã tăng lên nhanh chóng. Trong đó, năm 2012, có 665 mã sản phẩm được cấp giấy chứng nhận và dán nhãn. Năm 2013 con số này tăng lên 1.532 sản phẩm. Năm 2014 số lượng mã sản phẩm tăng lên 2.655.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khẩu cho rằng quy trình cấp chứng nhận và dán nhãn tại Thông tư 07 rườm rà, nhiều thủ tục, tốn kém thời gian, chi phí.
"Doanh nghiệp cho rằng, họ phải tiến hành thử nghiệm nhiều lần đối với cùng một model sản phẩm để đáp ứng yêu cầu về đăng ký chứng nhận nhãn năng lượng do quy định về chứng nhận dán nhãn năng lượng theo lô hàng hóa nhập khẩu, hiệu lực của phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng chỉ kéo dài trong 6 tháng", Bộ Công Thương cho biết.
Hiện tại, trên toàn quốc chỉ có 1 phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho động cơ điện đặt tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1) tại Hà Nội. Các doanh nghiệp tại miền Trung và miền Nam gặp khó khăn, tốn kém khi phải vận chuyển các động cơ có kích thước, khối lượng lớn tới cơ sở thử nghiệm của Quatest 1 để thực hiện thử nghiệm.
Thông tư số 07 quy định các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, kể cả sản xuất và nhập khẩu đều phải được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm độc lập để đảm bảo tính minh bạch, chính xác. Tuy nhiên, quy định này sẽ làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất và nhập khẩu.
Ngoài ra, hai điểm khác tại Thông tư 07 đã và đang bị phàn nàn là gây khó khăn cho doanh nghiệp, gồm quy định việc công nhận và chỉ định các phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng tại nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 2 phòng thử nghiệm độc lập tại Hàn Quốc và Thái Lan đăng ký và được chỉ định.
Vì vậy, các nhà sản xuất tại nước ngoài không có nhiều lựa chọn trong việc thử nghiệm sản phẩm hàng hóa tại nước ngoài đồng thời cũng không giảm tải được đáng kể cho các phòng thử nghiệm trong nước.
So với Thông tư 07 ban hành năm 2012, Thông tư số 36 ban hành tháng 12/2016, đã có nhiều điểm thay đổi đáng kể về phương thức chứng nhận cho phương tiện thiết bị, tạo thông thoáng cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng.
Theo đó, áp dụng hình thức để doanh nghiệp tự công bố mức hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng trên phương tiện thiết bị sản xuất, nhập khẩu. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm công bố và dán nhãn.
Cho phép doanh nghiệp sử dụng kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng một lần đối với mỗi model sản phẩm, áp dụng cho các tất cả các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước cũng như các lô hàng nhập khẩu có cùng model, cùng nhà sản xuất, xuất xứ và cùng đặc tính kỹ thuật.
Ngoài ra Bộ Công Thương còn miễn trừ dán nhãn năng lượng với một số loại hàng hoá, cho phép dán nhãn năng lượng điện tử, tiếp nhận hồ sơ qua internet… Cơ quan quản lý nhà nước tăng cường quản lý hậu kiểm sau khi doanh nghiệp tiến hành dán nhãn và lưu thông trên thị trường.
Trước đó, theo phản ánh của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), để được dán nhãn năng lượng và chứng nhận tiêu thụ hiệu suất năng lượng tối thiểu, các nhà sản xuất hay các công ty nhập khẩu phải có mẫu hàng hóa được kiểm tra bởi đơn vị do Bộ Công Thương chỉ định.
Việc kiểm tra có thể mất vài tuần, thậm chí vài tháng, phụ thuộc vào các sản phẩm và khối lượng công việc của những đơn vị kiểm tra.
AmCham cho rằng, hầu hết các hãng sản xuất thiết bị nổi tiếng trên toàn thế giới như Apple, Dells, Canon, Sony, HP, Samsung... đang áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về hiệu quả năng lượng. Sản phẩm của các hãng trên đều đã được kiểm tra bởi các đơn vị được thế giới công nhận, trước khi đưa ra thị trường.
Do vậy, quy định buộc các sản phẩm này phải kiểm tra lại là không cần thiết và không phù hợp, đặc biệt là trong điều kiện hạn chế về năng lực và nguồn lực của các tổ chức kiểm nghiệm tại Việt Nam.