“Chưa khẳng định chênh lệch 20 tỉ USD là hàng nhập lậu”
Đại diện Tổng cục Thống kê nói về sự chênh lệch lớn trong con số thống kê giao thương Việt - Trung
Có sự chênh lệch lớn trong con số thống kê hàng xuất nhập khẩu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc và Tổng cục Thống kê Việt Nam, nhưng chưa thể khẳng định số chênh lệch như về kim ngạch nhập khẩu năm 2014 là giá trị hàng nhập lậu.
Đây là thông tin từ Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê) Lê Thị Minh Thủy trong buổi trao đổi với báo giới chiều 12/6.
Theo bà Thủy, năm 2014, Việt Nam thống kê con số xuất khẩu sang Trung Quốc thấp hơn 5 tỉ USD so với Tổng cục Thống kê Trung Quốc. “Chênh lệch này chủ yếu là máy móc thiết bị, điện thoại, điện tử, linh kiện. Nguyên nhân do hàng hóa Việt Nam lắp ráp tại Việt Nam thì lại quay về nước gia công, rồi lại xuất sang Trung Quốc. Vậy là Việt Nam không phải nước xuất, nhưng tại tính cho Việt Nam vì xuất xứ hàng hóa”, bà Thủy nói.
Về ý kiến của đại biểu Quốc hội Mai Hữu Tín (Bình Dương) cho rằng đây là con số xuất lậu khoáng sản, bà Thủy cho rằng, thống kê của hai bên với nhóm hàng khoáng sản không chênh lệch hoặc nếu có cũng không đáng kể.
“Điều này cho thấy việc xuất lậu khoáng sản, quặng là khó nhưng không phải mức lớn”, bà nói.
Riêng về nhập khẩu, nhiều nhóm hàng, nhất là hàng tiêu dùng, phục vụ sản xuất như quần áo, giày dép, đại diện Tổng cục Thống kê thừa nhận có sự chênh lệch lớn.
Như, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày, phụ tùng chênh khoảng 12,5 tỉ USD; rau, quả thì chênh khoảng 1,6 tỉ USD. Lý giải về điều này, bà Thủy cho biết, khi tính kim ngạch xuất khẩu là tính theo nước cuối cùng, còn nhập khẩu theo nước xuất xứ.
“Ví dụ Trung Quốc bán hàng cho Việt Nam, một là hàng hóa Trung Quốc sản xuất, hai là mua từ nước khác chuyển sang Việt Nam. Khi vào Việt Nam, một là Việt Nam ghi nhận là nhập Trung Quốc, hai là xuất từ nước ngoài thì lại ghi nhận là của nước khác. Nưng nếu là tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu thì không ghi nhận trong con số thống kê Việt Nam mà chỉ do hải quan quản lý”, bà phân tích.
“Cũng có thể do trị giá tính hàng hóa khác nhau, vì một số trường hợp hải quan Trung Quốc và Việt Nam ghi khác nhau. Hoặc trong trường hợp gian lận thương mại, với những hàng có thuế suất cao thì sẽ khai sai giá trị thực tế, làm số liệu của hai nước không đúng. Hoặc có sự lẫn lộn trong thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, vì có những hàng hóa nước khác lại ghi nhận là dịch vụ”, bà nói.
Đáng chú ý, theo bà Thủy, toàn bộ chênh lệch về con số thống kê nhập khẩu vào Việt Nam giữa hai nước chưa thể khẳng định đó là do nhập lậu dù có sự chênh lệch khá lớn ở một số mặt hàng như dệt may, hoa quả, hàng tiêu dùng... vì không loại trừ, có những mặt hàng như hàng tiêu dùng Trung Quốc nhập từ nước khác, sau đó mặt hàng này lại xuất vào Việt Nam và Việt Nam lại tính là xuất xứ từ trước khác.
“Bên cạnh đó còn luồng hàng không thuộc phạm vi thống kê. Như về nhóm phụ tùng, thiết bị, chúng tôi cho rằng do nguyên tắc xuất xứ thì lớn hơn”, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết.
“Chúng tôi đều lưu ý đến việc xuất nhập khẩu lậu, nhưng việc nhập lậu đó lượng hóa là bao nhiêu thì chưa có con số. Theo quan điểm của chúng tôi, 20 tỉ USD không phải là nhập lậu, nhưng để lượng hóa bao nhiêu thì lại phải có các nguồn, ước tính như thế nào. Còn về khía cạnh cảnh báo thì nhất trí”, bà Thủy nói.
Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, phương pháp, số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam đã được cập nhật theo phiên bản 2010 của Liên hiệp quốc. Theo Tổng cục Thống kê, không chỉ chênh lệch với thống kê của Việt Nam mà số liệu của Trung Quốc cũng chênh lệch lớn với 5 đối tác ASEAN và các nước đang phát triển khác.
Đây là thông tin từ Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê) Lê Thị Minh Thủy trong buổi trao đổi với báo giới chiều 12/6.
Theo bà Thủy, năm 2014, Việt Nam thống kê con số xuất khẩu sang Trung Quốc thấp hơn 5 tỉ USD so với Tổng cục Thống kê Trung Quốc. “Chênh lệch này chủ yếu là máy móc thiết bị, điện thoại, điện tử, linh kiện. Nguyên nhân do hàng hóa Việt Nam lắp ráp tại Việt Nam thì lại quay về nước gia công, rồi lại xuất sang Trung Quốc. Vậy là Việt Nam không phải nước xuất, nhưng tại tính cho Việt Nam vì xuất xứ hàng hóa”, bà Thủy nói.
Về ý kiến của đại biểu Quốc hội Mai Hữu Tín (Bình Dương) cho rằng đây là con số xuất lậu khoáng sản, bà Thủy cho rằng, thống kê của hai bên với nhóm hàng khoáng sản không chênh lệch hoặc nếu có cũng không đáng kể.
“Điều này cho thấy việc xuất lậu khoáng sản, quặng là khó nhưng không phải mức lớn”, bà nói.
Riêng về nhập khẩu, nhiều nhóm hàng, nhất là hàng tiêu dùng, phục vụ sản xuất như quần áo, giày dép, đại diện Tổng cục Thống kê thừa nhận có sự chênh lệch lớn.
Như, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày, phụ tùng chênh khoảng 12,5 tỉ USD; rau, quả thì chênh khoảng 1,6 tỉ USD. Lý giải về điều này, bà Thủy cho biết, khi tính kim ngạch xuất khẩu là tính theo nước cuối cùng, còn nhập khẩu theo nước xuất xứ.
“Ví dụ Trung Quốc bán hàng cho Việt Nam, một là hàng hóa Trung Quốc sản xuất, hai là mua từ nước khác chuyển sang Việt Nam. Khi vào Việt Nam, một là Việt Nam ghi nhận là nhập Trung Quốc, hai là xuất từ nước ngoài thì lại ghi nhận là của nước khác. Nưng nếu là tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu thì không ghi nhận trong con số thống kê Việt Nam mà chỉ do hải quan quản lý”, bà phân tích.
“Cũng có thể do trị giá tính hàng hóa khác nhau, vì một số trường hợp hải quan Trung Quốc và Việt Nam ghi khác nhau. Hoặc trong trường hợp gian lận thương mại, với những hàng có thuế suất cao thì sẽ khai sai giá trị thực tế, làm số liệu của hai nước không đúng. Hoặc có sự lẫn lộn trong thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, vì có những hàng hóa nước khác lại ghi nhận là dịch vụ”, bà nói.
Đáng chú ý, theo bà Thủy, toàn bộ chênh lệch về con số thống kê nhập khẩu vào Việt Nam giữa hai nước chưa thể khẳng định đó là do nhập lậu dù có sự chênh lệch khá lớn ở một số mặt hàng như dệt may, hoa quả, hàng tiêu dùng... vì không loại trừ, có những mặt hàng như hàng tiêu dùng Trung Quốc nhập từ nước khác, sau đó mặt hàng này lại xuất vào Việt Nam và Việt Nam lại tính là xuất xứ từ trước khác.
“Bên cạnh đó còn luồng hàng không thuộc phạm vi thống kê. Như về nhóm phụ tùng, thiết bị, chúng tôi cho rằng do nguyên tắc xuất xứ thì lớn hơn”, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết.
“Chúng tôi đều lưu ý đến việc xuất nhập khẩu lậu, nhưng việc nhập lậu đó lượng hóa là bao nhiêu thì chưa có con số. Theo quan điểm của chúng tôi, 20 tỉ USD không phải là nhập lậu, nhưng để lượng hóa bao nhiêu thì lại phải có các nguồn, ước tính như thế nào. Còn về khía cạnh cảnh báo thì nhất trí”, bà Thủy nói.
Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, phương pháp, số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam đã được cập nhật theo phiên bản 2010 của Liên hiệp quốc. Theo Tổng cục Thống kê, không chỉ chênh lệch với thống kê của Việt Nam mà số liệu của Trung Quốc cũng chênh lệch lớn với 5 đối tác ASEAN và các nước đang phát triển khác.