Chuyện dưa, hành qua báo cáo Bộ Công Thương
Báo cáo về nội dung trả lời chất vấn đã được Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng gửi đến các vị đại biểu Quốc hội
Chiều 11/6 mới đăng đàn trước Quốc hội, song báo cáo về nội dung trả lời chất vấn đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng gửi đến các vị đại biểu.
Trách nhiệm và giải pháp xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm, giảm sút kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh lưu thông hàng hóa do Việt Nam sản xuất, đặc biệt là hàng nông sản, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một nội dung lớn của báo cáo.
Khó cả thị trường lẫn giá
Theo Bộ trưởng, trong 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản gặp một số khó khăn về thị trường, giá cả, khiến kim ngạch xuất khẩu chung của cả nhóm giảm 9,5% so với cùng kỳ (đạt 8,14 tỷ USD).
Lượng xuất khẩu giảm là nguyên nhân chính làm giảm kim ngạch cả nhóm, trừ thủy sản, rau quả do không thống kê lượng. Tính chung 5 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu giảm làm giảm kim ngạch xuất khẩu cả nhóm 516 triệu USD, Bộ trưởng giải thích.
Lý do tiếp theo được Bộ trưởng đề cập là trong những tháng đầu năm (thời điểm trước khi điều chỉnh tỷ giá), việc đồng đô la Mỹ lên giá so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới trong đó có những đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam như Ấn Độ (đối với tôm), Brazil (đối với cà phê),… đã tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của các nước này sang thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác.
Ngoài ra, đối với một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như EU, Nhật Bản, tỷ giá đồng Euro và đồng Yên Nhật giảm nhiều so với đồng đô la Mỹ khiến các nhà nhập khẩu của những nước này phải mua hàng với giá cao hơn, dẫn đến sự cắt giảm nhu cầu hoặc họ yêu cầu giảm giá.
Riêng với Việt Nam, tại một số thị trường, mặc dù Việt Nam vẫn duy trì được việc tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, nhưng khi quy đổi về đô la Mỹ thì mức tăng lại không tương ứng, thậm chí còn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước.
Ngoài ra, khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đó là các quốc gia tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp, yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe đối với nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...
Dưa hấu xuất khẩu đã đạt 145.000 tấn
Về một số nông sản gặp khó khăn trong tiêu thụ khi vào vụ thu hoạch thời gian qua, Bộ trưởng đề cập cụ thể đến tiêu thụ dưa hấu, hành tím và vải thiều.
Đối với mặt hàng dưa hấu, Bộ trưởng cho biết, hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng hơn 1,5 triệu tấn dưa hấu, trong đó, chủ yếu là tiêu thụ trong nước, còn xuất khẩu khoảng 20%.
Riêng vụ Đông Xuân năm nay có sản lượng khoảng 550.000 tấn, trong đó có vùng dưa Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên với sản lượng khoảng trên 100.000 tấn.
Thị trường xuất khẩu dưa hấu chủ yếu là Trung Quốc, và diễn ra trong một thời gian ngắn, nên có xảy ra ùn ứ cục bộ tại khu vực cửa khẩu do hạ tầng ở đây (cả ở phía Việt Nam và Trung Quốc) bị quá tải, Bộ trưởng giải thích.
Để xử lý tình trạng này, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương liên quan đã tập trung thực hiện các biện pháp chủ yếu là: tăng thời gian phục vụ tại cửa khẩu; mở rộng hạ tầng bến bãi; thông báo, phối hợp với các địa phương vùng sản xuất để điều tiết thời gian chuyển hàng lên cửa khẩu…, Bộ trưởng thông tin thêm.
Và, kết quả là sau gần một tháng triển khai các biện pháp nêu trên, lượng dưa hấu xuất khẩu qua của khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đã đạt khoảng 50.000 tấn. 5 tháng đầu năm đạt 145.000 tấn, chiếm 26% trong tổng số 550.000 tấn, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Hành tím ế do đâu?
Chuyển qua sản phẩm cũng được nhắc đến rất nhiều ở nghị trường là hành tím, theo Bộ trưởng, sản lượng hành tím bình quân của Việt Nam khoảng trên 100.000 tấn/năm. Trong đó, tiêu thụ trong nước 20%, xuất khẩu khoảng 80%, chủ yếu là xuất sang Indonesia.
Năm 2015, sản lượng hành tím không tăng đột biến nhưng bị dư thừa nhiều, do Indonexia đột ngột đưa ra chính sách hạn chế nhập của Việt Nam, mà theo họ, lý do là vì đã tự trồng được hành tím trong nước, báo cáo nêu lý do.
Cho biết chung chung là các bộ, ngành, địa phương đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu tới các địa phương, hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại trong cả nước, nhưng báo cáo không nêu kết quả cụ thể.
Tình hình tiêu thụ vải thiều cũng được Bộ trưởng đề cập.
Cụ thể, sản lượng dự báo cũng tương tự như hàng năm, ước đạt khoảng 200.000 tấn. Trước năm 2013 xuất khẩu khoảng 60%, tiêu thụ trong nước khoảng 40%, nhưng mùa vụ 2014 nhờ triển khai nhiều giải pháp, tỷ lệ này đã thay đổi tương ứng là 40% và 60%.
Liên quan đến giải pháp, Bộ trưởng thông tin là hiện nay các địa phương cùng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang chủ động tổ chức triển khai nhiều hoạt động kết nối cung cầu. Đồng thời làm việc với cơ quan chức năng, doanh nghiệp của hai phía tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, mở thêm các kênh xuất khẩu mới như Mỹ, Úc và mới đây xuất khẩu thử sang Pháp…
Với các biện pháp tổ chức tương đối đồng bộ này và trên cơ sở kinh nghiệm tổ chức tiêu thụ năm 2014, dự kiến tiêu thụ vải thiều năm nay sẽ đạt kết quả tích cực, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhìn nhận.
Trách nhiệm và giải pháp xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm, giảm sút kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh lưu thông hàng hóa do Việt Nam sản xuất, đặc biệt là hàng nông sản, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một nội dung lớn của báo cáo.
Khó cả thị trường lẫn giá
Theo Bộ trưởng, trong 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản gặp một số khó khăn về thị trường, giá cả, khiến kim ngạch xuất khẩu chung của cả nhóm giảm 9,5% so với cùng kỳ (đạt 8,14 tỷ USD).
Lượng xuất khẩu giảm là nguyên nhân chính làm giảm kim ngạch cả nhóm, trừ thủy sản, rau quả do không thống kê lượng. Tính chung 5 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu giảm làm giảm kim ngạch xuất khẩu cả nhóm 516 triệu USD, Bộ trưởng giải thích.
Lý do tiếp theo được Bộ trưởng đề cập là trong những tháng đầu năm (thời điểm trước khi điều chỉnh tỷ giá), việc đồng đô la Mỹ lên giá so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới trong đó có những đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam như Ấn Độ (đối với tôm), Brazil (đối với cà phê),… đã tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của các nước này sang thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác.
Ngoài ra, đối với một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như EU, Nhật Bản, tỷ giá đồng Euro và đồng Yên Nhật giảm nhiều so với đồng đô la Mỹ khiến các nhà nhập khẩu của những nước này phải mua hàng với giá cao hơn, dẫn đến sự cắt giảm nhu cầu hoặc họ yêu cầu giảm giá.
Riêng với Việt Nam, tại một số thị trường, mặc dù Việt Nam vẫn duy trì được việc tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, nhưng khi quy đổi về đô la Mỹ thì mức tăng lại không tương ứng, thậm chí còn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước.
Ngoài ra, khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đó là các quốc gia tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp, yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe đối với nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...
Dưa hấu xuất khẩu đã đạt 145.000 tấn
Về một số nông sản gặp khó khăn trong tiêu thụ khi vào vụ thu hoạch thời gian qua, Bộ trưởng đề cập cụ thể đến tiêu thụ dưa hấu, hành tím và vải thiều.
Đối với mặt hàng dưa hấu, Bộ trưởng cho biết, hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng hơn 1,5 triệu tấn dưa hấu, trong đó, chủ yếu là tiêu thụ trong nước, còn xuất khẩu khoảng 20%.
Riêng vụ Đông Xuân năm nay có sản lượng khoảng 550.000 tấn, trong đó có vùng dưa Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên với sản lượng khoảng trên 100.000 tấn.
Thị trường xuất khẩu dưa hấu chủ yếu là Trung Quốc, và diễn ra trong một thời gian ngắn, nên có xảy ra ùn ứ cục bộ tại khu vực cửa khẩu do hạ tầng ở đây (cả ở phía Việt Nam và Trung Quốc) bị quá tải, Bộ trưởng giải thích.
Để xử lý tình trạng này, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương liên quan đã tập trung thực hiện các biện pháp chủ yếu là: tăng thời gian phục vụ tại cửa khẩu; mở rộng hạ tầng bến bãi; thông báo, phối hợp với các địa phương vùng sản xuất để điều tiết thời gian chuyển hàng lên cửa khẩu…, Bộ trưởng thông tin thêm.
Và, kết quả là sau gần một tháng triển khai các biện pháp nêu trên, lượng dưa hấu xuất khẩu qua của khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đã đạt khoảng 50.000 tấn. 5 tháng đầu năm đạt 145.000 tấn, chiếm 26% trong tổng số 550.000 tấn, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Hành tím ế do đâu?
Chuyển qua sản phẩm cũng được nhắc đến rất nhiều ở nghị trường là hành tím, theo Bộ trưởng, sản lượng hành tím bình quân của Việt Nam khoảng trên 100.000 tấn/năm. Trong đó, tiêu thụ trong nước 20%, xuất khẩu khoảng 80%, chủ yếu là xuất sang Indonesia.
Năm 2015, sản lượng hành tím không tăng đột biến nhưng bị dư thừa nhiều, do Indonexia đột ngột đưa ra chính sách hạn chế nhập của Việt Nam, mà theo họ, lý do là vì đã tự trồng được hành tím trong nước, báo cáo nêu lý do.
Cho biết chung chung là các bộ, ngành, địa phương đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu tới các địa phương, hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại trong cả nước, nhưng báo cáo không nêu kết quả cụ thể.
Tình hình tiêu thụ vải thiều cũng được Bộ trưởng đề cập.
Cụ thể, sản lượng dự báo cũng tương tự như hàng năm, ước đạt khoảng 200.000 tấn. Trước năm 2013 xuất khẩu khoảng 60%, tiêu thụ trong nước khoảng 40%, nhưng mùa vụ 2014 nhờ triển khai nhiều giải pháp, tỷ lệ này đã thay đổi tương ứng là 40% và 60%.
Liên quan đến giải pháp, Bộ trưởng thông tin là hiện nay các địa phương cùng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang chủ động tổ chức triển khai nhiều hoạt động kết nối cung cầu. Đồng thời làm việc với cơ quan chức năng, doanh nghiệp của hai phía tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, mở thêm các kênh xuất khẩu mới như Mỹ, Úc và mới đây xuất khẩu thử sang Pháp…
Với các biện pháp tổ chức tương đối đồng bộ này và trên cơ sở kinh nghiệm tổ chức tiêu thụ năm 2014, dự kiến tiêu thụ vải thiều năm nay sẽ đạt kết quả tích cực, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhìn nhận.