Có thể tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng nhập khẩu
Theo Bộ Tài chính, việc áp dụng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu như hiện hành dễ bị lợi dụng
Bộ Tài chính đang muốn sửa đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu, theo hướng thu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nội địa khi nhà nhập khẩu bán ra.
Song, cách tính này vấp phải sự phản đối của nhiều doanh nghiệp vì theo cách tính mới, thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hóa này có thể tăng thêm 15% so với quy định hiện hành.
Đảm bảo công bằng
Theo quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hợp nhất: “Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng...”.
Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 và Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8/12/2011 đã quy định chi tiết về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm giá tính thuế nhập khẩu (giá CIF) cộng với thuế nhập khẩu.
Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thuế nhập khẩu sẽ được cắt giảm về 0% đối với mặt hàng ôtô, điều hòa theo các cam kết quốc tế, việc áp dụng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu như hiện hành sẽ không đảm bảo sự công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, dễ bị các nhà nhập khẩu lợi dụng để chuyển giá, gây thất thu ngân sách và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước.
Vì vậy, cơ quan này cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của nhà nhập khẩu thông qua việc thu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nội địa khi nhà nhập khẩu bán ra, để đảm bảo sự công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.
Cụ thể hơn, nhà nhập khẩu được tính trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
Theo ban soạn thảo, quy định giúp đảm bảo tính công bằng, đảm bảo thuế tiêu thụ đặc biệt không bị thu trùng ở hai khâu. Đồng thời, điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước thu hẹp chênh lệch về giá so với các doanh nghiệp nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, đặc biệt trong điều kiện thuế nhập khẩu giảm mạnh theo các cam kết quốc tế.
Bên cạnh đó, quy định về giá tính thuế đối với trường hợp bán hàng qua các công ty con hoặc bán hàng qua công ty con khác trong cùng công ty mẹ nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
Kiến nghị giữ nguyên
Không đồng tình với quan điểm của Bộ Tài chính, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho rằng, cách tính như vậy là không hợp lý với sản phẩm rượu nhập khẩu. Do đó, hiệp hội này tiếp tục có văn bản kiến nghị với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong văn bản ngày 31/8/2015.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, nếu giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu được tính trên cơ sở giá bán ra của cơ sở nhập khẩu sẽ làm tăng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu vì phải nộp thuế tại 2 khâu là khâu nhập khẩu và khâu bán hàng ra trong nước.
Theo tính toán của các doanh nghiệp nhập khẩu rượu, với cách tính thuế này sẽ làm tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 15%, như vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp sẽ là 60-65% chứ không phải 55% theo Luật số 70/2014/QH13.
Bên cạnh đó, ông Việt cho rằng, việc mức thuế cao sẽ dẫn đến hiện tượng trốn thuế, nhập lậu, hàng giả...gia tăng khó kiểm soát, làm thất thu ngân sách hàng năm. Hơn nữa, mục đích đảm bảo cạnh tranh giữa rượu bia nhập khẩu và rượu bia sản xuất trong nước cũng không hợp lý vì thực tế nhập khẩu rượu, bia không nhiều.
Theo quy định tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, thì nhà nhập khẩu rượu có thể bán hàng cho nhà phân phối, thương nhân bán buôn hoặc trực tiếp bán lẻ tại cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp nhập khẩu.
Vì vậy, sẽ có nhiều mức giá bán ra từ nhà nhập khẩu, có nghĩa là, sẽ có nhiều mức giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
“Đây sẽ là vấn đề phức tạp, khó khăn cho người nộp thuế, cũng như cơ quan thuế trong việc thực hiện kê khai, quyết toán, nộp thuế...với nhiều giấy tờ, thủ tục và như vậy sẽ đi ngược lại chủ trương cải cách thủ tục hành chính về thuế. Do đó, chúng tôi kiến nghị giữ nguyên mức giá tính thuế như hiện hành”, ông Việt nhấn mạnh.
Song, cách tính này vấp phải sự phản đối của nhiều doanh nghiệp vì theo cách tính mới, thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hóa này có thể tăng thêm 15% so với quy định hiện hành.
Đảm bảo công bằng
Theo quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hợp nhất: “Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng...”.
Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 và Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8/12/2011 đã quy định chi tiết về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm giá tính thuế nhập khẩu (giá CIF) cộng với thuế nhập khẩu.
Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thuế nhập khẩu sẽ được cắt giảm về 0% đối với mặt hàng ôtô, điều hòa theo các cam kết quốc tế, việc áp dụng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu như hiện hành sẽ không đảm bảo sự công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, dễ bị các nhà nhập khẩu lợi dụng để chuyển giá, gây thất thu ngân sách và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước.
Vì vậy, cơ quan này cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của nhà nhập khẩu thông qua việc thu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nội địa khi nhà nhập khẩu bán ra, để đảm bảo sự công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.
Cụ thể hơn, nhà nhập khẩu được tính trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
Theo ban soạn thảo, quy định giúp đảm bảo tính công bằng, đảm bảo thuế tiêu thụ đặc biệt không bị thu trùng ở hai khâu. Đồng thời, điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước thu hẹp chênh lệch về giá so với các doanh nghiệp nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, đặc biệt trong điều kiện thuế nhập khẩu giảm mạnh theo các cam kết quốc tế.
Bên cạnh đó, quy định về giá tính thuế đối với trường hợp bán hàng qua các công ty con hoặc bán hàng qua công ty con khác trong cùng công ty mẹ nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
Kiến nghị giữ nguyên
Không đồng tình với quan điểm của Bộ Tài chính, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho rằng, cách tính như vậy là không hợp lý với sản phẩm rượu nhập khẩu. Do đó, hiệp hội này tiếp tục có văn bản kiến nghị với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong văn bản ngày 31/8/2015.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, nếu giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu được tính trên cơ sở giá bán ra của cơ sở nhập khẩu sẽ làm tăng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu vì phải nộp thuế tại 2 khâu là khâu nhập khẩu và khâu bán hàng ra trong nước.
Theo tính toán của các doanh nghiệp nhập khẩu rượu, với cách tính thuế này sẽ làm tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 15%, như vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp sẽ là 60-65% chứ không phải 55% theo Luật số 70/2014/QH13.
Bên cạnh đó, ông Việt cho rằng, việc mức thuế cao sẽ dẫn đến hiện tượng trốn thuế, nhập lậu, hàng giả...gia tăng khó kiểm soát, làm thất thu ngân sách hàng năm. Hơn nữa, mục đích đảm bảo cạnh tranh giữa rượu bia nhập khẩu và rượu bia sản xuất trong nước cũng không hợp lý vì thực tế nhập khẩu rượu, bia không nhiều.
Theo quy định tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, thì nhà nhập khẩu rượu có thể bán hàng cho nhà phân phối, thương nhân bán buôn hoặc trực tiếp bán lẻ tại cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp nhập khẩu.
Vì vậy, sẽ có nhiều mức giá bán ra từ nhà nhập khẩu, có nghĩa là, sẽ có nhiều mức giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
“Đây sẽ là vấn đề phức tạp, khó khăn cho người nộp thuế, cũng như cơ quan thuế trong việc thực hiện kê khai, quyết toán, nộp thuế...với nhiều giấy tờ, thủ tục và như vậy sẽ đi ngược lại chủ trương cải cách thủ tục hành chính về thuế. Do đó, chúng tôi kiến nghị giữ nguyên mức giá tính thuế như hiện hành”, ông Việt nhấn mạnh.