Giao thương với Trung Quốc: “Áo giáp đang rách”
Dù mở hay hội nhập đến mức nào, vẫn cần có một áo giáp bảo vệ hiệu quả và vững chắc
Trong giao dịch thương mại với Trung Quốc, áo giáp bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam đang rách, càng lúc càng rách nhiều, đại biểu - doanh nhân Mai Hữu Tín phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, sáng 8/6.
Không đề cập từ tình hình biển Đông đến tai nạn giao thông như nhiều ý kiến khác, đại biểu Mai Hữu Tín chỉ chọn một vấn đề Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc để thể hiện góc nhìn riêng.
2012 đến 2014 chưa từng xuất siêu
Dẫn khá nhiều số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng tăng, đại biểu Tín nhìn nhận, việc mất cân đối rất lớn trong giao dịch thương mại với Trung Quốc là việc chúng ta đã nói nhiều, bàn nhiều, nhưng chưa có một giải pháp hữu hiệu thật sự.
Nhưng vấn đề ông muốn đề cập lớn hơ là phát sinh từ chênh lệch về số liệu xuất nhập khẩu theo công bố của tổng cục thống kê 2 nước, mà theo ông Tín khái quát, các số liệu này luôn chênh lệch từ trước tới nay, theo khuynh hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam.
Cụ thể hơn, đại biểu Tín phân tích, chỉ lấy riêng số liệu năm 2014 theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc thì Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 19,9 tỷ USD, cao hơn trên 30% so với con số công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Trung Quốc lại xuất khẩu vào Việt Nam 63,7 tỷ USD, cao hơn đến 45% so với con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Có nghĩa là năm 2014 thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 43,8 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với con số 28,9 tỷ USD mà chúng ta công bố, một khoảng chênh lệch gần 15 tỷ USD. Và cũng có nghĩa là nhập khẩu từ Trung Quốc đã chiếm tới gần 38% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chứ không chỉ là 30% theo con số công bố của Việt Nam, ông Tín nói.
Cho rằng việc khác biệt về số liệu xuất nhập khẩu của cơ quan thống kê các nước là việc bình thường, song vị đại biểu - doanh nhân đến từ Bình Dương cũng chỉ ra khá nhiều điều bất bình thường.
Chẳng hạn, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam thì chi phí vận chuyển và bảo hiểm chiếm khoảng 6,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Theo đại biểu Tín, với hai nước láng giềng có chung biên giới rất dài như Việt Nam và Trung Quốc thì chi phí vận chuyển và bảo hiểm thực tế không thể lớn hơn tỉ lệ 6,6% này được.
Do vậy nếu Việt Nam ghi nhận 14,9 tỷ USD xuất khẩu cho Trung Quốc cho năm 2014 thì con số mà Trung Quốc ghi nhận nên vào khoảng 15,9 tỷ USD. Thế nhưng con số Trung Quốc ghi nhận lại là 19,9 tỷ USD, cao hơn khoảng 4 tỷ USD, ông Tín phân tích.
Và theo vị doanh nhân này thì giữa hai nước còn có hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở biên giới không được ghi nhận đầy đủ và chắc chắn là chiếm một phần trong khác biệt 4 tỷ USD này.
Phần còn lại là gì? Chỉ có thể giải thích là phần lớn con số này đến từ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu lậu sang Trung Quốc. Tại sao lại có xuất khẩu lậu trong khi chúng ta hết sức khuyến khích xuất khẩu, hầu hết mặt hàng xuất khẩu chịu thuế suất xuất khẩu bằng 0 và nhà xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăng? Lời giải thích hợp lý kế tiếp chỉ có thể là đó là các mặt hàng mà Việt Nam cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu phải chịu thuế. Đó là những mặt hàng nào: Theo tôi đó là tài nguyên khoáng sản của Việt Nam, ông Tín lập luận.
Về nhập khẩu, ông Tín nhấn mạnh là chỉ riêng năm 2014 hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam. Tức là không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của Việt Nam, và tha hồ tung hoành, cạnh tranh không công bằng với hàng hóa từ các nguồn khác, nhất là với hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất tại Việt Nam.
“Như vậy nếu sử dụng số liệu xuất nhập khẩu chỉ riêng với Trung Quốc, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, để tính lại cán cân thương mại của Việt Nam với các nước, thì chúng ta chưa từng xuất siêu trong các năm từ 2012 đến 2014 như chúng ta đã công bố, mà chúng ta vẫn tiếp tục nhập siêu trong hơn 20 năm qua, với con số nhập siêu riêng cho năm 2014 lên đến khoảng 13 tỷ USD”, ông Tín nói.
Áo giáp đang rách
Thực tế đang lo ngại nữa, theo đại biểu Tín là con số nhập siêu không chính thức vẫn tiếp tục tăng rất nhanh trong những tháng đầu năm 2015. Ngoài việc gây những khó khăn, thiệt hại to lớn cho kinh tế Việt Nam thì số lượng hàng nhập lậu khổng lồ này chắc chắn cũng gây áp lực lớn lên tỷ giá đồng tiền Việt Nam mà Việt Nam đang hết sức cố gắng giữ ổn định.
Doanh nhân Mai Hữu Tín cũng nói thêm rằng không chỉ với Trung Quốc mà giữa Việt Nam và các nước khác, điển hình là Thái Lan, cũng có chênh lệch lớn trong việc ghi nhận số liệu xuất nhập khẩu, với phần thiệt thòi thuộc về Việt Nam.
“Thâm hụt thương mại thật sự, và đi kèm theo đó là giá trị hàng lậu nhập khẩu vào Việt Nam, lớn hơn rất nhiều so với con số mà chúng ta đang sử dụng để tính toán các chính sách của chúng ta. Việc chúng ta dựa vào số liệu chính thức của chúng ta để cho rằng cơ cấu hàng hóa nhập khẩu thay đổi theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng của nhóm mặt hàng cần kiểm soát và cần hạn chế nhập khẩu, theo tôi, là không chính xác”, ông Tín nêu chính kiến.
“Tôi không cho rằng chúng ta có thể tin tưởng tuyệt đối vào số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Nhưng rõ ràng là ở mặt nào đó họ đã tính giùm chúng ta giá trị của phần kinh tế ngầm với họ”, ông Tín phát biểu.
Và theo ông thì không thể không tính đến giá trị của phần ngầm này khi thiết kế các chính sách của Việt Nam.
Bởi một nền kinh tế quốc gia, dù mở hay hội nhập đến mức nào, vẫn cần có một áo giáp bảo vệ hiệu quả và vững chắc, bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa mọi doanh nghiệp và bảo vệ được người tiêu dùng của quốc gia đó.
Nhưng có vẻ như với Việt Nam, chiếc áo giáp này đang rách, nếu không nói là rách càng lúc càng nhiều, trong giao dịch thương mại với Trung Quốc.
Không đề cập từ tình hình biển Đông đến tai nạn giao thông như nhiều ý kiến khác, đại biểu Mai Hữu Tín chỉ chọn một vấn đề Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc để thể hiện góc nhìn riêng.
2012 đến 2014 chưa từng xuất siêu
Dẫn khá nhiều số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng tăng, đại biểu Tín nhìn nhận, việc mất cân đối rất lớn trong giao dịch thương mại với Trung Quốc là việc chúng ta đã nói nhiều, bàn nhiều, nhưng chưa có một giải pháp hữu hiệu thật sự.
Nhưng vấn đề ông muốn đề cập lớn hơ là phát sinh từ chênh lệch về số liệu xuất nhập khẩu theo công bố của tổng cục thống kê 2 nước, mà theo ông Tín khái quát, các số liệu này luôn chênh lệch từ trước tới nay, theo khuynh hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam.
Cụ thể hơn, đại biểu Tín phân tích, chỉ lấy riêng số liệu năm 2014 theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc thì Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 19,9 tỷ USD, cao hơn trên 30% so với con số công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Trung Quốc lại xuất khẩu vào Việt Nam 63,7 tỷ USD, cao hơn đến 45% so với con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Có nghĩa là năm 2014 thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 43,8 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với con số 28,9 tỷ USD mà chúng ta công bố, một khoảng chênh lệch gần 15 tỷ USD. Và cũng có nghĩa là nhập khẩu từ Trung Quốc đã chiếm tới gần 38% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chứ không chỉ là 30% theo con số công bố của Việt Nam, ông Tín nói.
Cho rằng việc khác biệt về số liệu xuất nhập khẩu của cơ quan thống kê các nước là việc bình thường, song vị đại biểu - doanh nhân đến từ Bình Dương cũng chỉ ra khá nhiều điều bất bình thường.
Chẳng hạn, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam thì chi phí vận chuyển và bảo hiểm chiếm khoảng 6,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Theo đại biểu Tín, với hai nước láng giềng có chung biên giới rất dài như Việt Nam và Trung Quốc thì chi phí vận chuyển và bảo hiểm thực tế không thể lớn hơn tỉ lệ 6,6% này được.
Do vậy nếu Việt Nam ghi nhận 14,9 tỷ USD xuất khẩu cho Trung Quốc cho năm 2014 thì con số mà Trung Quốc ghi nhận nên vào khoảng 15,9 tỷ USD. Thế nhưng con số Trung Quốc ghi nhận lại là 19,9 tỷ USD, cao hơn khoảng 4 tỷ USD, ông Tín phân tích.
Và theo vị doanh nhân này thì giữa hai nước còn có hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở biên giới không được ghi nhận đầy đủ và chắc chắn là chiếm một phần trong khác biệt 4 tỷ USD này.
Phần còn lại là gì? Chỉ có thể giải thích là phần lớn con số này đến từ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu lậu sang Trung Quốc. Tại sao lại có xuất khẩu lậu trong khi chúng ta hết sức khuyến khích xuất khẩu, hầu hết mặt hàng xuất khẩu chịu thuế suất xuất khẩu bằng 0 và nhà xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăng? Lời giải thích hợp lý kế tiếp chỉ có thể là đó là các mặt hàng mà Việt Nam cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu phải chịu thuế. Đó là những mặt hàng nào: Theo tôi đó là tài nguyên khoáng sản của Việt Nam, ông Tín lập luận.
Về nhập khẩu, ông Tín nhấn mạnh là chỉ riêng năm 2014 hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam. Tức là không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của Việt Nam, và tha hồ tung hoành, cạnh tranh không công bằng với hàng hóa từ các nguồn khác, nhất là với hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất tại Việt Nam.
“Như vậy nếu sử dụng số liệu xuất nhập khẩu chỉ riêng với Trung Quốc, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, để tính lại cán cân thương mại của Việt Nam với các nước, thì chúng ta chưa từng xuất siêu trong các năm từ 2012 đến 2014 như chúng ta đã công bố, mà chúng ta vẫn tiếp tục nhập siêu trong hơn 20 năm qua, với con số nhập siêu riêng cho năm 2014 lên đến khoảng 13 tỷ USD”, ông Tín nói.
Áo giáp đang rách
Thực tế đang lo ngại nữa, theo đại biểu Tín là con số nhập siêu không chính thức vẫn tiếp tục tăng rất nhanh trong những tháng đầu năm 2015. Ngoài việc gây những khó khăn, thiệt hại to lớn cho kinh tế Việt Nam thì số lượng hàng nhập lậu khổng lồ này chắc chắn cũng gây áp lực lớn lên tỷ giá đồng tiền Việt Nam mà Việt Nam đang hết sức cố gắng giữ ổn định.
Doanh nhân Mai Hữu Tín cũng nói thêm rằng không chỉ với Trung Quốc mà giữa Việt Nam và các nước khác, điển hình là Thái Lan, cũng có chênh lệch lớn trong việc ghi nhận số liệu xuất nhập khẩu, với phần thiệt thòi thuộc về Việt Nam.
“Thâm hụt thương mại thật sự, và đi kèm theo đó là giá trị hàng lậu nhập khẩu vào Việt Nam, lớn hơn rất nhiều so với con số mà chúng ta đang sử dụng để tính toán các chính sách của chúng ta. Việc chúng ta dựa vào số liệu chính thức của chúng ta để cho rằng cơ cấu hàng hóa nhập khẩu thay đổi theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng của nhóm mặt hàng cần kiểm soát và cần hạn chế nhập khẩu, theo tôi, là không chính xác”, ông Tín nêu chính kiến.
“Tôi không cho rằng chúng ta có thể tin tưởng tuyệt đối vào số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Nhưng rõ ràng là ở mặt nào đó họ đã tính giùm chúng ta giá trị của phần kinh tế ngầm với họ”, ông Tín phát biểu.
Và theo ông thì không thể không tính đến giá trị của phần ngầm này khi thiết kế các chính sách của Việt Nam.
Bởi một nền kinh tế quốc gia, dù mở hay hội nhập đến mức nào, vẫn cần có một áo giáp bảo vệ hiệu quả và vững chắc, bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa mọi doanh nghiệp và bảo vệ được người tiêu dùng của quốc gia đó.
Nhưng có vẻ như với Việt Nam, chiếc áo giáp này đang rách, nếu không nói là rách càng lúc càng nhiều, trong giao dịch thương mại với Trung Quốc.