Kiến nghị Thủ tướng cho nhập đường thô để tiết kiệm ngoại tệ
VSSA kiến nghị Thủ tướng cho nhập khẩu đường thô thay vì đường tinh luyện vì sẽ giúp tiết kiệm ngoại tệ
Hiệp hội Mía - Đường Việt Nam (VSSA) vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm cơ chế đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2016.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 85.000 tấn đường năm 2016.
Kết quả, có 3 thương nhân trúng đấu giá với số lượng nhập khẩu 40.000 tấn đường thô với giá bình quân 1.539.010 đồng/tấn và có 8 thương nhân trúng đấu giá nhập khẩu 45.000 tấn đường tinh luyện với giá bình quân 1.695.556 đồng/tấn.
VSSA cho biết, kết quả đấu giá được dư luận đánh giá cao về tính minh bạch, công khai trong việc quản lý hạn ngạch nhập khẩu đường.
Theo kế hoạch sản xuất mía đường niên vụ 2016 -2017, VSSA kiến nghị trình Thủ tướng cơ chế điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2017.
Cụ thể, VSSA đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương ban hành cơ chế chính thức và thực hiện đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường.
Tổ chức đấu giá quyền sử dụng năm 2017 trong quý 1/2017 để các bộ, ngành có liên quan thuận lợi điều hành cung cầu và các thương nhân chủ động kế hoạch nhập khẩu và sản xuất của các đơn vị.
Đặc biệt, VSSA đề nghị đường nhập khẩu theo hạn ngạch 100% là đường thô. Nguyên nhân được hiệp hội này cho là, hiện nay, cả nước có 40 nhà máy đường công suất thiết kế 155.000 tấn mía/ngày, trong đó khoảng 50% công suất thiết kế của các nhà máy đường là sản xuất đường tinh luyện (có 11 nhà máy sản xuất đường luyện từ mía và 1 nhà máy đường luyện từ đường thô).
Trong những năm qua, một số nhà máy đường trong tổng số 12 nhà máy ngoài sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước (từ mía, đường thô) vẫn đang nhập khẩu nguyên liệu đường thô để tinh luyện, để tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động và doanh thu nhà máy.
Đây cũng là phương thức mà nhiều nước trên thế giới có khả năng luyện đường đã nhập đường thô về tinh luyện để cung cấp trong nước thay vì nhập đường tinh luyện.
Việc nhập đường thô được VSSA đánh giá góp phần tiết kiệm ngoại tệ, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, năm 2016, thí điểm đấu giá hạn ngạch đã thu về cho nhân sách 138 tỷ đồng nhưng nếu số lượng đường trắng nhập khẩu (45.000 tấn) chuyển sang là nhập khẩu đường thô thì sẽ tiết kiệm được khoảng 4,5 - 5,4 triệu USD (100 - 120 USD/tấn do chênh lệch giá nhập khẩu đường thô và đường tinh luyện).
Trong khi chênh lệch đấu giá nhập khẩu giữa đường thô và đường trắng chênh nhau không nhiều (khoảng 156.000 đồng/tấn). Mặt khác, Nhà nước còn thu được thuế từ các nhà máy đường nhập khẩu đường thô về tinh luyện. Lượng đường sản xuất cả nước đảm bảo cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo kế hoạch sản xuất mía đường niên vụ 2016 -2017, lượng đường sản xuất cả nước khoảng 1.500.000 tấn, cộng với lượng tồn kho niên vụ 2015-2016 chuyển sang khoảng 200.000 tấn cùng với lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch, đường từ Lào nhập khẩu theo Hiệp định thương mại với Lào.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 85.000 tấn đường năm 2016.
Kết quả, có 3 thương nhân trúng đấu giá với số lượng nhập khẩu 40.000 tấn đường thô với giá bình quân 1.539.010 đồng/tấn và có 8 thương nhân trúng đấu giá nhập khẩu 45.000 tấn đường tinh luyện với giá bình quân 1.695.556 đồng/tấn.
VSSA cho biết, kết quả đấu giá được dư luận đánh giá cao về tính minh bạch, công khai trong việc quản lý hạn ngạch nhập khẩu đường.
Theo kế hoạch sản xuất mía đường niên vụ 2016 -2017, VSSA kiến nghị trình Thủ tướng cơ chế điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2017.
Cụ thể, VSSA đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương ban hành cơ chế chính thức và thực hiện đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường.
Tổ chức đấu giá quyền sử dụng năm 2017 trong quý 1/2017 để các bộ, ngành có liên quan thuận lợi điều hành cung cầu và các thương nhân chủ động kế hoạch nhập khẩu và sản xuất của các đơn vị.
Đặc biệt, VSSA đề nghị đường nhập khẩu theo hạn ngạch 100% là đường thô. Nguyên nhân được hiệp hội này cho là, hiện nay, cả nước có 40 nhà máy đường công suất thiết kế 155.000 tấn mía/ngày, trong đó khoảng 50% công suất thiết kế của các nhà máy đường là sản xuất đường tinh luyện (có 11 nhà máy sản xuất đường luyện từ mía và 1 nhà máy đường luyện từ đường thô).
Trong những năm qua, một số nhà máy đường trong tổng số 12 nhà máy ngoài sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước (từ mía, đường thô) vẫn đang nhập khẩu nguyên liệu đường thô để tinh luyện, để tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động và doanh thu nhà máy.
Đây cũng là phương thức mà nhiều nước trên thế giới có khả năng luyện đường đã nhập đường thô về tinh luyện để cung cấp trong nước thay vì nhập đường tinh luyện.
Việc nhập đường thô được VSSA đánh giá góp phần tiết kiệm ngoại tệ, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, năm 2016, thí điểm đấu giá hạn ngạch đã thu về cho nhân sách 138 tỷ đồng nhưng nếu số lượng đường trắng nhập khẩu (45.000 tấn) chuyển sang là nhập khẩu đường thô thì sẽ tiết kiệm được khoảng 4,5 - 5,4 triệu USD (100 - 120 USD/tấn do chênh lệch giá nhập khẩu đường thô và đường tinh luyện).
Trong khi chênh lệch đấu giá nhập khẩu giữa đường thô và đường trắng chênh nhau không nhiều (khoảng 156.000 đồng/tấn). Mặt khác, Nhà nước còn thu được thuế từ các nhà máy đường nhập khẩu đường thô về tinh luyện. Lượng đường sản xuất cả nước đảm bảo cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo kế hoạch sản xuất mía đường niên vụ 2016 -2017, lượng đường sản xuất cả nước khoảng 1.500.000 tấn, cộng với lượng tồn kho niên vụ 2015-2016 chuyển sang khoảng 200.000 tấn cùng với lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch, đường từ Lào nhập khẩu theo Hiệp định thương mại với Lào.