Nhu cầu vốn ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng cao
Ngành hàng tiêu dùng nhanh đang phát triển và mở rộng một cách nhanh chóng, để có thể tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các nhà phân phối phải đẩy mạnh đầu tư vào quản lý hiệu quả
Ngành hàng tiêu dùng nhanh đang phát triển và mở rộng một cách nhanh chóng, để có thể tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các nhà phân phối phải đẩy mạnh đầu tư vào quản lý hiệu quả, phát triển hệ thống đại lý cũng như kho bãi, năng lực về giao nhận. Làm được điếu ấy không chỉ cần chuẩn bị nguồn vốn dồi dào mà phải có 1 giải pháp tài chính tổng thể. Hiểu những băn khoăn của khách hàng, Techcombank đã có những thay đổi toàn diện trong việc thiết kế gói giải pháp mới ra mắt vào ngày 15/8 vừa qua.
Trữ hàng nhiều đòi hỏi vốn cao
Báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam có sự biến động mạnh trong những năm qua. Các kênh phân phối khá đa dạng và phát triển nhanh. Nếu như năm 2014, có khoảng 1,4 triệu cửa hàng trên toàn quốc, thì qua năm 2015 con số này là 1,46 triệu và đến năm 2016 đã lên đến hơn 1,5 triệu cửa hàng, trong đó các cửa hàng tiện lợi được mở rộng một cách nhanh chóng. Đi kèm theo sự tăng trưởng về số lượng cửa hàng tiêu dùng nhanh là cuộc đua giữa các nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng nhanh về tốc độ và hiệu quả kinh doanh.
Là một trong những nhà phân phối lớn của Unilever tại Biên Hòa, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Tân Uyên, Bến Cát (Bình Dương), bà Trương Thị Hồng Châu - Kế toán Công ty Thảo Thành cho hay để phát triển hệ thống phân phối, công ty cần nhất là vốn lưu động.
Ngành hàng tiêu dùng nhanh, lợi nhuận không nhiều nhưng nhu cầu vốn để trữ hàng là khá cao. Lượng hàng mà công ty trữ trong kho có giá trị tương ứng khoảng 100 tỷ đồng. Từ trước đến nay, công ty giao dịch với rất nhiều ngân hàng và thường vay ngân hàng theo hình thức thế chấp tài sản là bất động sản. Với nhu cầu trữ hàng có giá trị 100 tỷ đồng đòi hỏi công ty phải có tài sản thế chấp tương ứng lên hơn 150 tỉ đồng. Đó là chưa kể, khi vào mùa vụ, công ty cần vốn lưu động nhanh để nắm lấy cơ hội kinh doanh mà nếu làm thủ tục vay theo hình thức thế chấp sẽ mất nhiều thời gian.
Đại diện một công ty phân phối hàng tiêu dùng chế biến thực phẩm khác chia sẻ, mặc dù đã được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng 14 tỷ đồng bằng hình thức thế chấp tài sản là bất động sản nhưng đến khi vào vụ cuối năm 2016, công ty sản xuất có chương trình ưu đãi nên nhu cầu trữ hàng của công ty tăng lên, đòi hỏi số vốn lưu động lúc này tăng lên 24 tỉ đồng. Dù có quan hệ tín dụng từ nhiều năm với ngân hàng nhưng công ty cũng không đáp ứng kịp các điều kiện để vay vốn và đành mất cơ hội kinh doanh.
Giải pháp tài chính toàn diện
Sau hơn 3 tháng trải nghiệm chương trình kinh doanh đặc biệt tài trợ nhà phân phối hàng tiêu dùng nhanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), bà Trương Thị Hồng Châu nhận xét: nếu so sánh giữa hình thức tài trợ truyền thống vay thế chấp và tín chấp thấu chi thì giải pháp của Techcombank đã giải quyết được các vướng mắc chính yếu của doanh nghiệp.
Đó là Techcombank cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng, khi nào doanh nghiệp cần thì giải quyết khá nhanh nhu cầu vốn của doanh nghiệp chỉ trong vài giờ, trong khi vay theo hình thức thế chấp, doanh nghiệp phải thực hiện ký khế ước vay, lúc này mất thời gian từ 1 - 2 ngày mới có thể giải ngân.
Một ưu điểm khác của giải pháp mà bà Hồng Châu đã được trải nghiệm đó là doanh nghiệp cảm thấy thoải mái và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Bà Châu cho biết, công ty của bà đã từng vay vốn ở nhiều ngân hàng, khi vay mà tài sản thế chấp là hàng hóa trong kho thì thế nào phía ngân hàng cũng sẽ cử người đến kho để giám sát hàng hóa ra vào kho. Thế nhưng phía Techcombank không làm điều này và để doanh nghiệp chủ động trong việc kinh doanh.
Ngoài ra, đặc thù của kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh - đó là thu tiền mặt từ cửa hàng bán lẻ, doanh thu mỗi ngày từ 3 - 5 tỉ đồng, dòng tiền luân chuyển nhanh và lớn nên chỉ những ngân hàng thật sự hiểu sâu ngành hàng này mới mạnh dạn triển khai tài trợ vốn.
Ông Trần Thanh Tùng, Giám đốc Phân khúc khách hàng, Ngân hàng Techcombank cho biết: “Với sự thấu hiểu sâu sắc ngành hàng tiêu dùng nhanh và mong muốn giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công, Techcombank đã chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện để đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn cho nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng từ các mặt hàng đồ uống, sữa các loại (Vinamilk, Sabeco, Habeco, Pepsi, Coca Cola,…) đến cả các ngành bánh kẹo, dầu ăn, đường, mì ăn liền, nước chấm, dầu ăn (Masan, Bibica, Vifon, Kinh Đô, Vocarimex …).
Theo nhận xét của nhiều khách hàng đang tiếp cận chương trình kinh doanh đặc biệt cho rằng “những giải pháp ra mắt lần nàycủa Techcombank khá toàn diện và xuất phát từ am hiểu thị trường, khách hàng sâu sắc nên đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của Techcombank trong việc đáp ứng đúng, nhanh nhất nhu cầu của doanh nghiệp như xoay vòng vốn nhanh, đảm bảo chu trình kinh doanh liên tục, hiệu quả”.
Điều này tạo nền tảng cho sự phát triển và mở rộng kinh doanh thành công của khách hàng theo hướng bền vững, và các khách hàng cũng bày tỏ hy vọng Techcombankngày càng có nhiều giải pháp tối ưu hơn nữa trong thời gian sắp tới
Trữ hàng nhiều đòi hỏi vốn cao
Báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam có sự biến động mạnh trong những năm qua. Các kênh phân phối khá đa dạng và phát triển nhanh. Nếu như năm 2014, có khoảng 1,4 triệu cửa hàng trên toàn quốc, thì qua năm 2015 con số này là 1,46 triệu và đến năm 2016 đã lên đến hơn 1,5 triệu cửa hàng, trong đó các cửa hàng tiện lợi được mở rộng một cách nhanh chóng. Đi kèm theo sự tăng trưởng về số lượng cửa hàng tiêu dùng nhanh là cuộc đua giữa các nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng nhanh về tốc độ và hiệu quả kinh doanh.
Là một trong những nhà phân phối lớn của Unilever tại Biên Hòa, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Tân Uyên, Bến Cát (Bình Dương), bà Trương Thị Hồng Châu - Kế toán Công ty Thảo Thành cho hay để phát triển hệ thống phân phối, công ty cần nhất là vốn lưu động.
Ngành hàng tiêu dùng nhanh, lợi nhuận không nhiều nhưng nhu cầu vốn để trữ hàng là khá cao. Lượng hàng mà công ty trữ trong kho có giá trị tương ứng khoảng 100 tỷ đồng. Từ trước đến nay, công ty giao dịch với rất nhiều ngân hàng và thường vay ngân hàng theo hình thức thế chấp tài sản là bất động sản. Với nhu cầu trữ hàng có giá trị 100 tỷ đồng đòi hỏi công ty phải có tài sản thế chấp tương ứng lên hơn 150 tỉ đồng. Đó là chưa kể, khi vào mùa vụ, công ty cần vốn lưu động nhanh để nắm lấy cơ hội kinh doanh mà nếu làm thủ tục vay theo hình thức thế chấp sẽ mất nhiều thời gian.
Đại diện một công ty phân phối hàng tiêu dùng chế biến thực phẩm khác chia sẻ, mặc dù đã được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng 14 tỷ đồng bằng hình thức thế chấp tài sản là bất động sản nhưng đến khi vào vụ cuối năm 2016, công ty sản xuất có chương trình ưu đãi nên nhu cầu trữ hàng của công ty tăng lên, đòi hỏi số vốn lưu động lúc này tăng lên 24 tỉ đồng. Dù có quan hệ tín dụng từ nhiều năm với ngân hàng nhưng công ty cũng không đáp ứng kịp các điều kiện để vay vốn và đành mất cơ hội kinh doanh.
Giải pháp tài chính toàn diện
Sau hơn 3 tháng trải nghiệm chương trình kinh doanh đặc biệt tài trợ nhà phân phối hàng tiêu dùng nhanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), bà Trương Thị Hồng Châu nhận xét: nếu so sánh giữa hình thức tài trợ truyền thống vay thế chấp và tín chấp thấu chi thì giải pháp của Techcombank đã giải quyết được các vướng mắc chính yếu của doanh nghiệp.
Đó là Techcombank cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng, khi nào doanh nghiệp cần thì giải quyết khá nhanh nhu cầu vốn của doanh nghiệp chỉ trong vài giờ, trong khi vay theo hình thức thế chấp, doanh nghiệp phải thực hiện ký khế ước vay, lúc này mất thời gian từ 1 - 2 ngày mới có thể giải ngân.
Một ưu điểm khác của giải pháp mà bà Hồng Châu đã được trải nghiệm đó là doanh nghiệp cảm thấy thoải mái và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Bà Châu cho biết, công ty của bà đã từng vay vốn ở nhiều ngân hàng, khi vay mà tài sản thế chấp là hàng hóa trong kho thì thế nào phía ngân hàng cũng sẽ cử người đến kho để giám sát hàng hóa ra vào kho. Thế nhưng phía Techcombank không làm điều này và để doanh nghiệp chủ động trong việc kinh doanh.
Ngoài ra, đặc thù của kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh - đó là thu tiền mặt từ cửa hàng bán lẻ, doanh thu mỗi ngày từ 3 - 5 tỉ đồng, dòng tiền luân chuyển nhanh và lớn nên chỉ những ngân hàng thật sự hiểu sâu ngành hàng này mới mạnh dạn triển khai tài trợ vốn.
Ông Trần Thanh Tùng, Giám đốc Phân khúc khách hàng, Ngân hàng Techcombank cho biết: “Với sự thấu hiểu sâu sắc ngành hàng tiêu dùng nhanh và mong muốn giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công, Techcombank đã chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện để đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn cho nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng từ các mặt hàng đồ uống, sữa các loại (Vinamilk, Sabeco, Habeco, Pepsi, Coca Cola,…) đến cả các ngành bánh kẹo, dầu ăn, đường, mì ăn liền, nước chấm, dầu ăn (Masan, Bibica, Vifon, Kinh Đô, Vocarimex …).
Theo nhận xét của nhiều khách hàng đang tiếp cận chương trình kinh doanh đặc biệt cho rằng “những giải pháp ra mắt lần nàycủa Techcombank khá toàn diện và xuất phát từ am hiểu thị trường, khách hàng sâu sắc nên đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của Techcombank trong việc đáp ứng đúng, nhanh nhất nhu cầu của doanh nghiệp như xoay vòng vốn nhanh, đảm bảo chu trình kinh doanh liên tục, hiệu quả”.
Điều này tạo nền tảng cho sự phát triển và mở rộng kinh doanh thành công của khách hàng theo hướng bền vững, và các khách hàng cũng bày tỏ hy vọng Techcombankngày càng có nhiều giải pháp tối ưu hơn nữa trong thời gian sắp tới