Rau quả Việt đang hy vọng con số 3,6 tỷ USD
Từ đầu năm đến 15/9/2017, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt trên 2,49 tỷ USD
Tuy tham gia muộn, nhưng xuất khẩu rau quả năm 2016 từ đứng thứ 14 trong 24 thành viên câu lạc bộ đạt trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu rau quả đã đứng trên dầu thô, sản phẩm từ chất dẻo, gạo, sắt thép các loại, sản phẩm từ sắt thép... Đạt được kết quả vượt trội trên, nhờ xuất khẩu rau quả tăng với tốc độ cao.
Năm 2016 so với năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả lớn gấp gần 5,5 lần, tăng gần 32,7%/năm. Đây là tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong cùng thời gian.
Từ đầu năm đến 15/9/2017, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt trên 2,49 tỷ USD; so với cùng kỳ năm trước tăng 46,7%, cao gấp trên 2,3 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong cùng thời gian. Kim ngạch xuất khẩu rau quả tính từ đầu năm đến 15/9 tiếp tục vượt qua 3 mặt hàng có thứ bậc cao hơn trong năm 2016. Đây là tín hiệu khả quan để cả năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả có thể đạt kỷ lục mới; vượt qua mốc 3,6 tỷ USD.
Tín hiệu khả quan để đạt kỷ lục
Về nguồn hàng, diện tích cây ăn quả lâu năm của cả nước có 820 nghìn ha, trong đó vải, chôm chôm 92 nghìn ha, cam, quýt 86 nghìn ha, xoài 84 nghìn ha, nhãn 73 nghìn ha, nho 1 nghìn ha... Sản lượng một số cây ăn quả lâu năm: nhãn 512 nghìn tấn, cam quýt 741 nghìn tấn, vải, chôm chôm 721 nghìn tấn, xoài 702 nghìn tấn, nho 28 nghìn tấn...
Sản lượng năm 2016 tăng khá so với các năm 2000, 2005, 2010.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao sẽ có sức hấp dẫn người dân tăng diện tích trồng cây ăn quả; đầu tư để áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trồng rau hoa quả cho chế biến, bảo quản làm tăng giá trị... Đà Lạt đã có doanh nghiệp trồng hoa không đất và mô hình này đang được một số nơi mở rộng thực hiện.
Rau quả của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 đã có mặt ở trên nhiều thị trường, trong đó có 14 thị trường có kim ngạch đạt trên 10 triệu USD. Lớn nhất là Trung Quốc. Năm 2016 đạt 1739 triệu USD, chiếm trên 70,7% tổng số kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam; 8 tháng đầu năm 2017 đạt trên 1787 triệu USD, chiếm 71,7% cao hơn tỷ trọng của năm 2016. Đây là tín hiệu để cả năm 2017 xuất khẩu rau quả sang thị trường này có thể cán mốc 2,6 tỷ USD.
Tiếp đến là các thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hà Lan, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nga, Singapore, Australia.
Lo ngại nhập khẩu rau quả gia tăng
Kỳ vọng đạt kỷ lục mới về xuất khẩu rau quả có tính khả thi trong điều kiện nông nghiệp đang cần tái cơ cấu từ sản xuất đến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tái cơ cấu sản xuất để phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai với sự biến đổi khí hậu khi hạn, mặn ngấm sâu, nước biển dâng; phù hợp với cơ chế thị trường, hình thành cánh đồng mẫu lớn trên cơ sở nới lỏng hạn điền, hình thành các vùng sản xuất, chế biến tập trung.
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao; phát triển các loại hoa không dùng đất, không dùng hóa chất, thuốc trừ sâu... Tái cơ cấu thị trường trên cơ sở chuyển dịch thị trường, tránh “bỏ trứng vào một giỏ”, hạn chế các rủi ro, khai thác các thị trường truyền thống... Xây dựng thương hiệu riêng, hạn chế việc bán qua trung gian để có thực thu ngoại tệ lớn...
Cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thời gian bảo quản. Tập trung hơn cho các rau quả đặc sản, như chuối ngự, vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, nhãn tiêu, thanh long, nho, xoài, bưởi da xanh, bưởi Diễn, Đoan Hùng, cam xã Đoài, cam sành Hà Giang. Cần tập trung hơn cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả.
Trong khi xuất khẩu gia tăng và có quy mô lớn, Việt Nam cũng nhập khẩu rau quả với số tiền không nhỏ. Kim ngạch nhập khẩu rau quả, năm 2010 mới là 294 triệu USD, thì năm 2016 tăng mạnh lên 925 triệu USD, tăng tới 48,7% so với năm 2015. Năm 2016 so với năm 2010, kim ngạch nhập khẩu rau quả cao gấp trên 3,1 lần, tăng gần 21,1%/năm. Với 925 triệu USD, tính theo tỷ giá hối đoái bình quân năm 2016 thì lên tới trên 20 nghìn tỷ đồng, một số tiền không nhỏ.
Tính từ đầu năm đến 15/9/2017, kim ngạch nhập khẩu rau quả lên đến 1085,1 triệu USD, tăng tới 83,1% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn gấp 1,8 lần tốc độ tăng xuất khẩu rau quả. Các thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam có khoảng 12, trong đó tương đối lớn có 7. Lớn nhất là Thái Lan 2016 là 410 triệu USD, chiếm tới 44,3% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả cả cả nước. Tiếp đến là Trung Quốc năm 2016 là trên 219 triệu USD, chiếm trên 23,7%; Hoa Kỳ là 85 triệu USD; Australia là 42,2 triệu USD...
Nhập khẩu gia tăng và có quy mô không nhỏ và do nhiều yếu tố. Có yếu tố về chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong điều kiện cơ cấu sản xuất, thời tiết, khí hậu. Có yếu tố về thị hiếu của một bộ phận dân cư. Có yếu tố do có một bộ phận có tâm lý sính ngoại, tìm quả lạ để biếu xén. Có yếu tố việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thật tốt...
Năm 2016 so với năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả lớn gấp gần 5,5 lần, tăng gần 32,7%/năm. Đây là tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong cùng thời gian.
Từ đầu năm đến 15/9/2017, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt trên 2,49 tỷ USD; so với cùng kỳ năm trước tăng 46,7%, cao gấp trên 2,3 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong cùng thời gian. Kim ngạch xuất khẩu rau quả tính từ đầu năm đến 15/9 tiếp tục vượt qua 3 mặt hàng có thứ bậc cao hơn trong năm 2016. Đây là tín hiệu khả quan để cả năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả có thể đạt kỷ lục mới; vượt qua mốc 3,6 tỷ USD.
Tín hiệu khả quan để đạt kỷ lục
Về nguồn hàng, diện tích cây ăn quả lâu năm của cả nước có 820 nghìn ha, trong đó vải, chôm chôm 92 nghìn ha, cam, quýt 86 nghìn ha, xoài 84 nghìn ha, nhãn 73 nghìn ha, nho 1 nghìn ha... Sản lượng một số cây ăn quả lâu năm: nhãn 512 nghìn tấn, cam quýt 741 nghìn tấn, vải, chôm chôm 721 nghìn tấn, xoài 702 nghìn tấn, nho 28 nghìn tấn...
Sản lượng năm 2016 tăng khá so với các năm 2000, 2005, 2010.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao sẽ có sức hấp dẫn người dân tăng diện tích trồng cây ăn quả; đầu tư để áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trồng rau hoa quả cho chế biến, bảo quản làm tăng giá trị... Đà Lạt đã có doanh nghiệp trồng hoa không đất và mô hình này đang được một số nơi mở rộng thực hiện.
Rau quả của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 đã có mặt ở trên nhiều thị trường, trong đó có 14 thị trường có kim ngạch đạt trên 10 triệu USD. Lớn nhất là Trung Quốc. Năm 2016 đạt 1739 triệu USD, chiếm trên 70,7% tổng số kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam; 8 tháng đầu năm 2017 đạt trên 1787 triệu USD, chiếm 71,7% cao hơn tỷ trọng của năm 2016. Đây là tín hiệu để cả năm 2017 xuất khẩu rau quả sang thị trường này có thể cán mốc 2,6 tỷ USD.
Tiếp đến là các thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hà Lan, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nga, Singapore, Australia.
Lo ngại nhập khẩu rau quả gia tăng
Kỳ vọng đạt kỷ lục mới về xuất khẩu rau quả có tính khả thi trong điều kiện nông nghiệp đang cần tái cơ cấu từ sản xuất đến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tái cơ cấu sản xuất để phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai với sự biến đổi khí hậu khi hạn, mặn ngấm sâu, nước biển dâng; phù hợp với cơ chế thị trường, hình thành cánh đồng mẫu lớn trên cơ sở nới lỏng hạn điền, hình thành các vùng sản xuất, chế biến tập trung.
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao; phát triển các loại hoa không dùng đất, không dùng hóa chất, thuốc trừ sâu... Tái cơ cấu thị trường trên cơ sở chuyển dịch thị trường, tránh “bỏ trứng vào một giỏ”, hạn chế các rủi ro, khai thác các thị trường truyền thống... Xây dựng thương hiệu riêng, hạn chế việc bán qua trung gian để có thực thu ngoại tệ lớn...
Cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thời gian bảo quản. Tập trung hơn cho các rau quả đặc sản, như chuối ngự, vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, nhãn tiêu, thanh long, nho, xoài, bưởi da xanh, bưởi Diễn, Đoan Hùng, cam xã Đoài, cam sành Hà Giang. Cần tập trung hơn cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả.
Trong khi xuất khẩu gia tăng và có quy mô lớn, Việt Nam cũng nhập khẩu rau quả với số tiền không nhỏ. Kim ngạch nhập khẩu rau quả, năm 2010 mới là 294 triệu USD, thì năm 2016 tăng mạnh lên 925 triệu USD, tăng tới 48,7% so với năm 2015. Năm 2016 so với năm 2010, kim ngạch nhập khẩu rau quả cao gấp trên 3,1 lần, tăng gần 21,1%/năm. Với 925 triệu USD, tính theo tỷ giá hối đoái bình quân năm 2016 thì lên tới trên 20 nghìn tỷ đồng, một số tiền không nhỏ.
Tính từ đầu năm đến 15/9/2017, kim ngạch nhập khẩu rau quả lên đến 1085,1 triệu USD, tăng tới 83,1% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn gấp 1,8 lần tốc độ tăng xuất khẩu rau quả. Các thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam có khoảng 12, trong đó tương đối lớn có 7. Lớn nhất là Thái Lan 2016 là 410 triệu USD, chiếm tới 44,3% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả cả cả nước. Tiếp đến là Trung Quốc năm 2016 là trên 219 triệu USD, chiếm trên 23,7%; Hoa Kỳ là 85 triệu USD; Australia là 42,2 triệu USD...
Nhập khẩu gia tăng và có quy mô không nhỏ và do nhiều yếu tố. Có yếu tố về chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong điều kiện cơ cấu sản xuất, thời tiết, khí hậu. Có yếu tố về thị hiếu của một bộ phận dân cư. Có yếu tố do có một bộ phận có tâm lý sính ngoại, tìm quả lạ để biếu xén. Có yếu tố việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thật tốt...