Sau “cuộc chiến” giá than, TKV và EVN đã chốt được giá
TKV, Tổng công ty Đông Bắc và EVN đã chính thức thống nhất được giá mua than cho giai đoạn tới
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về giá bán than kể từ 1/9/2017.
Căn cứ vào Điều 25, Luật giá số 11/2012/QH13 về kết quả hiệp thương giá và Quyết định số 699/2017 của Bộ Tài chính về giá than cho sản xuất điện, trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên thương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đã thống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện.
Theo đó, Bộ Tài chính cho biết TKV, Tổng công ty Đông Bắc là bên bán và Tập đoàn Điện lực Việt Nam là bên mua đã thống nhất được mức giá than cho sản xuất điện, thời gian thực hiện từ 1/9/2017. Tuy nhiên, mức giá mua không được Bộ Tài chính tiết lộ.
Trước đó, việc mua bán than giữa EVN và TKV đã rơi vào tình trạng căng thẳng. Đỉnh điểm, việc này đã được đưa ra phân giải tại các cuộc làm việc của Tổ công tác Chính phủ, Bộ Công Thương...
Tháng 5/2017, EVN đề xuất lên Chính phủ được điều chỉnh lại số lượng than nhận của TKV từ 19,92 triệu tấn xuống 17,92 triệu tấn, giảm 2 triệu tấn so kế hoạch. Ngay lập tức, phía TKV lên tiếng bác bỏ với lý do việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn này trong năm nay.
Theo tính toán từ TKV, nếu EVN giảm mua than, sẽ có hàng ngàn công nhân, lao động của tập đoàn này đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Do đó, tập đoàn này đang tính phương án thuyết phục ngành điện xem xét lại đề xuất giảm mua than của TKV để mua của đối tác bên ngoài.
Trước tình huống này, đại diện EVN cho biết: “Không có chuyện EVN bỏ mua than của TKV để mua của đối tác nước ngoài”. Theo lãnh đạo EVN, việc tập đoàn này không muốn mua than của TKV vì giá cao, sẽ làm cho chi phí, giá thành sản xuất điện tăng lên. Thậm chí là sẽ khiến ngành điện phải gánh thêm khoản lỗ lớn do giá than.
Do đó, thay vì mua của TKV, EVN có thể mua của các doanh nghiệp khác trong nước với mức giá hợp lý hơn, chấp nhận được mà than vẫn đảm bảo chất lượng cho phát điện.
“Các doanh nghiệp than khác trong nước, ngoài TKV và Tổng công ty Đông Bắc, cũng sản xuất được than có giá thành hợp lý với cung cầu thị trường. Cũng vì không chốt được giá và số lượng mua than của TKV nên gần đây, EVN đang tìm bổ sung nguồn than mới”, đại diện EVN chia sẻ.
Tại cuộc họp của Tổ công tác Chính phủ mới đây, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị, Bộ Công Thương có giải pháp cấp bách tiêu thụ lượng than tồn kho của TKV. Tuy nhiên, theo ông, TKV cũng cần có biện pháp hạ giá thành, để tăng sức cạnh tranh. Chẳng hạn, than cám 4b nhập khẩu có giá chỉ khoảng 1,4-1,6 triệu đồng/tấn, trong khi giá than khai thác của TKV đắt hơn 500.000 đồng/tấn. Hay như than cám 3b, nhập khẩu giá 1,7 triệu đồng/tấn, nhưng giá than trong nước sản xuất cũng cao hơn.
Căn cứ vào Điều 25, Luật giá số 11/2012/QH13 về kết quả hiệp thương giá và Quyết định số 699/2017 của Bộ Tài chính về giá than cho sản xuất điện, trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên thương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đã thống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện.
Theo đó, Bộ Tài chính cho biết TKV, Tổng công ty Đông Bắc là bên bán và Tập đoàn Điện lực Việt Nam là bên mua đã thống nhất được mức giá than cho sản xuất điện, thời gian thực hiện từ 1/9/2017. Tuy nhiên, mức giá mua không được Bộ Tài chính tiết lộ.
Trước đó, việc mua bán than giữa EVN và TKV đã rơi vào tình trạng căng thẳng. Đỉnh điểm, việc này đã được đưa ra phân giải tại các cuộc làm việc của Tổ công tác Chính phủ, Bộ Công Thương...
Tháng 5/2017, EVN đề xuất lên Chính phủ được điều chỉnh lại số lượng than nhận của TKV từ 19,92 triệu tấn xuống 17,92 triệu tấn, giảm 2 triệu tấn so kế hoạch. Ngay lập tức, phía TKV lên tiếng bác bỏ với lý do việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn này trong năm nay.
Theo tính toán từ TKV, nếu EVN giảm mua than, sẽ có hàng ngàn công nhân, lao động của tập đoàn này đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Do đó, tập đoàn này đang tính phương án thuyết phục ngành điện xem xét lại đề xuất giảm mua than của TKV để mua của đối tác bên ngoài.
Trước tình huống này, đại diện EVN cho biết: “Không có chuyện EVN bỏ mua than của TKV để mua của đối tác nước ngoài”. Theo lãnh đạo EVN, việc tập đoàn này không muốn mua than của TKV vì giá cao, sẽ làm cho chi phí, giá thành sản xuất điện tăng lên. Thậm chí là sẽ khiến ngành điện phải gánh thêm khoản lỗ lớn do giá than.
Do đó, thay vì mua của TKV, EVN có thể mua của các doanh nghiệp khác trong nước với mức giá hợp lý hơn, chấp nhận được mà than vẫn đảm bảo chất lượng cho phát điện.
“Các doanh nghiệp than khác trong nước, ngoài TKV và Tổng công ty Đông Bắc, cũng sản xuất được than có giá thành hợp lý với cung cầu thị trường. Cũng vì không chốt được giá và số lượng mua than của TKV nên gần đây, EVN đang tìm bổ sung nguồn than mới”, đại diện EVN chia sẻ.
Tại cuộc họp của Tổ công tác Chính phủ mới đây, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị, Bộ Công Thương có giải pháp cấp bách tiêu thụ lượng than tồn kho của TKV. Tuy nhiên, theo ông, TKV cũng cần có biện pháp hạ giá thành, để tăng sức cạnh tranh. Chẳng hạn, than cám 4b nhập khẩu có giá chỉ khoảng 1,4-1,6 triệu đồng/tấn, trong khi giá than khai thác của TKV đắt hơn 500.000 đồng/tấn. Hay như than cám 3b, nhập khẩu giá 1,7 triệu đồng/tấn, nhưng giá than trong nước sản xuất cũng cao hơn.