Việt - Hàn chính thức ký hiệp định thương mại tự do
Hai nước thông qua hiệp định thương mại tự do sau hơn hai năm đàm phán
Sáng 5/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại - Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jick, đại diện cho chính phủ hai nước, đã ký kết chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA).
Sau hơn hai năm đàm phán với 8 vòng đàm phán chính thức và 8 vòng đàm phán cấp trưởng đoàn, đàm phán giữa kỳ, hai bên đã thống nhất toàn bộ nội dung hiệp định VKFTA mang tính toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích.
Hiệp định gồm 17 chương, 208 điều, 15 phụ lục và 1 thỏa thuận thực thi quy định. Các nội dung chính của hiệp định gồm: thương mại hàng hoá; thương mại dịch vụ bao gồm các phụ lục về dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, di chuyển thể nhân; đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý.
VKFTA là hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các hiệp định FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế đã cơ bản hoàn tất đàm phán năm 2014, được chính thức ký kết trong năm 2015.
Với nội dung đã được thỏa thuận, dự kiến hiệp định sẽ mang lại những tác động tích cực về nhiều mặt đối với Việt Nam.
Về kinh tế, thương mại, đầu tư, tương tự như nội dung cam kết WTO hay các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia hoặc đang đàm phán, việc ký kết VKFTA giúp hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Trong quá trình đàm phán VKFTA, hai bên cũng đã thống nhất nội dung thỏa thuận thực thi các cam kết hợp tác kinh tế.
Theo đó, phía Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xây dựng, thực thi chính sách, nâng cao sức cạnh tranh của các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác để cạnh tranh xuất khẩu bền vững như nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp; công nghiệp điện tử, công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hỗ trợ...
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu chung do hai bên thực hiện, với nội dung toàn diện, VKFTA dự báo cũng sẽ đem lại những lợi ích xã hội tích cực nhờ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, nâng cao thu nhập, đặc biệt của nhóm lao động phổ thông, lao động không có tay nghề cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.
Phát biểu trước báo giới hai nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, VKFTA có những đặc điểm đáng quan tâm, trước hết là thời gian đàm phán cũng chỉ kéo dài hơn hai năm, đây là một trong những hiệp định có thời gian đàm phán tương đối ngắn so với các hiệp định khác mà Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán.
“Có thể nói về tổng thể, những đối tượng được hưởng lợi của Việt Nam thông qua hiệp định này là khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, khu vực công nghiệp chế biến, khu vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy. Đây là những lĩnh vực chắc chắn mà hiệp định sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực này”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Sau khi ký kết, hai nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn theo quy định pháp luật của từng nước. Theo cam kết, hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày đầu tiên tháng thứ hai kể từ ngày hai bên thông báo bằng văn bản qua kênh ngoại giao về việc hoàn thành các thủ tục nội bộ, hoặc từ ngày nào khác mà hai bên thống nhất.
Sau hơn hai năm đàm phán với 8 vòng đàm phán chính thức và 8 vòng đàm phán cấp trưởng đoàn, đàm phán giữa kỳ, hai bên đã thống nhất toàn bộ nội dung hiệp định VKFTA mang tính toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích.
Hiệp định gồm 17 chương, 208 điều, 15 phụ lục và 1 thỏa thuận thực thi quy định. Các nội dung chính của hiệp định gồm: thương mại hàng hoá; thương mại dịch vụ bao gồm các phụ lục về dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, di chuyển thể nhân; đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý.
VKFTA là hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các hiệp định FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế đã cơ bản hoàn tất đàm phán năm 2014, được chính thức ký kết trong năm 2015.
Với nội dung đã được thỏa thuận, dự kiến hiệp định sẽ mang lại những tác động tích cực về nhiều mặt đối với Việt Nam.
Về kinh tế, thương mại, đầu tư, tương tự như nội dung cam kết WTO hay các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia hoặc đang đàm phán, việc ký kết VKFTA giúp hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Trong quá trình đàm phán VKFTA, hai bên cũng đã thống nhất nội dung thỏa thuận thực thi các cam kết hợp tác kinh tế.
Theo đó, phía Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xây dựng, thực thi chính sách, nâng cao sức cạnh tranh của các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác để cạnh tranh xuất khẩu bền vững như nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp; công nghiệp điện tử, công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hỗ trợ...
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu chung do hai bên thực hiện, với nội dung toàn diện, VKFTA dự báo cũng sẽ đem lại những lợi ích xã hội tích cực nhờ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, nâng cao thu nhập, đặc biệt của nhóm lao động phổ thông, lao động không có tay nghề cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.
Phát biểu trước báo giới hai nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, VKFTA có những đặc điểm đáng quan tâm, trước hết là thời gian đàm phán cũng chỉ kéo dài hơn hai năm, đây là một trong những hiệp định có thời gian đàm phán tương đối ngắn so với các hiệp định khác mà Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán.
“Có thể nói về tổng thể, những đối tượng được hưởng lợi của Việt Nam thông qua hiệp định này là khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, khu vực công nghiệp chế biến, khu vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy. Đây là những lĩnh vực chắc chắn mà hiệp định sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực này”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Sau khi ký kết, hai nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn theo quy định pháp luật của từng nước. Theo cam kết, hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày đầu tiên tháng thứ hai kể từ ngày hai bên thông báo bằng văn bản qua kênh ngoại giao về việc hoàn thành các thủ tục nội bộ, hoặc từ ngày nào khác mà hai bên thống nhất.