Xuất khẩu cà phê về đích sớm
Đến nay, cả nước đã xuất khẩu được 1,3 triệu tấn cà phê, tồn kho dưới 50 ngàn tấn trong khi nhu cầu vẫn cao
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) dự báo, niên vụ cà phê 2016 - 2017, xuất khẩu đạt 1,3 triệu tấn, giảm khoảng 20% so với niên vụ trước, nhưng kim ngạch thu về có thể tương đương vụ trước (3,35 tỷ USD bao gồm cả cà phê chế biến), nhờ giá xuất khẩu tăng 30,4%.
Tính đến nay, cả nước đã xuất khẩu được 1,3 triệu tấn, tồn kho dưới 50 ngàn tấn trong khi nhu cầu vẫn cao. Như vậy, niên vụ này, xuất khẩu cà phê sẽ đạt 1,35 triệu tấn tăng nhẹ so với dự báo.
Theo thống kê sơ bộ của Hải quan Việt Nam, từ ngày 1/1 đến 15/8/2017, xuất khẩu cà phê đạt 974.712 tấn, với giá trị 2,22 tỷ USD. xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm 2017 giảm 16,4% về lượng nhưng tăng 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Giá xuất tăng bù giảm sản lượng
Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.262,8 USD/tấn, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 16% và 14,3%.
Theo Vicofa, số liệu thống kê của Hải quan lấy mốc từ tháng 1/2017, nhưng ngành cà phê lấy niên vụ làm mốc thời gian tính toán, và hàng năm vụ thu hoạch cà phê thường bắt đầu từ tháng 10, kết thúc vào cuối tháng 11. Tính từ đầu vụ đến nay, cả nước đã xuất khẩu khoảng 1,3 triệu tấn cà phê, còn tồn kho dưới 50 ngàn tấn, trong niên vụ này chắc chắn sẽ thiếu hàng nghiêm trọng, vì trên thực tế phải đến giữa tháng 11 mới vào vụ.
Như vậy, rõ ràng giá cà phê từ nay đến cuối năm không thể nào xuống được.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Vicofa kiêm Tổng giám đốc Intimex Group cho biết, hiện giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở mức 44.300 – 45.100 đồng/kg.
Chốt phiên cuối tuần, trên sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta bật tăng mạnh mẽ. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 54 USD, lên 2.116 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 11 tăng 47 USD, lên 2.101 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2018 tăng 33 USD, lên 2.066 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Niên vụ này Việt Nam tiếp tục mất mùa lớn, ước xuất khẩu giảm từ 20 -30% so với niên vụ trước, và cơ bản là nguồn cung từ Việt Nam đã cạn kiệt, đến tháng 11 tới đây mới vào vụ thu hoạch, lượng hàng hóa trên thị trường đang thiếu, buộc khách hàng phải vào sàn để lấy, vì có nhiều hợp đồng nước ngoài đang cần mua nhưng chưa có hàng.
Do vậy, xu hướng chung là từ nay đến cuối năm giá bắt buộc phải lên nhưng lên mức độ nào thì còn tuỳ thuộc nhu cầu trên thị trường.
Bên cạnh đó, thông tin Brazil cần nhập khẩu cà phê Robusta cho ngành công nghiệp rang xay và cà phê hòa tan, do vụ mùa năm trước cà phê Robusta của Brazil bị thất thu nghiêm trọng, giảm khoảng 40% tương đương 5 triệu bao, còn 12 triệu bao (1bao=60kg).
Trong khi nhu cầu cà phê Robusta toàn cầu đang tăng trưởng tốt hơn Arabica, nhất là tại thị trường châu Á và các thị trường mới nổi càng củng cố thêm việc tăng giá cà phê trên thị trường xuất khẩu.
“Thị trường hàng hóa biến động chủ yếu do các nhà đầu tư trên sàn giao dịch đẩy giá lên, xuống nhưng về xu hướng do nguồn hàng thiếu thật sự nên giá thị trường vẫn bắt buộc phải lên. Kỳ vọng, sàn giao dịch London có thể vượt qua mức giá 2.200 USD/tấn”, ông Nam nhận định.
Mục tiêu xuất khẩu cà phê chế biến gặp khó
Niên vụ này, dù khối lượng cà phê xuất khẩu tuy có giảm nhưng giá xuất tăng đến 30,4%, nên kim ngạch xuất khẩu năm nay có thể tương đương niên vụ trước giúp bù vào khối lượng sụt giảm do mất mùa.
“Niên vụ 2016-2017, mặc dù cà phê Việt Nam bị mất mùa nhưng có thể xem là năm thuận lợi do sản lượng cà phê toàn cầu giảm, đặc biệt là mất mùa ở Brazil là tác nhân chính tác động và đẩy giá cà phê toàn cầu tăng lên”, ông Nam khẳng định.
Tuy nhiên, cho dù là nước xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế giới nhưng lâu nay Việt Nam xuất khẩu cà phê chủ yếu ở dạng thô không mang lại giá trị gia tăng cao.
Trước đây, xuất khẩu cà phê hòa tan có tỷ lệ rất thấp so với cà phê thô nhưng nay đã tăng lên khoảng 15%, hiện các doanh nghiệp cà phê đang bắt đầu đầu tư nhà máy chế biến cà phê hòa tan và phấn đấu nâng lên mức 30%. Tuy nhiên, mới đây nổi lên một vấn đề khiến các nhà đầu tư lo lắng, đó là việc Bộ Tài chính đang kiến nghị Chính phủ cho áp thuế tiêu thụ đặc biệt với một số loại nước giải khát, và cà phê chế biến đóng gói cũng bị liệt vào nhóm hàng này.
Một doanh nghệp chế biến cà phê hòa tan cho biết: “Khi các doanh nghiệp đang chuẩn bị đầu tư vào lĩnh vực chế biến cà phê hòa tan đóng gói, Bộ Tài chính lại đề nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên cà phê hòa tan, như vậy sẽ không còn ai dám đầu tư và mục tiêu đưa xuất khẩu cà phê chế biến lên 30%/năm của Việt Nam đang gặp khó khăn, trong khi chủ trương Nhà nước là đang rất khuyến khích. Do vậy, đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại việc điều chỉnh thuế đối với mặt hàng này”.
Tính đến nay, cả nước đã xuất khẩu được 1,3 triệu tấn, tồn kho dưới 50 ngàn tấn trong khi nhu cầu vẫn cao. Như vậy, niên vụ này, xuất khẩu cà phê sẽ đạt 1,35 triệu tấn tăng nhẹ so với dự báo.
Theo thống kê sơ bộ của Hải quan Việt Nam, từ ngày 1/1 đến 15/8/2017, xuất khẩu cà phê đạt 974.712 tấn, với giá trị 2,22 tỷ USD. xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm 2017 giảm 16,4% về lượng nhưng tăng 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Giá xuất tăng bù giảm sản lượng
Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.262,8 USD/tấn, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 16% và 14,3%.
Theo Vicofa, số liệu thống kê của Hải quan lấy mốc từ tháng 1/2017, nhưng ngành cà phê lấy niên vụ làm mốc thời gian tính toán, và hàng năm vụ thu hoạch cà phê thường bắt đầu từ tháng 10, kết thúc vào cuối tháng 11. Tính từ đầu vụ đến nay, cả nước đã xuất khẩu khoảng 1,3 triệu tấn cà phê, còn tồn kho dưới 50 ngàn tấn, trong niên vụ này chắc chắn sẽ thiếu hàng nghiêm trọng, vì trên thực tế phải đến giữa tháng 11 mới vào vụ.
Như vậy, rõ ràng giá cà phê từ nay đến cuối năm không thể nào xuống được.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Vicofa kiêm Tổng giám đốc Intimex Group cho biết, hiện giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở mức 44.300 – 45.100 đồng/kg.
Chốt phiên cuối tuần, trên sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta bật tăng mạnh mẽ. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 54 USD, lên 2.116 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 11 tăng 47 USD, lên 2.101 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2018 tăng 33 USD, lên 2.066 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Niên vụ này Việt Nam tiếp tục mất mùa lớn, ước xuất khẩu giảm từ 20 -30% so với niên vụ trước, và cơ bản là nguồn cung từ Việt Nam đã cạn kiệt, đến tháng 11 tới đây mới vào vụ thu hoạch, lượng hàng hóa trên thị trường đang thiếu, buộc khách hàng phải vào sàn để lấy, vì có nhiều hợp đồng nước ngoài đang cần mua nhưng chưa có hàng.
Do vậy, xu hướng chung là từ nay đến cuối năm giá bắt buộc phải lên nhưng lên mức độ nào thì còn tuỳ thuộc nhu cầu trên thị trường.
Bên cạnh đó, thông tin Brazil cần nhập khẩu cà phê Robusta cho ngành công nghiệp rang xay và cà phê hòa tan, do vụ mùa năm trước cà phê Robusta của Brazil bị thất thu nghiêm trọng, giảm khoảng 40% tương đương 5 triệu bao, còn 12 triệu bao (1bao=60kg).
Trong khi nhu cầu cà phê Robusta toàn cầu đang tăng trưởng tốt hơn Arabica, nhất là tại thị trường châu Á và các thị trường mới nổi càng củng cố thêm việc tăng giá cà phê trên thị trường xuất khẩu.
“Thị trường hàng hóa biến động chủ yếu do các nhà đầu tư trên sàn giao dịch đẩy giá lên, xuống nhưng về xu hướng do nguồn hàng thiếu thật sự nên giá thị trường vẫn bắt buộc phải lên. Kỳ vọng, sàn giao dịch London có thể vượt qua mức giá 2.200 USD/tấn”, ông Nam nhận định.
Mục tiêu xuất khẩu cà phê chế biến gặp khó
Niên vụ này, dù khối lượng cà phê xuất khẩu tuy có giảm nhưng giá xuất tăng đến 30,4%, nên kim ngạch xuất khẩu năm nay có thể tương đương niên vụ trước giúp bù vào khối lượng sụt giảm do mất mùa.
“Niên vụ 2016-2017, mặc dù cà phê Việt Nam bị mất mùa nhưng có thể xem là năm thuận lợi do sản lượng cà phê toàn cầu giảm, đặc biệt là mất mùa ở Brazil là tác nhân chính tác động và đẩy giá cà phê toàn cầu tăng lên”, ông Nam khẳng định.
Tuy nhiên, cho dù là nước xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế giới nhưng lâu nay Việt Nam xuất khẩu cà phê chủ yếu ở dạng thô không mang lại giá trị gia tăng cao.
Trước đây, xuất khẩu cà phê hòa tan có tỷ lệ rất thấp so với cà phê thô nhưng nay đã tăng lên khoảng 15%, hiện các doanh nghiệp cà phê đang bắt đầu đầu tư nhà máy chế biến cà phê hòa tan và phấn đấu nâng lên mức 30%. Tuy nhiên, mới đây nổi lên một vấn đề khiến các nhà đầu tư lo lắng, đó là việc Bộ Tài chính đang kiến nghị Chính phủ cho áp thuế tiêu thụ đặc biệt với một số loại nước giải khát, và cà phê chế biến đóng gói cũng bị liệt vào nhóm hàng này.
Một doanh nghệp chế biến cà phê hòa tan cho biết: “Khi các doanh nghiệp đang chuẩn bị đầu tư vào lĩnh vực chế biến cà phê hòa tan đóng gói, Bộ Tài chính lại đề nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên cà phê hòa tan, như vậy sẽ không còn ai dám đầu tư và mục tiêu đưa xuất khẩu cà phê chế biến lên 30%/năm của Việt Nam đang gặp khó khăn, trong khi chủ trương Nhà nước là đang rất khuyến khích. Do vậy, đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại việc điều chỉnh thuế đối với mặt hàng này”.