Bộ trưởng Thăng lý giải chuyện “phí chồng phí”
Theo người đứng đầu ngành giao thông vận tải, phí đường bộ và phí các tuyến đường BOT hoàn toàn khác nhau
“Mỗi một loại phí thì có phương thức, nội dung và mục đích sử dụng khác nhau, do đó không thể có chuyện phí chồng phí được”.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” tối 28/6, trước câu hỏi “không mới” nhưng khá bức xúc của người dân về tình trạng họ vừa phải đóng phí đường bộ vừa phải mua vé cầu đường mỗi khi tham gia giao thông trên các tuyến đường quốc lộ.
Theo Bộ trưởng Thăng, quy định của Luật Đường bộ và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì phí bảo trì đường bộ thu trên đầu phương tiện dùng để bảo trì cho quốc lộ, đường địa phương do ngân sách nhà nước đầu tư. Còn phí thu qua trạm BOT dùng để hoàn vốn và bảo trì toàn bộ phần đường thuộc dự án BOT đó. Mỗi một loại phí thì có phương thức, nội dung và mục đích sử dụng khác nhau, do đó không thể có chuyện phí chồng phí được.
Chính vì vậy, theo quy định của luật pháp thì Nhà nước và nhà đầu tư hoàn toàn được quyền thu 2 loại phí này.
Người đứng đầu ngành giao thông lý giải, Quỹ bảo trì đường bộ thu trên đầu phương tiện chiếm khoảng 25%. Ngân sách nhà nước bù mỗi năm khoảng 25%. Như vậy, hằng năm quỹ bảo trì vẫn còn thiếu khoảng 50% kinh phí.
Trong khi đó, phí thu qua trạm BOT không phải để bù cho phần thiếu của Quỹ bảo trì đường bộ, mà để hoàn vốn cho nhà đầu tư, để bảo trì phần đường thuộc dự án BOT.
Liên quan đến tình trạng các trạm thu phí đang có xu hướng “dày đặc”, Bộ trưởng Thăng cho hay, các trạm thu phí phải được đặt theo đúng quy định của luật. Các trạm thu phí trên quốc lộ thì phải được sự thoả thuận của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố. Còn đối với các trạm thu phí đặt trên đường địa phương thì do Hội đồng Nhân dân địa phương đó quyết định.
Tuy nhiên, hiện có sự thay đổi chính sách nên một số trạm thu phí đặt trước đây, do lịch sử để lại cần phải có thay đổi. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang rà soát và sẽ xoá bỏ một số trạm thu phí chưa phù hợp. Đối với trạm Đèo Ngang, hiện chúng tôi đang đàm phán với nhà đầu tư để cố gắng đến đầu năm 2016 dẹp bỏ để đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước.
Trước câu hỏi phí người dân phải trả khi đi trên các tuyến cao tốc quá cao (cụ thể như tuyến Nội Bài – Lào Cai có thể lên tới 1,2 triệu đồng/xe), người đứng đầu ngành giao thông nói, mỗi dự án, đều phải tính toán đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như hiệu quả tài chính của dự án. Thực tế, khi dự án đưa vào khai thác, thời gian đi từ Hà Nội lên Lào Cai đã rút ngắn còn một nửa. Chi phí xăng dầu, khấu hao, sửa chữa giảm tới 30%.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” tối 28/6, trước câu hỏi “không mới” nhưng khá bức xúc của người dân về tình trạng họ vừa phải đóng phí đường bộ vừa phải mua vé cầu đường mỗi khi tham gia giao thông trên các tuyến đường quốc lộ.
Theo Bộ trưởng Thăng, quy định của Luật Đường bộ và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì phí bảo trì đường bộ thu trên đầu phương tiện dùng để bảo trì cho quốc lộ, đường địa phương do ngân sách nhà nước đầu tư. Còn phí thu qua trạm BOT dùng để hoàn vốn và bảo trì toàn bộ phần đường thuộc dự án BOT đó. Mỗi một loại phí thì có phương thức, nội dung và mục đích sử dụng khác nhau, do đó không thể có chuyện phí chồng phí được.
Chính vì vậy, theo quy định của luật pháp thì Nhà nước và nhà đầu tư hoàn toàn được quyền thu 2 loại phí này.
Người đứng đầu ngành giao thông lý giải, Quỹ bảo trì đường bộ thu trên đầu phương tiện chiếm khoảng 25%. Ngân sách nhà nước bù mỗi năm khoảng 25%. Như vậy, hằng năm quỹ bảo trì vẫn còn thiếu khoảng 50% kinh phí.
Trong khi đó, phí thu qua trạm BOT không phải để bù cho phần thiếu của Quỹ bảo trì đường bộ, mà để hoàn vốn cho nhà đầu tư, để bảo trì phần đường thuộc dự án BOT.
Liên quan đến tình trạng các trạm thu phí đang có xu hướng “dày đặc”, Bộ trưởng Thăng cho hay, các trạm thu phí phải được đặt theo đúng quy định của luật. Các trạm thu phí trên quốc lộ thì phải được sự thoả thuận của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố. Còn đối với các trạm thu phí đặt trên đường địa phương thì do Hội đồng Nhân dân địa phương đó quyết định.
Tuy nhiên, hiện có sự thay đổi chính sách nên một số trạm thu phí đặt trước đây, do lịch sử để lại cần phải có thay đổi. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang rà soát và sẽ xoá bỏ một số trạm thu phí chưa phù hợp. Đối với trạm Đèo Ngang, hiện chúng tôi đang đàm phán với nhà đầu tư để cố gắng đến đầu năm 2016 dẹp bỏ để đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước.
Trước câu hỏi phí người dân phải trả khi đi trên các tuyến cao tốc quá cao (cụ thể như tuyến Nội Bài – Lào Cai có thể lên tới 1,2 triệu đồng/xe), người đứng đầu ngành giao thông nói, mỗi dự án, đều phải tính toán đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như hiệu quả tài chính của dự án. Thực tế, khi dự án đưa vào khai thác, thời gian đi từ Hà Nội lên Lào Cai đã rút ngắn còn một nửa. Chi phí xăng dầu, khấu hao, sửa chữa giảm tới 30%.