Cải thiện môi trường kinh doanh: “Cần phải biết xấu hổ”
Chuyên gia chia sẻ cảm nhận buồn về môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam
“Thực sự rất cần phải biết xấu hổ để có quyết tâm cao hơn”, chuyên gia Phạm Chi Lan góp ý cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015 đang diễn ra ở Nghệ An.
Góp ý này được bà Lan rút ra từ một cảm nhận buồn, đó là sau 20 năm gia nhập ASEAN Việt Nam vẫn vui vẻ đứng trong nhóm 4 nước cuối: Việt Nam - Lào - Campuchia - Myanma.
Đất nước tiềm năng thế này cứ muốn chìa tay xin hỗ trợ mãi, cứ vui vẻ ở nhóm cuối, với 6 nước còn lại trong ASEAN còn không bình đẳng nổi, thực sự rất cần biết xấu hổ để có quyết tâm cao hơn, bà Lan bày tỏ quan điểm.
Chính phủ đã không vui vẻ nữa rồi, đã đặt mục tiêu phấn đấu quyết liệt để để vào được nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc bình luận từ ví trí điều hành phiên thảo luận.
Bên cạnh cảm nhận buồn, bà Phạm Chi Lan cũng chia sẻ một cảm nhận... không được vui.
Đó là nhiều nơi khi nói đến cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là nói đến là Chính phủ đang hỗ trợ doanh nghiệp cái này cái khác, mà chưa thấy là điều đó cơ quan nhà nước đang làm cho chính mình.
Cải thiện môi trường, đầu tư kinh doanh là việc cho nhà nước nữa, nó làm cho bộ máy tốt hơn, hiệu quả hiệu lực hơn.
“Đôi lúc tôi hơi khó chịu khi cơ quan nhà nước cứ tỏ ra ban ơn, trong khi cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chính là việc anh phải làm”, bà Lan chia sẻ.
Với chủ đề của diễn đàn là "Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động", bà Lan và một số vị khác bày tỏ sự đồng tình với nhiều quan điểm lớn của TS. Nguyễn Đình Cung, trong đó có khẳng định doanh nghiệp nhà nước không thể là công cụ để nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô ở báo cáo đề dẫn.
Ông Cung cho biết, phần trình bày của ông được rút từ nghiên cứu “Đổi mới tư duy và tháo bỏ nút thắt thể chế để chuyển mạnh nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường đầy đủ” được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong gần một năm.
Ở báo cáo này, Viện trưởng CIEM cho rằng trong thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, Nhà nước không sử dụng doanh nghiệp để điều tiết thị trường, mà ngược lại phải quản lý, giám sát và ngăn ngừa doanh nghiệp lạm dụng vị thế của mình để tác động, làm méo mó, sai lệch tín hiệu thị trường.
"Tôi đồng ý với anh Cung là hiện nay là nhà nước vẫn đứng trên và đứng ngoài thị trường", Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch tham gia thảo luận.
Theo vị chuyên gia này thì nhà nước chỉ nên làm ba việc là ổn định kinh tế vĩ mô ổn định môi trường pháp lý tốt và xây dựng nền hành chính mang tính phục vụ.
Ồng Lịch cũng nhấn mạnh một điều là Việt Nam mất gần 1/4 thế kỷ để xác lập tư duy về một vấn đề mang tính đương nhiên phải có trong cơ chế thị trường, đó là quyền tự do kinh doanh của công dân, được làm những gì mà pháp luật không cấm.
Quan điểm về vai trò của doanh nghiệp nhà nước tại báo cáo đề dẫn cũng nhận được sự đồng tình của các chuyên gia. Tuy nhiên, cả người đề xuất cần có luật cổ phần hóa doanh ngiệp nhà nước là nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Vũ Mão và bà Lan đều không cùng quan điểm khi ông Cung cho rằng thời điểm này không nhất thiết bàn về luật cổ phần hóa.
Cần hiểu môt cách sâu sắc rằng chính vì chưa có luật nên việc cổ phần hóa chưa thành công, ông Vũ Mão “phản biện”.
Cần có luật cổ phần hóa, không để tài sản nhà nước mất mát quá nhiều, bà Chi Lan bày tỏ chính kiến.
Theo bà, Quốc hội cần giám sát chặt chẽ xem khối tài sản khổng lồ các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ, thực chất cũng là tài sản của dân khi cổ phần hóa sẽ như thế nào.
"Phải biến khu vực tư nhân thành động lực của phát triển đất nước chứ không phải là một trong những động lực, xin đừng nói nữa là khu vực tư nhân chưa đủ mạnh, doanh nghiệp nào lớn nhất Việt Nam? Chính là Vingroup - một doanh nghiệp tư nhân", bà Lan phát biểu.
Cho rằng nếu nhận được những ưu đãi như doanh nghiệp FDI thì doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ không thua kém, song bà Lan cũng đưa ra khuyến nghị “đừng trách nhà đầu tư nước ngoài, mình dốt, mình tham nhũng nên người ra mới lợi dụng được”.
Góp ý này được bà Lan rút ra từ một cảm nhận buồn, đó là sau 20 năm gia nhập ASEAN Việt Nam vẫn vui vẻ đứng trong nhóm 4 nước cuối: Việt Nam - Lào - Campuchia - Myanma.
Đất nước tiềm năng thế này cứ muốn chìa tay xin hỗ trợ mãi, cứ vui vẻ ở nhóm cuối, với 6 nước còn lại trong ASEAN còn không bình đẳng nổi, thực sự rất cần biết xấu hổ để có quyết tâm cao hơn, bà Lan bày tỏ quan điểm.
Chính phủ đã không vui vẻ nữa rồi, đã đặt mục tiêu phấn đấu quyết liệt để để vào được nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc bình luận từ ví trí điều hành phiên thảo luận.
Bên cạnh cảm nhận buồn, bà Phạm Chi Lan cũng chia sẻ một cảm nhận... không được vui.
Đó là nhiều nơi khi nói đến cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là nói đến là Chính phủ đang hỗ trợ doanh nghiệp cái này cái khác, mà chưa thấy là điều đó cơ quan nhà nước đang làm cho chính mình.
Cải thiện môi trường, đầu tư kinh doanh là việc cho nhà nước nữa, nó làm cho bộ máy tốt hơn, hiệu quả hiệu lực hơn.
“Đôi lúc tôi hơi khó chịu khi cơ quan nhà nước cứ tỏ ra ban ơn, trong khi cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chính là việc anh phải làm”, bà Lan chia sẻ.
Với chủ đề của diễn đàn là "Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động", bà Lan và một số vị khác bày tỏ sự đồng tình với nhiều quan điểm lớn của TS. Nguyễn Đình Cung, trong đó có khẳng định doanh nghiệp nhà nước không thể là công cụ để nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô ở báo cáo đề dẫn.
Ông Cung cho biết, phần trình bày của ông được rút từ nghiên cứu “Đổi mới tư duy và tháo bỏ nút thắt thể chế để chuyển mạnh nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường đầy đủ” được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong gần một năm.
Ở báo cáo này, Viện trưởng CIEM cho rằng trong thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, Nhà nước không sử dụng doanh nghiệp để điều tiết thị trường, mà ngược lại phải quản lý, giám sát và ngăn ngừa doanh nghiệp lạm dụng vị thế của mình để tác động, làm méo mó, sai lệch tín hiệu thị trường.
"Tôi đồng ý với anh Cung là hiện nay là nhà nước vẫn đứng trên và đứng ngoài thị trường", Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch tham gia thảo luận.
Theo vị chuyên gia này thì nhà nước chỉ nên làm ba việc là ổn định kinh tế vĩ mô ổn định môi trường pháp lý tốt và xây dựng nền hành chính mang tính phục vụ.
Ồng Lịch cũng nhấn mạnh một điều là Việt Nam mất gần 1/4 thế kỷ để xác lập tư duy về một vấn đề mang tính đương nhiên phải có trong cơ chế thị trường, đó là quyền tự do kinh doanh của công dân, được làm những gì mà pháp luật không cấm.
Quan điểm về vai trò của doanh nghiệp nhà nước tại báo cáo đề dẫn cũng nhận được sự đồng tình của các chuyên gia. Tuy nhiên, cả người đề xuất cần có luật cổ phần hóa doanh ngiệp nhà nước là nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Vũ Mão và bà Lan đều không cùng quan điểm khi ông Cung cho rằng thời điểm này không nhất thiết bàn về luật cổ phần hóa.
Cần hiểu môt cách sâu sắc rằng chính vì chưa có luật nên việc cổ phần hóa chưa thành công, ông Vũ Mão “phản biện”.
Cần có luật cổ phần hóa, không để tài sản nhà nước mất mát quá nhiều, bà Chi Lan bày tỏ chính kiến.
Theo bà, Quốc hội cần giám sát chặt chẽ xem khối tài sản khổng lồ các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ, thực chất cũng là tài sản của dân khi cổ phần hóa sẽ như thế nào.
"Phải biến khu vực tư nhân thành động lực của phát triển đất nước chứ không phải là một trong những động lực, xin đừng nói nữa là khu vực tư nhân chưa đủ mạnh, doanh nghiệp nào lớn nhất Việt Nam? Chính là Vingroup - một doanh nghiệp tư nhân", bà Lan phát biểu.
Cho rằng nếu nhận được những ưu đãi như doanh nghiệp FDI thì doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ không thua kém, song bà Lan cũng đưa ra khuyến nghị “đừng trách nhà đầu tư nước ngoài, mình dốt, mình tham nhũng nên người ra mới lợi dụng được”.