11:27 21/03/2017

"Cần cấp hạn ngạch, không thể đánh bắt thuỷ sản vô tội vạ"

Nguyễn Lê

Dự án Luật Thuỷ sản (sửa đổi) được Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 21/3

<div style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;"><span style="font-size: 11pt;">Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội &nbsp;Nhân dân Việt Nam Phạm Ngọc Minh góp ý sửa Luật Thuỷ sản.</span></div><div style="font-weight: normal;"><span style="font-size: 11pt;"><br></span></div>
<div style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;"><span style="font-size: 11pt;">Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội &nbsp;Nhân dân Việt Nam Phạm Ngọc Minh góp ý sửa Luật Thuỷ sản.</span></div><div style="font-weight: normal;"><span style="font-size: 11pt;"><br></span></div>
Cần cấp hạn ngạch chứ không thể đánh bắt vô tội vạ bao nhiêu cũng được, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội  Nhân dân Việt Nam Phạm Ngọc Minh góp ý sửa Luật Thuỷ sản.

Dự án Luật Thuỷ sản (sửa đổi) được Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 21/3.

Thuyết minh về sự cần thiết phải sửa Luật Thuỷ sản, Chính phủ nêu rõ, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường, nguồn lợi thuỷ sản đang suy giảm, môi trường sống của các loài thuỷ sản có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng, sự phát triển thủy sản chưa thực sự hiệu quả và thiếu bền vững. Yêu cầu hội nhập quốc tế, năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thuỷ sản còn hạn chế, xu hướng bảo hộ mậu dịch, hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu là thách thức lớn đối với thuỷ sản Việt Nam.

Nguồn thuỷ sản suy giảm nghiêm trọng cũng là thông tin được ông Minh nhấn mạnh sau đó.

Cho biết đã có 30 năm đi biển, có lúc ở biển liền vài tháng, ông Minh nhìn nhận trước đây biển Việt Nam rất nhiều cá, còn bây giờ từ Bạch Long Vĩ đến Phú Quốc đều không còn cá nữa. 

Sự cạn kiệt này theo ông Minh có nguyên nhân từ tình trạng đánh bắt tận diệt, chích điện, đánh thuốc nổ chết vài chục tấn nhưng có khi chỉ thu được vài tấn.

Với tình trạng như vậy, ông Minh cho rằng cần quy định cụ thể đánh bắt thuỷ sản, mùa nào thì cấm - nhất là khi cá sinh sản, thậm chí cần cấp hạn ngạch đánh bắt chứ không thể đánh bắt vô tội vạ bao nhiêu cũng được.

So sánh với tổ chức đánh bắt của Trung Quốc, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt nói, mùa thuỷ sản sinh sản người ta cấm đánh bắt, vậy thì quy định này có đưa vào luật sửa đổi này của Việt  Nam không? 

Ở một số nước người ta quy định cá lớn bao nhiêu thì mới được đánh chứ không thì họ phạt chết, mình thì kéo sạch, huỷ diệt hết, do luật mình không rõ, ông Việt nói tiếp.

Thẩm tra dự án luật, Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội nhận định: thủy sản không phải là một nguồn tài nguyên vô tận, cần phải được bảo vệ và có chiến lược phát triển bền vững. Nhất là trong tình hình hiện nay khi nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng suy giảm nghiêm trọng trên các thủy vực nội địa và vùng ven biển do tình trạng khai thác thủy sản quá giới hạn cho phép, sự suy giảm của hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường sống, biến đổi khí hậu...

Theo cơ quan thẩm tra, việc sửa đổi Luật Thủy sản 2003 cho phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuỷ sản và hội nhập quốc tế, bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật theo tinh thần Hiến pháp 2013 là cần thiết.

Nhiều nội dung sửa đổi cũng nhận được sự đồng tình của cơ quan thẩm tra.

Chẳng hạn, Chính phủ đề xuất thực hiện cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản. Tờ trình dự án luật nêu rõ, đây là nội dung mới thay đổi về phương thức cấp phép so với Luật Thủy sản 2003 nhằm phù hợp với phương thức quản lý của các quốc gia trên thế giới và nhằm kiểm soát được nguồn lợi chặt chẽ hơn. Đây cũng là công cụ quản lý hữu hiệu mà phần lớn các quốc gia hiện nay đang áp dụng quản lý đóng mới và phát triển tàu cá khai thác hiệu quả, sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản.

Đổi mới này được cơ quan thẩm tra nhìn nhận là để bảo vệ, tái tạo và phục hồi nguồn lợi thuỷ sản hợp lý và bền vững.

Thường trực cơ quan thẩm tra cũng cho rằng các hoạt động khai thác thuỷ sản phải tuân thủ quy định chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) mà Liên minh châu Âu đề ra. 

Đề nghị được đưa ra với ban soạn thảo là cần nghiên cứu nội luật hóa các quy định này cho phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành thủy sản Việt Nam cũng như yêu cầu khắt khe của thị trường châu Âu và có hướng dẫn cụ thể về thực hiện IUU ở Việt Nam, tránh trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn trong việc chứng nhận thủy sản được khai thác hợp pháp, nhưng vì đánh bắt hải sản của Việt Nam có quy mô nhỏ lẻ, tàu nhỏ, không đủ trang thiết bị, trình độ của nhiều ngư dân còn hạn chế. Do đó, rất khó đáp ứng đầy đủ quy định của chế định này.

Luật cần cụ thể hơn, hiện còn nhiều điều chung chung và nhiều điều giao cho Chính phủ quy định, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đưa ra yêu cầu để ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện dự án luật.

Việc sửa Luật Thuỷ sản sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ ba vào tháng 5 tới.