“Chỉ áng chừng thì Quốc hội quyết làm gì?”
Ngay ở các con số đạt và vượt của kinh tế - xã hội 2011 cũng chứa đựng nhiều nỗi lo
Không chỉ với các chỉ tiêu “hụt hơi” mà ngay ở các con số đạt và vượt của kinh tế - xã hội 2011 cũng chứa đựng nhiều nỗi lo, dưới góc nhìn của các vị đại biểu Quốc hội.
Ngay tại phiên khai mạc kỳ họp thứ ba vào ngày 21/5 tới đây, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội 2011. Hôm qua (14/5), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã họp phiên toàn thể để thẩm tra báo cáo của Chính phủ về nội dung này.
Kinh tế chỉ đạt “một chỉ tiêu rưỡi”
So với báo cáo tại kỳ họp cuối năm 2011 của Quốc hội, nhiều con số đã có sự thay đổi.
Được nhắc đến nhiều nhất trong số 9/22 chỉ tiêu “vỡ kế hoạch” là GDP chỉ đạt 5,89%/7-7,5%; còn CPI là 18,13%/ không quá 7%.
Trong số 13 con số về đích chỉ có hai chỉ tiêu kinh tế, đó là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu đã từ 31,6% khi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ hai lên 34,2% (kế hoạch là 10%), còn nhập siêu từ 10,5% xuống 10,16% (kế hoạch là không quá 18%).
Với phân tích của TS. Cao Sỹ Kiêm thì thực chất là chỉ có 1,5 chỉ tiêu đạt yêu cầu của Quốc hội. Bởi theo ông, ở chỉ tiêu nhập siêu, tách ra phần khó khăn đình trệ trong sản xuất dẫn đến không nhập khẩu được, thì lại là khuyết điểm.
Bình luận thêm về nhập siêu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nói rằng ban đầu chỉ tiêu này được đặt ra rất cao (tới 18%) và ông đã bị “phê bình” ba lần trong Chính phủ vì đề nghị điều hành con số này dưới 15%. Về sau, kết quả thực hiện chỉ có 10,16%.
“Ca ngợi” chỉ tiêu này cũng phải đánh giá luôn mặt trái của nó chứ biểu dương quá thì cũng không nhận được sự đồng cảm của xã hội”, ông Giàu nói.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cũng tâm tư rằng “rất hoang mang, suy nghĩ” khi nhìn vào 4 chỉ tiêu kinh tế của năm trước. Khi cả kinh tế và xã hội đều “có vấn đề”, còn báo cáo của Chính phủ nhận định “tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà trong bộ máy hành chính, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi”.
“Chỉ áng chừng thì Quốc hội quyết làm gì?”
Đồng tình với đại biểu Kiêm, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, trong 4 chỉ tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô 2011 chỉ có xuất khẩu là đạt kế hoạch.
Ba chỉ tiêu còn lại đều không đạt là GDP, CPI và tạo việc làm, trong đó riêng tạo việc làm con số báo cáo của Chính phủ là 1,583/1,6 triệu người.
“Xin nói với anh Sinh, là tôi không bao giờ tin con số giải quyết việc làm năm nào cũng 1,5 - 1,6 triệu này”, đại biểu Lịch hướng về Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, người vừa trình bày báo cáo bổ sung của Chính phủ trước Ủy ban Kinh tế.
Vẫn theo đại biểu Lịch, vấn đề này đã được ông nêu tại Quốc hội nhiệm kỳ trước, và câu trả lời của nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khi đó là: “Việt Nam không tính được bao nhiêu việc làm mới tạo ra trong một năm”.
“Khi hệ thống thống kê không tính được con số này, thì không thể nào lý giải được quan hệ giữa tăng việc làm và đầu tư, đặc biệt đầu tư ngân sách. Tại các nước, cái quan trọng nhất là bao giờ người ta cũng tính được số việc làm mới cỡ nào, mới tính toán được là đầu tư hay không nên đầu tư”, đại biểu Lịch phân tích.
“Tôi kiến nghị Chính phủ bằng các công cụ kỹ thuật phải làm việc này, chứ nếu không thì năm nào cũng áng chừng mỗi năm giải quyết việc làm 1,5 - 1,6 triệu, kinh tế cỡ nào cũng cỡ đó, thì Quốc hội quyết làm gì chỉ tiêu này?”, ông Lịch phát biểu.
Nhìn vào các con số khác, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Danh Út đặt câu hỏi vì sao chỉ tiêu tỷ lệ dân số ở đô thị được sử dụng nước sạch thì cao (77/78% kế hoạch) còn tỷ lệ dân số ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt thấp (78/86%).
“Trách nhiệm ở đây thế nào Chính phủ phải nói rõ, có phải do chưa tập trung cao cho nông thôn?”, đại biểu Danh Út đặt vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng băn khoăn, “mình nói mình lo cho nông thôn, cho đối tượng yếu thế thế nào mà chỉ tiêu ban đầu cao tới 86%, cuối năm ngoái báo cáo Quốc hội là 83%, rồi bây giờ teo lại còn 78%”.
Người đứng đầu cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cần có sự phân tích xem vì sao năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn thế mà thu ngân sách vẫn vượt rất cao, tăng tới 18,4%?
“Quan trọng nhất là chất lượng các chỉ tiêu, là thực tế đời sống của nhân dân cần được đánh giá cho đúng”, Chủ nhiệm Giàu nhấn mạnh.
Ngay tại phiên khai mạc kỳ họp thứ ba vào ngày 21/5 tới đây, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội 2011. Hôm qua (14/5), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã họp phiên toàn thể để thẩm tra báo cáo của Chính phủ về nội dung này.
Kinh tế chỉ đạt “một chỉ tiêu rưỡi”
So với báo cáo tại kỳ họp cuối năm 2011 của Quốc hội, nhiều con số đã có sự thay đổi.
Được nhắc đến nhiều nhất trong số 9/22 chỉ tiêu “vỡ kế hoạch” là GDP chỉ đạt 5,89%/7-7,5%; còn CPI là 18,13%/ không quá 7%.
Trong số 13 con số về đích chỉ có hai chỉ tiêu kinh tế, đó là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu đã từ 31,6% khi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ hai lên 34,2% (kế hoạch là 10%), còn nhập siêu từ 10,5% xuống 10,16% (kế hoạch là không quá 18%).
Với phân tích của TS. Cao Sỹ Kiêm thì thực chất là chỉ có 1,5 chỉ tiêu đạt yêu cầu của Quốc hội. Bởi theo ông, ở chỉ tiêu nhập siêu, tách ra phần khó khăn đình trệ trong sản xuất dẫn đến không nhập khẩu được, thì lại là khuyết điểm.
Bình luận thêm về nhập siêu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nói rằng ban đầu chỉ tiêu này được đặt ra rất cao (tới 18%) và ông đã bị “phê bình” ba lần trong Chính phủ vì đề nghị điều hành con số này dưới 15%. Về sau, kết quả thực hiện chỉ có 10,16%.
“Ca ngợi” chỉ tiêu này cũng phải đánh giá luôn mặt trái của nó chứ biểu dương quá thì cũng không nhận được sự đồng cảm của xã hội”, ông Giàu nói.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cũng tâm tư rằng “rất hoang mang, suy nghĩ” khi nhìn vào 4 chỉ tiêu kinh tế của năm trước. Khi cả kinh tế và xã hội đều “có vấn đề”, còn báo cáo của Chính phủ nhận định “tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà trong bộ máy hành chính, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi”.
“Chỉ áng chừng thì Quốc hội quyết làm gì?”
Đồng tình với đại biểu Kiêm, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, trong 4 chỉ tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô 2011 chỉ có xuất khẩu là đạt kế hoạch.
Ba chỉ tiêu còn lại đều không đạt là GDP, CPI và tạo việc làm, trong đó riêng tạo việc làm con số báo cáo của Chính phủ là 1,583/1,6 triệu người.
“Xin nói với anh Sinh, là tôi không bao giờ tin con số giải quyết việc làm năm nào cũng 1,5 - 1,6 triệu này”, đại biểu Lịch hướng về Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, người vừa trình bày báo cáo bổ sung của Chính phủ trước Ủy ban Kinh tế.
Vẫn theo đại biểu Lịch, vấn đề này đã được ông nêu tại Quốc hội nhiệm kỳ trước, và câu trả lời của nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khi đó là: “Việt Nam không tính được bao nhiêu việc làm mới tạo ra trong một năm”.
“Khi hệ thống thống kê không tính được con số này, thì không thể nào lý giải được quan hệ giữa tăng việc làm và đầu tư, đặc biệt đầu tư ngân sách. Tại các nước, cái quan trọng nhất là bao giờ người ta cũng tính được số việc làm mới cỡ nào, mới tính toán được là đầu tư hay không nên đầu tư”, đại biểu Lịch phân tích.
“Tôi kiến nghị Chính phủ bằng các công cụ kỹ thuật phải làm việc này, chứ nếu không thì năm nào cũng áng chừng mỗi năm giải quyết việc làm 1,5 - 1,6 triệu, kinh tế cỡ nào cũng cỡ đó, thì Quốc hội quyết làm gì chỉ tiêu này?”, ông Lịch phát biểu.
Nhìn vào các con số khác, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Danh Út đặt câu hỏi vì sao chỉ tiêu tỷ lệ dân số ở đô thị được sử dụng nước sạch thì cao (77/78% kế hoạch) còn tỷ lệ dân số ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt thấp (78/86%).
“Trách nhiệm ở đây thế nào Chính phủ phải nói rõ, có phải do chưa tập trung cao cho nông thôn?”, đại biểu Danh Út đặt vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng băn khoăn, “mình nói mình lo cho nông thôn, cho đối tượng yếu thế thế nào mà chỉ tiêu ban đầu cao tới 86%, cuối năm ngoái báo cáo Quốc hội là 83%, rồi bây giờ teo lại còn 78%”.
Người đứng đầu cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cần có sự phân tích xem vì sao năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn thế mà thu ngân sách vẫn vượt rất cao, tăng tới 18,4%?
“Quan trọng nhất là chất lượng các chỉ tiêu, là thực tế đời sống của nhân dân cần được đánh giá cho đúng”, Chủ nhiệm Giàu nhấn mạnh.