13:49 21/12/2013

CPI năm 2013 tại Tp.HCM tăng thấp hơn cả nước

Thái Hà

Cục Thống kê Tp.HCM vừa công bố CPI tháng 12/2013 tăng 0,39% so tháng trước

<span id="div" class="fl w100 mt10 span-detailimages relative">Diễn biến CPI qua các tháng năm nay - Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM.<br></span>
<span id="div" class="fl w100 mt10 span-detailimages relative">Diễn biến CPI qua các tháng năm nay - Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM.<br></span>
Cơ quan thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,39% so tháng trước và tăng 5,2% so với tháng 12 năm trước. Như vậy, bình quân năm 2013 giá đã tăng 3,67% so với bình quân năm 2012.

Với mức tăng tương đối thấp (5,2%) so với các thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng hay cả nước (ước khoảng 6%), phản ánh Tp.HCM đã phần nào làm tốt việc kiềm chế giá cả thông qua các hoạt động như chương trình bình ổn thị trường với 7.579 điểm bán hàng trong đó có 3.281 điểm bán các mặt hàng lương thực thực phẩm.

Diễn biến giá cả tháng cuối năm ở Tp.HCM không sôi động như mọi năm khi đa phần giá cả các nhóm hàng dao động nhẹ ngoại trừ nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng mạnh do ảnh hưởng của giá gas thế giới.

Từ đầu tháng 12, giá gas bán lẻ ở tất cả các hãng đều tăng bình quân 80 nghìn/ bình 12 kg lên mức kỷ lục 475.000 cho đến 485.000 đồng cho một bình 12kg tùy hãng cung cấp. Điều này đã khiến chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất ở mức 2,91% so tháng trước.

Ở một diễn biến khác, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,23% so tháng trước trong đó lương thực tăng 0,6%, thực phẩm tăng 0,21% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,08%.

Giá các mặt hàng lương thực tăng nhẹ do nguồn cung từ các tỉnh đồng bằng sông cửu long ổn định, giá xuất khẩu đang ở mức thấp, không ảnh hưởng nhiều đến giá bán lẻ của thị trường trong nước.

Giá thực phẩm cũng chỉ tăng ở mức nhẹ 0,21% so tháng trước nhờ nguồn cung ổn định, đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Theo Sở Công Thương Tp.HCM, lượng hàng hóa các doanh nghiệp sản xuất, dự trữ và cung ứng cho thị trường tăng 40% so với năm ngoái, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
    
Ở chiều ngược lại, có tới 4 nhóm hàng giảm giá trong tháng.

Vốn được tiếng là chịu chơi, mặc dù đã vào mùa vui chơi giải trí nhưng có vẻ người dân Tp.HCM không còn mặn mà như mọi năm. Kinh tế khó khăn, ngân sách gia đình bị thu hẹp nên ngân sách gia đình giành cho vui chơi giải trí bị cắt giảm đáng kể nên khiến giá cả nhóm văn hóa, thể thao, giải trí giảm 0,02% so tháng trước.

Nhóm hàng giao thông giảm mạnh nhất trong tháng với mức giảm 0,34% so tháng trước chủ yếu là do việc giảm giá xăng dầu vừa qua. Cũng do quy định của cơ quan thống kê, đợt tăng giá xăng dầu ngày 18/12 vừa qua sẽ ảnh hưởng sang tháng sau.

Trong tháng, cùng với nhóm bưu chính viễn thông luôn đóng vai trò bình ổn giá, chỉ số giá nhóm giáo dục cũng không đổi so với tháng trước.

Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt, không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái chiều khi ghi nhận ở các mức giảm 3,62% và tăng 0,23% so tháng trước.