Cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội: “Phải rất kỹ càng”
Trong lịch sử Quốc hội đã có 3 trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và được tổ chức như cuộc bỏ phiếu
Đồng ý là cần phải xây dựng nghị quyết về vấn đề cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, nhưng “lo nhất là cái này”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 25/2.
Xem xét ban hành kế hoạch sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm thi hành Luật Tổ chức Quốc hội là một trong những nội dung được bàn thảo tại phiên họp này.
Dẫn quy định “trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh đây là nội dung đã được quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội từ năm 2001, nhưng đến nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa ban hành được văn bản quy định về trình tự để cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.
Vì vậy, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm xem xét, phân công cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về vấn đề này để bảo đảm thực hiện quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, ông Lý nói.
Từ trước đến nay rất ít đại biểu bị bãi nhiệm, nhiệm kỳ này nhiều nhất chắc cũng chỉ có hai vị, vậy có nên ban hành nghị quyết về quy trình cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội hay không, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng băn khoăn.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý giải thích, trong lịch sử đã có 3 trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và được tổ chức như cuộc bỏ phiếu.
Nhấn mạnh là cần phải ban hành nghị quyết, song Chủ tịch Quốc hội cũng lo lắng, bởi quy định về lấy phiếu tín nhiệm cũng đã phải nâng lên hạ xuống nhiều lần, trần đi trần lại mãi, còn việc quy định cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội rất mới.
Đây là việc rất khó và phức tạp tuyệt đối không được xem nhẹ, việc này phải rất kỹ càng, vì đây là quyền dân chủ của dân, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Theo Chủ tịch, nhân dân bầu đại biểu Quốc hội thì có quyền bãi nhiệm là đúng rồi, nhưng điều kiện như thế nào là hội đủ để tiến hành việc này thì cần phải tính rất kỹ, để tránh tình trạng tung “hỏa mù”.
Đây là vấn đề rất cơ bản về quyền dân chủ của nhân dân, nên phải làm, ban hành quy trình phải rất dân chủ, thực tiễn, nhưng vẫn phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, việc này không phải chỉ là yếu tố pháp lý mà là vấn để chính trị lớn, ông Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Đồng tình là nên có hướng dẫn cụ thể quy trình cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho rằng có thể qua 2016 làm cũng được.
Cử tri có quyền bãi nhiệm, nhưng bãi nhiệm đại biểu nào thì không phải cử tri quyết, đây là hai vấn đề khác nhau, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích.
Ông Lưu cũng cho rằng, nghị quyết về vấn đề này nếu ban hành được ngay thì tốt, không thì nhiệm kỳ Quốc hội sau cũng được, vì đây là vấn đề cần cân nhắc thật kỹ.
Xem xét ban hành kế hoạch sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm thi hành Luật Tổ chức Quốc hội là một trong những nội dung được bàn thảo tại phiên họp này.
Dẫn quy định “trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh đây là nội dung đã được quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội từ năm 2001, nhưng đến nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa ban hành được văn bản quy định về trình tự để cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.
Vì vậy, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm xem xét, phân công cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về vấn đề này để bảo đảm thực hiện quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, ông Lý nói.
Từ trước đến nay rất ít đại biểu bị bãi nhiệm, nhiệm kỳ này nhiều nhất chắc cũng chỉ có hai vị, vậy có nên ban hành nghị quyết về quy trình cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội hay không, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng băn khoăn.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý giải thích, trong lịch sử đã có 3 trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và được tổ chức như cuộc bỏ phiếu.
Nhấn mạnh là cần phải ban hành nghị quyết, song Chủ tịch Quốc hội cũng lo lắng, bởi quy định về lấy phiếu tín nhiệm cũng đã phải nâng lên hạ xuống nhiều lần, trần đi trần lại mãi, còn việc quy định cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội rất mới.
Đây là việc rất khó và phức tạp tuyệt đối không được xem nhẹ, việc này phải rất kỹ càng, vì đây là quyền dân chủ của dân, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Theo Chủ tịch, nhân dân bầu đại biểu Quốc hội thì có quyền bãi nhiệm là đúng rồi, nhưng điều kiện như thế nào là hội đủ để tiến hành việc này thì cần phải tính rất kỹ, để tránh tình trạng tung “hỏa mù”.
Đây là vấn đề rất cơ bản về quyền dân chủ của nhân dân, nên phải làm, ban hành quy trình phải rất dân chủ, thực tiễn, nhưng vẫn phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, việc này không phải chỉ là yếu tố pháp lý mà là vấn để chính trị lớn, ông Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Đồng tình là nên có hướng dẫn cụ thể quy trình cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho rằng có thể qua 2016 làm cũng được.
Cử tri có quyền bãi nhiệm, nhưng bãi nhiệm đại biểu nào thì không phải cử tri quyết, đây là hai vấn đề khác nhau, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích.
Ông Lưu cũng cho rằng, nghị quyết về vấn đề này nếu ban hành được ngay thì tốt, không thì nhiệm kỳ Quốc hội sau cũng được, vì đây là vấn đề cần cân nhắc thật kỹ.