“Đã là người tài thì không nên làm chỗ người thân”
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói về tình trạng “cả họ làm quan”
“Quan điểm của tôi, nếu anh đã là người tài, người có năng lực thì không thiếu chỗ để thể hiện cái tài của mình chứ không nên và cũng không nhất thiết cứ phải làm ở chỗ người thân, người quen làm gì”.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã nói như vậy với báo giới nhận được chất vấn về tình trạng “cả họ làm quan” và bổ nhiệm lãnh đạo tràn lan đang diễn ra tại một số địa phương khiến dư luận bất bình.
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/10, ông Tuấn nói:
- Trong luật cán bộ, công chức đã có những điều quy định cấm người đứng đầu bố trí người thân, ruột thịt vào một số chức vụ trong cơ quan tổ chức, ví dụ như kế toán trưởng...
Chính vì vậy, vừa qua, sau khi báo chí có nêu một số địa phương xảy ra tình trạng này thì Bộ Nội vụ cũng đã và đang theo dõi sát việc này. Chắc chắn bộ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và trên cơ sở đó đề xuất các cấp có thẩm quyền có giải pháp và nghiên cứu để làm sao quản lý chặt chẽ hơn.
Sau này, khi sửa Luật Cán bộ công chức sẽ phải quy định chặt chẽ hơn để kiểm soát việc trong một đơn vị có nhiều người trong cùng gia đình và tạo điều kiện thu hút người có đủ năng lực, người tài vào vị trí xứng đáng.
Tuy nhiên ở đâu cũng vậy, nếu người có đủ tài năng thì phải tạo điều kiện làm việc. Người ngoài hay người trong, nếu có tài năng thì đều được trọng dụng.
Vẫn biết người tài thì phải được trọng dụng, bất luận có quan hệ như thế nào với lãnh đạo, nhưng dư luận đặt câu hỏi tại sao lại có sự trùng hợp đến lạ kỳ khi có đến cả chục người tài đều có quan hệ mật thiết với lãnh đạo địa phương và tất cả đều “đúng quy trình”, thưa ông?
Trong xã hội chúng ta, công tác cán bộ là tuyển chọn những người vào làm việc trong cơ quan, tổ chức được thực hiện theo nguyên tắc là ai có đủ đức, đủ tài thì đều được sử dụng và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Còn trong quản lý, cùng với cơ chế kiểm soát tốt việc trong một đơn vị có nhiều người có quan hệ gia đình giữ chức vụ thì cần phải có cơ chế tạo điều kiện để thu hút những người có tài năng, có đủ năng lực vào làm việc và được bổ nhiệm vào các vị trí xứng đáng.
Chúng tôi cũng cảm thấy chạnh lòng khi báo chí nói về “quy trình”. Dường như đây là một từ nhạy cảm hiện nay. Đúng quy trình là đúng quy định, thủ tục pháp luật. Còn vấn đề trách nhiệm phải dựa vào vai trò của tập thể cấp ủy và người đứng đầu. Nếu bổ nhiệm đúng quy trình mà anh làm không tốt thì chính anh sẽ bị đào thải.
Còn nếu các địa phương, đơn vị cứ khẳng định là “tất cả đều đúng quy trình” thì cũng chưa hẳn đã đúng hoàn toàn. Nói như vậy không sai nhưng chưa đầy đủ bởi còn những yếu tố khác như tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và những điều cấm cán bộ công chức, đảng viên không được làm.
Tất cả những việc làm sai khi bị phát hiện, bị xử lý và công bố công khai thì sẽ là những bài học cho các cơ quan, tổ chức khác tránh không vướng vào các sai phạm tương tự.
Liệu việc bổ nhiệm ở đây có dáng dấp của tư lợi, thậm chí là tham nhũng hay không?
Trước hết là phải thực hiện theo đúng quy định về trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong việc bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo quản lý thuộc phạm vi mình phụ trách đối với một số vị trí thôi.
Còn việc hoàn thiện để tránh việc bổ nhiệm người nhà, người thân, quan điểm của tôi là phải đảm bảo việc bổ nhiệm đúng quy định của pháp luật trong đó có cả pháp luật về phòng chống tham nhũng. Thứ hai là phải theo quan điểm như Thủ tướng đã nói “tìm người tài chứ không tìm người nhà”.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã nói như vậy với báo giới nhận được chất vấn về tình trạng “cả họ làm quan” và bổ nhiệm lãnh đạo tràn lan đang diễn ra tại một số địa phương khiến dư luận bất bình.
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/10, ông Tuấn nói:
- Trong luật cán bộ, công chức đã có những điều quy định cấm người đứng đầu bố trí người thân, ruột thịt vào một số chức vụ trong cơ quan tổ chức, ví dụ như kế toán trưởng...
Chính vì vậy, vừa qua, sau khi báo chí có nêu một số địa phương xảy ra tình trạng này thì Bộ Nội vụ cũng đã và đang theo dõi sát việc này. Chắc chắn bộ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và trên cơ sở đó đề xuất các cấp có thẩm quyền có giải pháp và nghiên cứu để làm sao quản lý chặt chẽ hơn.
Sau này, khi sửa Luật Cán bộ công chức sẽ phải quy định chặt chẽ hơn để kiểm soát việc trong một đơn vị có nhiều người trong cùng gia đình và tạo điều kiện thu hút người có đủ năng lực, người tài vào vị trí xứng đáng.
Tuy nhiên ở đâu cũng vậy, nếu người có đủ tài năng thì phải tạo điều kiện làm việc. Người ngoài hay người trong, nếu có tài năng thì đều được trọng dụng.
Vẫn biết người tài thì phải được trọng dụng, bất luận có quan hệ như thế nào với lãnh đạo, nhưng dư luận đặt câu hỏi tại sao lại có sự trùng hợp đến lạ kỳ khi có đến cả chục người tài đều có quan hệ mật thiết với lãnh đạo địa phương và tất cả đều “đúng quy trình”, thưa ông?
Trong xã hội chúng ta, công tác cán bộ là tuyển chọn những người vào làm việc trong cơ quan, tổ chức được thực hiện theo nguyên tắc là ai có đủ đức, đủ tài thì đều được sử dụng và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Còn trong quản lý, cùng với cơ chế kiểm soát tốt việc trong một đơn vị có nhiều người có quan hệ gia đình giữ chức vụ thì cần phải có cơ chế tạo điều kiện để thu hút những người có tài năng, có đủ năng lực vào làm việc và được bổ nhiệm vào các vị trí xứng đáng.
Chúng tôi cũng cảm thấy chạnh lòng khi báo chí nói về “quy trình”. Dường như đây là một từ nhạy cảm hiện nay. Đúng quy trình là đúng quy định, thủ tục pháp luật. Còn vấn đề trách nhiệm phải dựa vào vai trò của tập thể cấp ủy và người đứng đầu. Nếu bổ nhiệm đúng quy trình mà anh làm không tốt thì chính anh sẽ bị đào thải.
Còn nếu các địa phương, đơn vị cứ khẳng định là “tất cả đều đúng quy trình” thì cũng chưa hẳn đã đúng hoàn toàn. Nói như vậy không sai nhưng chưa đầy đủ bởi còn những yếu tố khác như tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và những điều cấm cán bộ công chức, đảng viên không được làm.
Tất cả những việc làm sai khi bị phát hiện, bị xử lý và công bố công khai thì sẽ là những bài học cho các cơ quan, tổ chức khác tránh không vướng vào các sai phạm tương tự.
Liệu việc bổ nhiệm ở đây có dáng dấp của tư lợi, thậm chí là tham nhũng hay không?
Trước hết là phải thực hiện theo đúng quy định về trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong việc bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo quản lý thuộc phạm vi mình phụ trách đối với một số vị trí thôi.
Còn việc hoàn thiện để tránh việc bổ nhiệm người nhà, người thân, quan điểm của tôi là phải đảm bảo việc bổ nhiệm đúng quy định của pháp luật trong đó có cả pháp luật về phòng chống tham nhũng. Thứ hai là phải theo quan điểm như Thủ tướng đã nói “tìm người tài chứ không tìm người nhà”.