Đại biểu hỏi Thủ tướng về thông điệp 2015
Đại biểu Quốc hội chất vấn: nếu Thủ tướng có một thông điệp muốn gửi tới Quốc hội và nhân dân cả nước, thì thông điệp đó là gì?
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long.
Đại biểu Thắng viết: “Trong thời gian giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển của nước ta, Thủ tướng đã phát biểu: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng... nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Tôi, nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước rất ấn tượng và đồng cảm với phát biểu này của Thủ tướng”.
“Trong bối cảnh chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ năm 2015, để kết thúc thắng lợi nhiệm vụ 5 năm 2011-2015 cần khắc phục những tồn tại, thách thức nội tại, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững chủ quyền, độc lập, tự chủ của đất nước, nếu Thủ tướng có một thông điệp muốn gửi tới Quốc hội và nhân dân cả nước, thì thông điệp đó là gì cùng với những giải pháp đột phá nào?”.
Ký thay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng văn bản trả lời đại biểu Phạm Tất Thắng là Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh.
Văn bản nêu rõ, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 là: tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện mạnh mẽ các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng cao hơn năm 2014.
Tiếp tục phát triển các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Quốc hội cũng đã thông qua chỉ tiêu chủ yếu, trong đó tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30%-32% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...
Thủ tướng nhấn mạnh, 2015 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 12.
Trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới phục hồi chậm; kinh tế xã hội nước ta có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn không ít khó khăn, thách thức; đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ, hành động quyết liệt, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức để phát triển nhanh và bền vững.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Nghị quyết tập trung vào 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội...
Không đề cập cụ thể đến giải pháp đột phá, văn bản trả lời chất vấn nêu, nhiệm vụ đặt ra cho năm 2015 là rất nặng nề.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả cao các giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 đã được Quốc hội thông qua và đạt mức cao nhất kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Đại biểu Thắng viết: “Trong thời gian giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển của nước ta, Thủ tướng đã phát biểu: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng... nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Tôi, nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước rất ấn tượng và đồng cảm với phát biểu này của Thủ tướng”.
“Trong bối cảnh chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ năm 2015, để kết thúc thắng lợi nhiệm vụ 5 năm 2011-2015 cần khắc phục những tồn tại, thách thức nội tại, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững chủ quyền, độc lập, tự chủ của đất nước, nếu Thủ tướng có một thông điệp muốn gửi tới Quốc hội và nhân dân cả nước, thì thông điệp đó là gì cùng với những giải pháp đột phá nào?”.
Ký thay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng văn bản trả lời đại biểu Phạm Tất Thắng là Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh.
Văn bản nêu rõ, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 là: tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện mạnh mẽ các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng cao hơn năm 2014.
Tiếp tục phát triển các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Quốc hội cũng đã thông qua chỉ tiêu chủ yếu, trong đó tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30%-32% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...
Thủ tướng nhấn mạnh, 2015 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 12.
Trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới phục hồi chậm; kinh tế xã hội nước ta có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn không ít khó khăn, thách thức; đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ, hành động quyết liệt, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức để phát triển nhanh và bền vững.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Nghị quyết tập trung vào 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội...
Không đề cập cụ thể đến giải pháp đột phá, văn bản trả lời chất vấn nêu, nhiệm vụ đặt ra cho năm 2015 là rất nặng nề.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả cao các giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 đã được Quốc hội thông qua và đạt mức cao nhất kế hoạch 5 năm 2011-2015.