Đại biểu Quốc hội bức xúc chuyện không trả nhà công vụ
Trong khi các đại biểu tỏ ra bức xúc việc quan chức nghỉ hưu không trả nhà công vụ thì cơ quan chức năng cho rằng chỉ là cá biệt
Nhà công vụ đang bị biến tướng thành nhà cá nhân, nhiều người khi chuyển công tác khác vẫn giữ khư khư, không chịu trả, gây phản cảm, bức xúc trong dư luận.
Nhìn nhận trên của đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi ngày 27/5 của Quốc hội, đã được khá nhiều đại biểu khác tán thành, đồng thời kiến nghị luật sắp tới phải có chế tài đủ mạnh để khắc phục tồn tại này.
Theo đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội), trước tình trạng một số quan chức thôi công tác nhưng không trả lại nhà công vụ cho nhà nước, dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi cần phải quy định rõ đối tượng, cấp nào được ở nhà công vụ, thời hạn ở là bao lâu, bao giờ phải trả và trả cho ai, trả như thế nào…
Trong khi đó, theo đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội), quy định là nhà công vụ, song một số người không làm nữa, lại tiếp tục chuyển cho con cháu, chuyển đổi ngầm, cho thuê để hưởng lợi. Nguyên nhân có thể là do nể nang, chính người quản lý nhà không thể thu hồi, trong khi người kế nhiệm cũng không thể hỏi.
“Có người được cấp đất làm nhà ra ngoài ở rồi, nhưng vẫn không trả. Thậm chí có người hứa trả nhưng không trả, gây phản cảm và bức xúc trong dư luận vì những người ở nhà công vụ là người có địa vị trong xã hội”, đại biểu Cao Sỹ Kiêm thẳng thắn bình luận.
Trong khi đó, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng, chính sách về nhà ở công vụ hiện nay chưa hợp lý. Do đó, ban soạn thảo luật cũng như các cơ quan thẩm quyền cần có sự đánh giá xem thực tế có quản lý được không, lỗi của quản lý ở đâu, của người sử dụng thế nào.
Đặc biệt, để khắc phục tồn tại trên, một số đại biểu kiến nghị cần có một công ty được giao nhiệm vụ cho thuê nhà công vụ để tránh hiện tượng lợi dụng, đồng thời quản lý chặt chẽ được giá cả cho thuê nhà công vụ.
Trao đổi với báo giới bên lề phiên thảo luận, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà cho hay, sau khi báo chí phản ánh một số trường hợp tại Hà Nội, hiện cơ quan chức năng đã và đang tiến hành thu hồi lại những căn nhà công vụ với những người hết tiêu chuẩn được ở.
Cũng theo ông Hà, những trường hợp hết thời hạn, nhưng vẫn còn có người ở là do nhiều nguyên nhân. Ví dụ, những người này đã ở nhà công vụ trong thời gian dài, nay chưa có điều kiện mua nhà khác để chuyển đi, vì vậy cần cho họ thời gian để chuẩn bị.
Bên cạnh đó, có bất cập là chúng ta cũng chưa thông báo cho những người phải chuyển đi một cách rõ ràng, vì thế, cũng cần có thời gian để họ thu xếp.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục Quản lý nhà, đến nay cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp nào chuyển nhà ở công vụ thành nhà riêng.
Đặc biệt, theo ông Hà, chính sách nhà công vụ là nhằm phục vụ cho các đối tượng như giáo viên, bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ở các tỉnh, thành phố, nhất là địa bàn khó khăn.
Đây là một chính sách ưu việt của Nhà nước, song chỉ một vài trường hợp cá biệt quan chức vừa qua đã khiến dư luận quá tập trung vào bàn tán, bình luận, từ đó làm méo mó cả một chính sách nhà ở tốt đẹp hiện nay.
Nhìn nhận trên của đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi ngày 27/5 của Quốc hội, đã được khá nhiều đại biểu khác tán thành, đồng thời kiến nghị luật sắp tới phải có chế tài đủ mạnh để khắc phục tồn tại này.
Theo đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội), trước tình trạng một số quan chức thôi công tác nhưng không trả lại nhà công vụ cho nhà nước, dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi cần phải quy định rõ đối tượng, cấp nào được ở nhà công vụ, thời hạn ở là bao lâu, bao giờ phải trả và trả cho ai, trả như thế nào…
Trong khi đó, theo đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội), quy định là nhà công vụ, song một số người không làm nữa, lại tiếp tục chuyển cho con cháu, chuyển đổi ngầm, cho thuê để hưởng lợi. Nguyên nhân có thể là do nể nang, chính người quản lý nhà không thể thu hồi, trong khi người kế nhiệm cũng không thể hỏi.
“Có người được cấp đất làm nhà ra ngoài ở rồi, nhưng vẫn không trả. Thậm chí có người hứa trả nhưng không trả, gây phản cảm và bức xúc trong dư luận vì những người ở nhà công vụ là người có địa vị trong xã hội”, đại biểu Cao Sỹ Kiêm thẳng thắn bình luận.
Trong khi đó, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng, chính sách về nhà ở công vụ hiện nay chưa hợp lý. Do đó, ban soạn thảo luật cũng như các cơ quan thẩm quyền cần có sự đánh giá xem thực tế có quản lý được không, lỗi của quản lý ở đâu, của người sử dụng thế nào.
Đặc biệt, để khắc phục tồn tại trên, một số đại biểu kiến nghị cần có một công ty được giao nhiệm vụ cho thuê nhà công vụ để tránh hiện tượng lợi dụng, đồng thời quản lý chặt chẽ được giá cả cho thuê nhà công vụ.
Trao đổi với báo giới bên lề phiên thảo luận, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà cho hay, sau khi báo chí phản ánh một số trường hợp tại Hà Nội, hiện cơ quan chức năng đã và đang tiến hành thu hồi lại những căn nhà công vụ với những người hết tiêu chuẩn được ở.
Cũng theo ông Hà, những trường hợp hết thời hạn, nhưng vẫn còn có người ở là do nhiều nguyên nhân. Ví dụ, những người này đã ở nhà công vụ trong thời gian dài, nay chưa có điều kiện mua nhà khác để chuyển đi, vì vậy cần cho họ thời gian để chuẩn bị.
Bên cạnh đó, có bất cập là chúng ta cũng chưa thông báo cho những người phải chuyển đi một cách rõ ràng, vì thế, cũng cần có thời gian để họ thu xếp.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục Quản lý nhà, đến nay cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp nào chuyển nhà ở công vụ thành nhà riêng.
Đặc biệt, theo ông Hà, chính sách nhà công vụ là nhằm phục vụ cho các đối tượng như giáo viên, bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ở các tỉnh, thành phố, nhất là địa bàn khó khăn.
Đây là một chính sách ưu việt của Nhà nước, song chỉ một vài trường hợp cá biệt quan chức vừa qua đã khiến dư luận quá tập trung vào bàn tán, bình luận, từ đó làm méo mó cả một chính sách nhà ở tốt đẹp hiện nay.