Đề nghị tự sản xuất thuốc độc cho án tử hình
Thi hành án tử hình bằng thuốc độc đang còn chồng chất khó khăn
"Không có quốc gia nào xuất khẩu thuốc để chúng ta thi hành án tử
hình, cho nên tôi đề nghị Chính phủ tổ chức sản xuất những thuốc này, tôi nghĩ cái đó trong tầm tay của chúng ta", Phó chánh án Tòa án Nhân
dân Tối cao Trần Văn Độ phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 1/1.
Sau rất nhiều tranh luận tại diễn đàn Quốc hội, hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc đã được quy định tại điều 59, Luật Thi hành án hình sự, được Quốc hội khóa 12 thông qua tại kỳ họp giữa năm 2010.
Sau đó, Chính phủ đã có Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ban hành quy định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, có hiệu lực từ ngày 1/11/2011. Quy định thuốc tiêm được sử dụng cho thi hành án tử hình gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim. Ba loại thuốc này do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, 508 người bị kết án tử hình, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không thi hành được, nguyên nhân là chưa mua được thuốc độc, đại biểu Huỳnh Nghĩa sốt ruột phát biểu.
Theo đại biểu Nghĩa, việc chậm trễ thi hành án đã làm tăng thêm áp lực nặng nề lên cả hai phía cơ quan giam giữ và phía tử tội. Trong 508 người đã có 3 người chết do bệnh tật, 3 người tự sát, thậm chí có người viết đơn xin được thi hành án do tâm lý căng thẳng, ông Nghĩa cho biết.
Đề nghị Chính phủ cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc trình dự án luật, phải trên cơ sở đảm bảo đủ điều kiện thi hành khi luật có hiệu lực, đại biểu Nghĩa cũng đề nghị Quốc hội trong khi chờ nguồn thuốc độc cho phép tạm thời tiếp tục thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn giảm tâm lý căng thẳng, phức tạp.
Không kém phần sốt ruột, đại biểu Phạm Văn Hà (Nghệ An) nêu thực tế lâu nay nhập và sản xuất thuốc bổ thì dễ nhưng thuốc độc thì rất khó. Ông Hà cũng phê Chính phủ trình luật không tính đến nguồn thuốc cung ứng. Việc quá chậm trễ thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đã ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, gây phản ứng không tốt trong dư luận, gây áp lực lớn cho các trại giam và gây bức xúc cho những người đang chờ thi hành án .
Đại biểu Hà muốn Chính phủ làm rõ và báo cáo Quốc hội về trách nhiệm của các bộ đối với việc chậm trễ này.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị Thường vụ Quốc hội bố trí một cuộc để nghe các cơ quan thực thi pháp luật báo cáo, vì Bộ Công an khẳng định có thể thực hiện vào đầu năm 2013, nhưng “chúng tôi thấy khó khăn còn chồng chất”.
Theo ông Bình, không phải chỉ có ở nguồn thuốc độc, mà còn rất nhiều khó khăn, nhất là vận chuyển đối tượng thi hành án tử hình từ vùng sâu, vùng xa đi hàng trăm cây số đến nơi thi hành án có rất nhiều rủi ro, việc đánh tháo trên đường vận chuyển rất dễ xảy ra.
Bên cạnh đó, thi hành một bản án có cả một "mâm" đi theo để chứng kiến như Viện Kiểm sát, Tòa án thi hành án, Công an. Đó là chưa kể dù sản xuất thuốc độc trong nước thì nguyên liệu vẫn nhập ở ngoài, và việc này cũng không hề thuận lợi.
Sau rất nhiều tranh luận tại diễn đàn Quốc hội, hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc đã được quy định tại điều 59, Luật Thi hành án hình sự, được Quốc hội khóa 12 thông qua tại kỳ họp giữa năm 2010.
Sau đó, Chính phủ đã có Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ban hành quy định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, có hiệu lực từ ngày 1/11/2011. Quy định thuốc tiêm được sử dụng cho thi hành án tử hình gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim. Ba loại thuốc này do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, 508 người bị kết án tử hình, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không thi hành được, nguyên nhân là chưa mua được thuốc độc, đại biểu Huỳnh Nghĩa sốt ruột phát biểu.
Theo đại biểu Nghĩa, việc chậm trễ thi hành án đã làm tăng thêm áp lực nặng nề lên cả hai phía cơ quan giam giữ và phía tử tội. Trong 508 người đã có 3 người chết do bệnh tật, 3 người tự sát, thậm chí có người viết đơn xin được thi hành án do tâm lý căng thẳng, ông Nghĩa cho biết.
Đề nghị Chính phủ cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc trình dự án luật, phải trên cơ sở đảm bảo đủ điều kiện thi hành khi luật có hiệu lực, đại biểu Nghĩa cũng đề nghị Quốc hội trong khi chờ nguồn thuốc độc cho phép tạm thời tiếp tục thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn giảm tâm lý căng thẳng, phức tạp.
Không kém phần sốt ruột, đại biểu Phạm Văn Hà (Nghệ An) nêu thực tế lâu nay nhập và sản xuất thuốc bổ thì dễ nhưng thuốc độc thì rất khó. Ông Hà cũng phê Chính phủ trình luật không tính đến nguồn thuốc cung ứng. Việc quá chậm trễ thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đã ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, gây phản ứng không tốt trong dư luận, gây áp lực lớn cho các trại giam và gây bức xúc cho những người đang chờ thi hành án .
Đại biểu Hà muốn Chính phủ làm rõ và báo cáo Quốc hội về trách nhiệm của các bộ đối với việc chậm trễ này.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị Thường vụ Quốc hội bố trí một cuộc để nghe các cơ quan thực thi pháp luật báo cáo, vì Bộ Công an khẳng định có thể thực hiện vào đầu năm 2013, nhưng “chúng tôi thấy khó khăn còn chồng chất”.
Theo ông Bình, không phải chỉ có ở nguồn thuốc độc, mà còn rất nhiều khó khăn, nhất là vận chuyển đối tượng thi hành án tử hình từ vùng sâu, vùng xa đi hàng trăm cây số đến nơi thi hành án có rất nhiều rủi ro, việc đánh tháo trên đường vận chuyển rất dễ xảy ra.
Bên cạnh đó, thi hành một bản án có cả một "mâm" đi theo để chứng kiến như Viện Kiểm sát, Tòa án thi hành án, Công an. Đó là chưa kể dù sản xuất thuốc độc trong nước thì nguyên liệu vẫn nhập ở ngoài, và việc này cũng không hề thuận lợi.