Dự án nào cần Quốc hội quyết chủ trương đầu tư?
Tới đây, có thể các dự án, công trình có quy mô tổng vốn đầu tư từ 35 nghìn tỷ đồng trở lên mới phải xin ý kiến Quốc hội
Tiếp tục phiên họp thứ 31, chiều 6/4, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc sửa đổi Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Theo tờ trình của Chính phủ, qua gần 4 năm thực hiện, một số nội dung của Nghị quyết 66 đã không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước hiện nay nên cần được xem xét sửa đổi.
Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành hai nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 66 quy định về các dự án, công trình quan trọng quốc gia đầu tư tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài.
Nhiều lo ngại
Nhất trí cao về chủ trương cần sửa đổi, song tiêu chí và những quy định cụ thể theo đề xuất của Chính phủ vẫn khiến nhiều vị ủy viên thường vụ băn khoăn. Bởi đã có không ít dự án được “xé lẻ” để qua “cửa” Quốc hội.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo nhớ lại khi Nghị quyết 66 mới được thông qua, Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đều không đồng ý với một dự án trồng mới 100.000 ha cao su.
Nhưng rồi, dự án vẫn được thực hiện và có ý kiến trên công luận rằng dự án này đã dựa vào "lá bùa" trồng cao su để phá rừng.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng lấy ví dụ từ dự án đường Hồ Chí Minh "được làm từng đoạn một rồi mới nối với nhau để trình ra Quốc hội. Lúc đó Quốc hội không cho nối cũng không được".
Một trong những băn khoăn lớn nữa là quy định về diện tích đất lúa đã vắng bóng tại các tiêu chí. Song, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng “không thể xử lý” được vấn đề này tại đây mà chỉ có thể khống chế bằng quy hoạch.
Một số vị bộ trưởng cũng quyết liệt đề xuất phải đưa tiêu chí về chuyển đổi diện tích đất lúa, bên cạnh tiêu chí đất rừng. Chẳng hạn, dự án chuyển đổi 100 ha diện tích đất lúa sẽ phải trình Quốc hội. "Nhưng chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội và Tp.HCM đã có hàng trăm dự án sử dụng hơn 100 ha diện tích đất lúa. Có đưa vào Nghị quyết Quốc hội cũng cũng không xem xét hết được", ông Phúc nói.
35 nghìn tỷ đồng hay 30% vốn đầu tư?
Với các dự án đầu tư trong nước, một trong những tiêu chí quan trọng được sửa đổi là quy mô tổng vốn đầu tư từ 20 nghìn tỷ đồng đã được tăng lên 35 nghìn tỷ đồng trở lên (theo thời giá tháng 6 năm 2010) đối với dự án, công trình có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên trên tổng vốn đầu tư dự án, công trình…
Đây cũng là một trong hai tiêu chí để xác định dự án đầu tư ra nước ngoài cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Đồng ý với mức sửa đổi này song vấn đề nhiều đại biểu đặt ra là vậy với những dự án vốn Nhà nước không chiếm đến 30% nhưng số tuyệt đối lớn hơn nhiều 35 nghìn tỷ đồng thì thế nào? Với dự án đầu tư ra nước ngoài, ý kiến chung của Ủy ban Kinh tế - là quy định mức vốn thấp hơn 35.000 tỷ đồng.
Một số vị ủy viên Thường vụ đề nghị tính giá trị tuyệt đối chứ không nên tính tỷ trọng vốn Nhà nước trong vốn đầu tư của dự án, công trình.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng nêu ví dụ chỉ cần 10% vốn đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam đã hơn 5 tỷ USD rồi. Phải tính bằng giá trị tuyệt đối hoặc phân biệt loại dự án nào thì tính phần trăm, loại dự án nào tính giá trị tuyệt đối. Vì, “cái chính là con số tuyệt đối, bất kể là bao nhiêu phần trăm nhưng số tiền càng lớn thì Quốc hội càng phải có trách nhiệm”.
Cả Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và Nguyễn Đức Kiên đều đồng tình nên tính theo giá trị số vốn đầu tư. Trường hợp vốn Nhà nước chưa đến 30% nhưng có giá trị tuyệt đối lớn thì cũng phải trình quốc hội quyết định.
Bên cạnh tiêu chí vốn, các tiêu chí quan trọng khác là đầu tư trên địa bàn ảnh hưởng an ninh, quốc phòng và tiềm ẩn nguy cơ tác hại môi trường cũng được bổ sung chi tiết hơn.
Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thiện nội dung để Quốc hội có thể xem xét thông qua nghị quyết này ngay tại kỳ họp thứ bảy, được khai mạc ngày 20/5 tới.
Theo tờ trình của Chính phủ, qua gần 4 năm thực hiện, một số nội dung của Nghị quyết 66 đã không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước hiện nay nên cần được xem xét sửa đổi.
Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành hai nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 66 quy định về các dự án, công trình quan trọng quốc gia đầu tư tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài.
Nhiều lo ngại
Nhất trí cao về chủ trương cần sửa đổi, song tiêu chí và những quy định cụ thể theo đề xuất của Chính phủ vẫn khiến nhiều vị ủy viên thường vụ băn khoăn. Bởi đã có không ít dự án được “xé lẻ” để qua “cửa” Quốc hội.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo nhớ lại khi Nghị quyết 66 mới được thông qua, Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đều không đồng ý với một dự án trồng mới 100.000 ha cao su.
Nhưng rồi, dự án vẫn được thực hiện và có ý kiến trên công luận rằng dự án này đã dựa vào "lá bùa" trồng cao su để phá rừng.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng lấy ví dụ từ dự án đường Hồ Chí Minh "được làm từng đoạn một rồi mới nối với nhau để trình ra Quốc hội. Lúc đó Quốc hội không cho nối cũng không được".
Một trong những băn khoăn lớn nữa là quy định về diện tích đất lúa đã vắng bóng tại các tiêu chí. Song, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng “không thể xử lý” được vấn đề này tại đây mà chỉ có thể khống chế bằng quy hoạch.
Một số vị bộ trưởng cũng quyết liệt đề xuất phải đưa tiêu chí về chuyển đổi diện tích đất lúa, bên cạnh tiêu chí đất rừng. Chẳng hạn, dự án chuyển đổi 100 ha diện tích đất lúa sẽ phải trình Quốc hội. "Nhưng chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội và Tp.HCM đã có hàng trăm dự án sử dụng hơn 100 ha diện tích đất lúa. Có đưa vào Nghị quyết Quốc hội cũng cũng không xem xét hết được", ông Phúc nói.
35 nghìn tỷ đồng hay 30% vốn đầu tư?
Với các dự án đầu tư trong nước, một trong những tiêu chí quan trọng được sửa đổi là quy mô tổng vốn đầu tư từ 20 nghìn tỷ đồng đã được tăng lên 35 nghìn tỷ đồng trở lên (theo thời giá tháng 6 năm 2010) đối với dự án, công trình có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên trên tổng vốn đầu tư dự án, công trình…
Đây cũng là một trong hai tiêu chí để xác định dự án đầu tư ra nước ngoài cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Đồng ý với mức sửa đổi này song vấn đề nhiều đại biểu đặt ra là vậy với những dự án vốn Nhà nước không chiếm đến 30% nhưng số tuyệt đối lớn hơn nhiều 35 nghìn tỷ đồng thì thế nào? Với dự án đầu tư ra nước ngoài, ý kiến chung của Ủy ban Kinh tế - là quy định mức vốn thấp hơn 35.000 tỷ đồng.
Một số vị ủy viên Thường vụ đề nghị tính giá trị tuyệt đối chứ không nên tính tỷ trọng vốn Nhà nước trong vốn đầu tư của dự án, công trình.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng nêu ví dụ chỉ cần 10% vốn đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam đã hơn 5 tỷ USD rồi. Phải tính bằng giá trị tuyệt đối hoặc phân biệt loại dự án nào thì tính phần trăm, loại dự án nào tính giá trị tuyệt đối. Vì, “cái chính là con số tuyệt đối, bất kể là bao nhiêu phần trăm nhưng số tiền càng lớn thì Quốc hội càng phải có trách nhiệm”.
Cả Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và Nguyễn Đức Kiên đều đồng tình nên tính theo giá trị số vốn đầu tư. Trường hợp vốn Nhà nước chưa đến 30% nhưng có giá trị tuyệt đối lớn thì cũng phải trình quốc hội quyết định.
Bên cạnh tiêu chí vốn, các tiêu chí quan trọng khác là đầu tư trên địa bàn ảnh hưởng an ninh, quốc phòng và tiềm ẩn nguy cơ tác hại môi trường cũng được bổ sung chi tiết hơn.
Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thiện nội dung để Quốc hội có thể xem xét thông qua nghị quyết này ngay tại kỳ họp thứ bảy, được khai mạc ngày 20/5 tới.