Khi Chủ tịch Quốc hội sốt ruột vì nợ xấu
Chủ tịch Quốc hội trực tiếp chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lộ trình giảm nợ xấu
Mở màn bằng hai câu hỏi điểm trúng mối quan tâm của nhiều vị đại biểu Quốc hội và cả dư luận liên quan đến độ chênh của các con số nợ xấu và hiệu quả của việc sáp nhập một số ngân hàng của chính Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển, phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chiều 21/8 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức đã tạo được sự thu hút ngay từ phút đầu tiên.
Nhưng cảm nhận ở một tầng cao hơn của cảm xúc và cả trách nhiệm là khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng “xin phép hỏi đồng chí Thống đốc một câu”.
“Ta nói tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu nợ và tình hình nợ xấu và quyết tâm chính trị của Thống đốc từ nay đến hết năm nay, tôi cho thời điểm là 31/12, tính tới nửa năm sau là 30/6/2013, nợ xấu có giảm không và giảm xuống bao nhiêu?”, ông nói chậm rãi, với nụ cười tạo không khí thoải mái.
Đây cũng là câu hỏi mang đậm dấu ấn của vị Chủ tịch có thời gian dài giữ trọng trách trong cơ quan điều hành, khi trước nhiều vấn đề được thảo luận ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông luôn đặt câu hỏi về thời gian hoàn thành và các giải pháp để có thể hoàn thành đúng thời gian đó.
Chiều 21/8, “nhường” vị trí điều hành cho Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Sinh Hùng đã thể hiện quyền hạn bình thường của một vị đại biểu, song cũng ít nhiều gây sự bất ngờ vì Chủ tịch Quốc hội trực tiếp chất vấn một thành viên Chính phủ vẫn là điều “xưa nay hiếm”.
Và, dù có thể không phải chủ ý của ông, song câu hỏi đặt ra ngay trước giờ nghỉ giải lao cũng đã giúp Thống đốc Bình có 20 phút để chuẩn bị trả lời.
Khẳng định ngay rằng câu hỏi của Chủ tịch “rất lớn và rất tầm cỡ”, Thống đốc Bình nói ông “chỉ mong muốn trả lời một phần dưới góc độ nhìn nhận của bản thân mình thôi”.
Đề cập mục tiêu tái cấu trúc lại nền kinh tế của đất nước để phát triển nhanh nhưng bền vững và lành mạnh, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh điều đương nhiên là “chúng ta cũng nhằm tới mục đích đưa nợ xấu của hệ thống ngân hàng giảm xuống và tiến tới đảm bảo được ngưỡng an toàn theo các thông lệ quốc tế”.
Với thông lệ quốc tế ngưỡng được cho là an toàn là dưới 3%, Thống đốc cho biết chúng ta đã có thời gian đạt được mức đó rồi, song hiện nay đang có tỷ lệ nợ xấu cao và toàn hệ thống đang nỗ lực để đưa xuống.
Tuy nhiên, việc này, theo Thống đốc thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là phụ thuộc vào môi trường kinh tế trong nước và thế giới.
“Tôi tin tưởng sâu sắc rằng với nỗ lực phấn đấu của toàn bộ hệ thống chính trị của chúng ta thì chúng ta sẽ xoay chuyển được tình hình và tình hình nợ xấu sẽ được cải thiện trong thời gian sắp tới, tiến tới chỗ là ngay trong nhiệm kỳ này chúng ta có thể đưa được nợ xấu về mức an toàn theo đúng chuẩn mực quốc tế”, ông Bình kết thúc phần trả lời chất vấn của Chủ tịch.
Rất chăm chú lắng nghe, đến lượt được mời chất vấn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Phùng Văn Hùng trước khi vào các câu hỏi của riêng mình đã “xin bày tỏ là chưa thật hài lòng với câu trả lời của Thống đốc với câu hỏi của Chủ tịch Quốc hội”.
Ông Phùng Văn Hùng nói: “Chủ tịch muốn Thống đốc trả lời là từ giờ đến cuối năm hoặc giữa sang năm liệu nợ xấu của Ngân hàng có giảm không, thì Thống đốc lại nói rằng từ giờ đến cuối nhiệm kỳ Thống đốc, nợ xấu ngân hàng sẽ về chuẩn quốc tế”.
Phần trả lời đại biểu Hùng sau đó, Thống đốc Bình không đề cập về những bình luận này.
Ở vai trò cử tri theo dõi phiên chất vấn qua truyền hình, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vietin, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng Trương Phước Ánh cũng bày tỏ ngạc nhiên bởi câu trả lời có phần “lạc đề” của Thống đốc với chất vấn rất rõ ràng về thời gian của Chủ tịch Quốc hội.
Lắng nghe Thống đốc phân tích về lãi suất huy động 9% và lãi suất cho vay 13%, trong đó có cơ cấu chi phí của dự phòng rủi ro vào, (chưa kể chi phí điều hành) thì mới là điểm hòa vốn, trên đó mới có lãi, ông Ánh cũng cho rằng “chưa thuyết phục”. Bởi theo ông, so với nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ này là quá cao. Hơn nữa nếu ngân hàng vì lý do gì đó (năng lực, tiêu cực, liều lĩnh…) mà để nợ xấu tăng cao thì phải tự chịu lỗ chứ không thể bắt người vay chịu thay cho mình thông qua tỷ lệ dự phòng rủi ro.
Nhận xét là Thống đốc nắm rất chắc tình hình, rất lưu loát trong trả lời các câu hỏi, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thống đốc có thể nói để lại ấn tượng tốt cho nhiều đại biểu Quốc hội, nếu như phần trả lời đầu mà ngắn gọn như phần sau.
Tuy nhiên, bà cũng không quên nhắc lại, rằng còn một số ít đại biểu Quốc hội tỏ ra còn băn khoăn, chưa thực sự hài lòng ở một số ít nội dung trong phần trả lời của Thống đốc, trong đó có câu hỏi của Chủ tịch Quốc hội.
Nhưng cảm nhận ở một tầng cao hơn của cảm xúc và cả trách nhiệm là khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng “xin phép hỏi đồng chí Thống đốc một câu”.
“Ta nói tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu nợ và tình hình nợ xấu và quyết tâm chính trị của Thống đốc từ nay đến hết năm nay, tôi cho thời điểm là 31/12, tính tới nửa năm sau là 30/6/2013, nợ xấu có giảm không và giảm xuống bao nhiêu?”, ông nói chậm rãi, với nụ cười tạo không khí thoải mái.
Đây cũng là câu hỏi mang đậm dấu ấn của vị Chủ tịch có thời gian dài giữ trọng trách trong cơ quan điều hành, khi trước nhiều vấn đề được thảo luận ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông luôn đặt câu hỏi về thời gian hoàn thành và các giải pháp để có thể hoàn thành đúng thời gian đó.
Chiều 21/8, “nhường” vị trí điều hành cho Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Sinh Hùng đã thể hiện quyền hạn bình thường của một vị đại biểu, song cũng ít nhiều gây sự bất ngờ vì Chủ tịch Quốc hội trực tiếp chất vấn một thành viên Chính phủ vẫn là điều “xưa nay hiếm”.
Và, dù có thể không phải chủ ý của ông, song câu hỏi đặt ra ngay trước giờ nghỉ giải lao cũng đã giúp Thống đốc Bình có 20 phút để chuẩn bị trả lời.
Khẳng định ngay rằng câu hỏi của Chủ tịch “rất lớn và rất tầm cỡ”, Thống đốc Bình nói ông “chỉ mong muốn trả lời một phần dưới góc độ nhìn nhận của bản thân mình thôi”.
Đề cập mục tiêu tái cấu trúc lại nền kinh tế của đất nước để phát triển nhanh nhưng bền vững và lành mạnh, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh điều đương nhiên là “chúng ta cũng nhằm tới mục đích đưa nợ xấu của hệ thống ngân hàng giảm xuống và tiến tới đảm bảo được ngưỡng an toàn theo các thông lệ quốc tế”.
Với thông lệ quốc tế ngưỡng được cho là an toàn là dưới 3%, Thống đốc cho biết chúng ta đã có thời gian đạt được mức đó rồi, song hiện nay đang có tỷ lệ nợ xấu cao và toàn hệ thống đang nỗ lực để đưa xuống.
Tuy nhiên, việc này, theo Thống đốc thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là phụ thuộc vào môi trường kinh tế trong nước và thế giới.
“Tôi tin tưởng sâu sắc rằng với nỗ lực phấn đấu của toàn bộ hệ thống chính trị của chúng ta thì chúng ta sẽ xoay chuyển được tình hình và tình hình nợ xấu sẽ được cải thiện trong thời gian sắp tới, tiến tới chỗ là ngay trong nhiệm kỳ này chúng ta có thể đưa được nợ xấu về mức an toàn theo đúng chuẩn mực quốc tế”, ông Bình kết thúc phần trả lời chất vấn của Chủ tịch.
Rất chăm chú lắng nghe, đến lượt được mời chất vấn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Phùng Văn Hùng trước khi vào các câu hỏi của riêng mình đã “xin bày tỏ là chưa thật hài lòng với câu trả lời của Thống đốc với câu hỏi của Chủ tịch Quốc hội”.
Ông Phùng Văn Hùng nói: “Chủ tịch muốn Thống đốc trả lời là từ giờ đến cuối năm hoặc giữa sang năm liệu nợ xấu của Ngân hàng có giảm không, thì Thống đốc lại nói rằng từ giờ đến cuối nhiệm kỳ Thống đốc, nợ xấu ngân hàng sẽ về chuẩn quốc tế”.
Phần trả lời đại biểu Hùng sau đó, Thống đốc Bình không đề cập về những bình luận này.
Ở vai trò cử tri theo dõi phiên chất vấn qua truyền hình, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vietin, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng Trương Phước Ánh cũng bày tỏ ngạc nhiên bởi câu trả lời có phần “lạc đề” của Thống đốc với chất vấn rất rõ ràng về thời gian của Chủ tịch Quốc hội.
Lắng nghe Thống đốc phân tích về lãi suất huy động 9% và lãi suất cho vay 13%, trong đó có cơ cấu chi phí của dự phòng rủi ro vào, (chưa kể chi phí điều hành) thì mới là điểm hòa vốn, trên đó mới có lãi, ông Ánh cũng cho rằng “chưa thuyết phục”. Bởi theo ông, so với nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ này là quá cao. Hơn nữa nếu ngân hàng vì lý do gì đó (năng lực, tiêu cực, liều lĩnh…) mà để nợ xấu tăng cao thì phải tự chịu lỗ chứ không thể bắt người vay chịu thay cho mình thông qua tỷ lệ dự phòng rủi ro.
Nhận xét là Thống đốc nắm rất chắc tình hình, rất lưu loát trong trả lời các câu hỏi, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thống đốc có thể nói để lại ấn tượng tốt cho nhiều đại biểu Quốc hội, nếu như phần trả lời đầu mà ngắn gọn như phần sau.
Tuy nhiên, bà cũng không quên nhắc lại, rằng còn một số ít đại biểu Quốc hội tỏ ra còn băn khoăn, chưa thực sự hài lòng ở một số ít nội dung trong phần trả lời của Thống đốc, trong đó có câu hỏi của Chủ tịch Quốc hội.