Lợi thế miền Trung: “Càng nghe càng thấy khó”
Phó viện trưởng CIEM “khiêu khích” Diễn đàn Kinh tế Miền Trung bằng một loạt câu hỏi
Hội trường vẫn kín chỗ, nhà sử học Dương Trung Quốc, TS. Võ Trí Thành, TS. Lê Đăng Doanh… lần lượt đăng đàn, phiên thảo luận chiều 15/8 của Diễn đàn Kinh tế Miền Trung sôi nổi đến phút cuối.
Chúng ta đang bàn các vấn đề liên quan đến vùng đất là một phần giang sơn gấm vóc ông cha đã để lại cho chúng ta, “ông nghị” Dương Trung Quốc vào đề.
Đưa người nghe trở lại tầm nhìn của các bậc tiền nhân về vai trò, vị trí của miền Trung và của biển Đông, nhà sử học Dương Trung Quốc nhắc lại câu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: biển Đông vạn dặm giang tay giữ, đất Việt muôn năm vững trị bình.
Ngay từ ngày đó, Trạng Trình đã nhìn thấy vai trò vị trí của biển Đông, có giang tay giữ thì nước Việt muôn năm mới vững trị bình được, ông Quốc bình.
Ông cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa bài học mà cha ông để lại, đó là bên cạnh truyền thống chống giặc còn là truyền thống biết sống bên cạnh phương Bắc mà vẫn giữ được tự chủ và vẫn phát triển.
Miền Trung hết sức quan trọng trong sự tồn vong của đất nước, những vấn đề đang bàn ở Diễn đàn không chỉ cho miền Trung, ông Quốc kết thúc phát biểu.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành đăng đàn ngay sau đó.
“Tôi nghe từ sáng đến giờ, càng nghe càng thấy khó”, ông Thành bày tỏ.
Khái quát hai quan điểm qua các ý kiến thảo luận, một là nhìn miền Trung cực kỳ tiềm năng, mơ mộng, hai là miền Trung đầy rẫy khó khăn, ông Thành đặt câu hỏi: “Thực sự tiềm năng duyên hải miền Trung ở đâu, có bứt phá được không”?
Cho biết là đang còn nghi ngờ, ông Thành “dọa” sẽ “khiêu khích” Diễn đàn bằng một loạt câu hỏi xoay quanh ba điều chủ chốt của miền Trung.
Điều chủ chốt thứ nhất là du lịch. Nhắc lại chi tiết trong phát biểu của vị lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận là có đôi vợ chồng người Nga đến một cơ sở du lịch ở đây và sẵn sàng chi trả 200.000 USD cho một tuần, ông Thành nhấn mạnh đó chỉ là thiểu số.
Du lịch miền Trung vẫn chưa ăn hết du lịch truyền thống là tắm biển, mua sắm, giải trí, thêm một ít du lịch di sản, còn du lịch an dưỡng, y tế, khám phá, mạo hiểm… chưa có.
Vậy thực sự miền Trung có lợi thế với các xu hướng du lịch mới không? Nếu "ăn" cả du lịch cũ và cả du lịch mới thì liệu ngoài Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn thì du lịch có làm bật phá được các tỉnh khác của duyên hải miền Trung hay không?
Chuyển sang vấn đề chủ chốt thứ hai là kinh tế biển, TS. Thành băn khoăn: các anh có bao nhiêu lợi thế, đã so với cả nước và nước khác chưa, chưa có nước nào trên thế giới làm giàu bằng nghề cá, nghề cá tại Nhật, Mỹ… cũng đều có nhà nước hỗ trợ hết.
Chúng ta lấy làm quan trọng việc nghề cá gắn với an ninh - quốc phòng. Quốc phòng tất nhiên cực kỳ quan trọng, nhưng liệu có sự lạm dụng ở đây không? Chúng ta cứ nói đánh bắt cá xa bờ, có nghiên cứu nào cho thấy là hiệu quả không? Ông Thành tiếp tục đặt câu hỏi.
Với điểm thứ ba là phát triển logistic, qua đó phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo ông Thành cũng có câu hỏi lớn là, liệu sự phát triển dựa trên chính doanh nghiệp tiên phong của chính miền Trung có sức lan tỏa đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay là chủ yếu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Thử hỏi các anh đã có doanh nghiệp tiên phong lan tỏa cho cả miền Trung chưa? Trường Hải tôi rất khâm phục, nhưng chưa dám chắc đã là doanh nghiệp tiên phong đủ sức lan tỏa, ông Thành nhìn nhận.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh một thực tế là tất cả xí nghiệp lớn nhất ở miền Trung đều là công nghiệp nặng và lan tỏa rất thấp, do Trung ương “ấn” về.
Dành hai phút cuối để nói về thể chế liên kết, ông Thành lại tiếp tục “khiêu khích” với câu hỏi lập ra thể chế để chứng minh rằng liên kết thì tốt hơn là không liên kết, vậy ba năm qua liên kết đem lại khó khăn thuận lợi gì? Và liệu thắng lợi của Đà Nẵng có phải nằm trong thắng lợi của cả vùng không?
Đồng ý với cách đặt vấn đề của TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đề nghị, cần tăng thêm sức mạnh cho miền Trung.
Căng thẳng biển Đông có thể sẽ tiếp tục gay gắt, miền Trung đã thành tiền tuyến của đất nước, cần phải có nỗ lực vượt bậc để phát triển chiến lược biển miền Trung, ông phát biểu.
Ông Doanh cũng cho rằng tương lai của miền Trung phải là kinh tế dân doanh, phải là của doanh nghiệp dân tộc nên cần phải tăng cường hợp tác để xây dựng thương hiệu lớn của Việt Nam, chứ không thể dựa vào mãi doanh nghiệp FDI.
Phát biểu kết thúc Diễn đàn, nhìn xuống hội trường vẫn đang kín chỗ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho biết đã có 350 đại biểu đến tham dự diễn đàn, trong đó có đại diện của 250 doanh nghiệp, điều này là vượt quá mong đợi của ban tổ chức.
Cho dù tiếp cận theo hướng của thi nhân, rằng miền Trung là đòn gánh cong hai đầu, hay theo góc nhìn chuyên gia là mặt tiền hướng ra biển Đông, miền Trung cũng đều có vị trí chiến lược với sự phát triển của đất nước.
Diễn đàn đã bàn thảo rất nhiều vấn đề, nhưng quan trọng hơn là triển khai trong thực tế thế nào, ông Huệ gửi gắm hy vọng trong lời kết thúc.
Chúng ta đang bàn các vấn đề liên quan đến vùng đất là một phần giang sơn gấm vóc ông cha đã để lại cho chúng ta, “ông nghị” Dương Trung Quốc vào đề.
Đưa người nghe trở lại tầm nhìn của các bậc tiền nhân về vai trò, vị trí của miền Trung và của biển Đông, nhà sử học Dương Trung Quốc nhắc lại câu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: biển Đông vạn dặm giang tay giữ, đất Việt muôn năm vững trị bình.
Ngay từ ngày đó, Trạng Trình đã nhìn thấy vai trò vị trí của biển Đông, có giang tay giữ thì nước Việt muôn năm mới vững trị bình được, ông Quốc bình.
Ông cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa bài học mà cha ông để lại, đó là bên cạnh truyền thống chống giặc còn là truyền thống biết sống bên cạnh phương Bắc mà vẫn giữ được tự chủ và vẫn phát triển.
Miền Trung hết sức quan trọng trong sự tồn vong của đất nước, những vấn đề đang bàn ở Diễn đàn không chỉ cho miền Trung, ông Quốc kết thúc phát biểu.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành đăng đàn ngay sau đó.
“Tôi nghe từ sáng đến giờ, càng nghe càng thấy khó”, ông Thành bày tỏ.
Khái quát hai quan điểm qua các ý kiến thảo luận, một là nhìn miền Trung cực kỳ tiềm năng, mơ mộng, hai là miền Trung đầy rẫy khó khăn, ông Thành đặt câu hỏi: “Thực sự tiềm năng duyên hải miền Trung ở đâu, có bứt phá được không”?
Cho biết là đang còn nghi ngờ, ông Thành “dọa” sẽ “khiêu khích” Diễn đàn bằng một loạt câu hỏi xoay quanh ba điều chủ chốt của miền Trung.
Điều chủ chốt thứ nhất là du lịch. Nhắc lại chi tiết trong phát biểu của vị lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận là có đôi vợ chồng người Nga đến một cơ sở du lịch ở đây và sẵn sàng chi trả 200.000 USD cho một tuần, ông Thành nhấn mạnh đó chỉ là thiểu số.
Du lịch miền Trung vẫn chưa ăn hết du lịch truyền thống là tắm biển, mua sắm, giải trí, thêm một ít du lịch di sản, còn du lịch an dưỡng, y tế, khám phá, mạo hiểm… chưa có.
Vậy thực sự miền Trung có lợi thế với các xu hướng du lịch mới không? Nếu "ăn" cả du lịch cũ và cả du lịch mới thì liệu ngoài Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn thì du lịch có làm bật phá được các tỉnh khác của duyên hải miền Trung hay không?
Chuyển sang vấn đề chủ chốt thứ hai là kinh tế biển, TS. Thành băn khoăn: các anh có bao nhiêu lợi thế, đã so với cả nước và nước khác chưa, chưa có nước nào trên thế giới làm giàu bằng nghề cá, nghề cá tại Nhật, Mỹ… cũng đều có nhà nước hỗ trợ hết.
Chúng ta lấy làm quan trọng việc nghề cá gắn với an ninh - quốc phòng. Quốc phòng tất nhiên cực kỳ quan trọng, nhưng liệu có sự lạm dụng ở đây không? Chúng ta cứ nói đánh bắt cá xa bờ, có nghiên cứu nào cho thấy là hiệu quả không? Ông Thành tiếp tục đặt câu hỏi.
Với điểm thứ ba là phát triển logistic, qua đó phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo ông Thành cũng có câu hỏi lớn là, liệu sự phát triển dựa trên chính doanh nghiệp tiên phong của chính miền Trung có sức lan tỏa đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay là chủ yếu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Thử hỏi các anh đã có doanh nghiệp tiên phong lan tỏa cho cả miền Trung chưa? Trường Hải tôi rất khâm phục, nhưng chưa dám chắc đã là doanh nghiệp tiên phong đủ sức lan tỏa, ông Thành nhìn nhận.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh một thực tế là tất cả xí nghiệp lớn nhất ở miền Trung đều là công nghiệp nặng và lan tỏa rất thấp, do Trung ương “ấn” về.
Dành hai phút cuối để nói về thể chế liên kết, ông Thành lại tiếp tục “khiêu khích” với câu hỏi lập ra thể chế để chứng minh rằng liên kết thì tốt hơn là không liên kết, vậy ba năm qua liên kết đem lại khó khăn thuận lợi gì? Và liệu thắng lợi của Đà Nẵng có phải nằm trong thắng lợi của cả vùng không?
Đồng ý với cách đặt vấn đề của TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đề nghị, cần tăng thêm sức mạnh cho miền Trung.
Căng thẳng biển Đông có thể sẽ tiếp tục gay gắt, miền Trung đã thành tiền tuyến của đất nước, cần phải có nỗ lực vượt bậc để phát triển chiến lược biển miền Trung, ông phát biểu.
Ông Doanh cũng cho rằng tương lai của miền Trung phải là kinh tế dân doanh, phải là của doanh nghiệp dân tộc nên cần phải tăng cường hợp tác để xây dựng thương hiệu lớn của Việt Nam, chứ không thể dựa vào mãi doanh nghiệp FDI.
Phát biểu kết thúc Diễn đàn, nhìn xuống hội trường vẫn đang kín chỗ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho biết đã có 350 đại biểu đến tham dự diễn đàn, trong đó có đại diện của 250 doanh nghiệp, điều này là vượt quá mong đợi của ban tổ chức.
Cho dù tiếp cận theo hướng của thi nhân, rằng miền Trung là đòn gánh cong hai đầu, hay theo góc nhìn chuyên gia là mặt tiền hướng ra biển Đông, miền Trung cũng đều có vị trí chiến lược với sự phát triển của đất nước.
Diễn đàn đã bàn thảo rất nhiều vấn đề, nhưng quan trọng hơn là triển khai trong thực tế thế nào, ông Huệ gửi gắm hy vọng trong lời kết thúc.