“Luật Biểu tình là yêu cầu cấp thiết, khách quan”
Đại biểu Quốc hội Lê Nam: “Quốc hội khóa 13 sẽ rất vinh dự là Quốc hội trả nợ được nhân dân Luật Biểu tình”
Thảo luận về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội chiều 26/5, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) đã đề nghị Quốc hội xem xét về yêu cầu cấp bách xây dựng Luật biểu tình.
Đó là quyền cơ bản của công dân mang tính phổ quát của nhân loại, được quy định tại Hiến pháp nước ta từ năm 1946 đến nay, người dân vẫn thường xuyên có yêu cầu sử dụng, vẫn đang thường xuyên diễn ra trong cuộc sống, ông Nam nói về sự cần thiết.
Theo đại biểu Lê Nam, các vụ khiếu kiện đông người, các vụ tụ tập đông người trong trật tự đang có xu hướng ngày càng tăng và đều có nguy cơ bị lợi dụng. Trên thực tế cũng để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như đã diễn ra vừa qua ở Bình Dương, Hà Tĩnh.
Yêu cầu khách quan đòi hỏi thực tiễn phải xây dựng Luật Biểu tình để phục vụ nhân dân và cũng là yêu cầu hết sức bức thiết để quản lý nhà nước đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế, ông Nam nhấn mạnh.
Nhắc lại phát biểu của Thủ tướng là sẽ xây dựng Luật Biểu tình và trình tại Quốc hội kỳ này nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được, đại biểu Nam nói đây là một dự án luật có yêu cầu rất cấp thiết, ban hành được thì sẽ có nhiều mặt có lợi.
“Quốc hội khóa 13 sẽ rất vinh dự là Quốc hội trả nợ được nhân dân Luật Biểu tình, mà 12 khóa Quốc hội trước đây chưa có điều kiện thực hiện”, ông Nam phát biểu.
Đồng tình với đại biểu Lê Nam, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) cho rằng cần phải đưa Luật Biểu tình vào chương trình. Bởi, có luật này mới thiết lập trật tự trong vấn đề thể hiện quyền công dân về biểu tình được. Còn nếu không chúng ta sẽ bị động như thời gian vừa qua.
Tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ cho thấy có 19 ý kiến ở 11 tổ đề nghị bổ sung dự án Luật Biểu tình vào chương trình 2015. Cụ thể là có thể cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp thứ 9. Có 2 ý kiến ở hai tổ đề nghị chưa nên ban hành Luật Biểu tình.
Nhất trí với 19 ý kiến đồng tình, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) nêu rõ, Luật Biểu tình đáp ứng cam kết quốc tế của Việt Nam khi đã vào Hội đồng Nhân quyền.
Mặt khác, theo Hiến pháp những quyền con người, quyền công dân có thể được hạn chế nhưng phải hạn chế bằng luật .
Đại biểu Nghĩa cũng cho rằng, biểu tình không phải chỉ có việc chống đối, phản đối.
“Rất nhiều người mong muốn biểu tình để ủng hộ Nhà nước, ủng hộ Chính phủ trong việc chống lại Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Những cuộc biểu tình này rất cảm động khi chúng ta thấy ở Paris, London, Wasington DC, tất cả các nước, con em chúng ta, đồng bào chúng ta biểu tình, kiều bào chúng ta biểu tình để phản đối Trung Quốc”, ông Nghĩa nói.
Theo vị luật sư này, chính vì không có khung pháp lý nên khi có những chuyện quá khích xảy ra, các cơ quan nhà nước cũng lúng túng trong việc hành xử.
“Tôi cho rằng chúng ta có đủ trí tuệ, có đủ nguồn nhân lực, chúng ta có đủ kiến thức để xây dựng Luật Biểu tình trong điều kiện của Việt Nam”, ông Nghĩa nhấn mạnh quan điểm đã từng nhiều lần thể hiện tại Quốc hội.
Đó là quyền cơ bản của công dân mang tính phổ quát của nhân loại, được quy định tại Hiến pháp nước ta từ năm 1946 đến nay, người dân vẫn thường xuyên có yêu cầu sử dụng, vẫn đang thường xuyên diễn ra trong cuộc sống, ông Nam nói về sự cần thiết.
Theo đại biểu Lê Nam, các vụ khiếu kiện đông người, các vụ tụ tập đông người trong trật tự đang có xu hướng ngày càng tăng và đều có nguy cơ bị lợi dụng. Trên thực tế cũng để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như đã diễn ra vừa qua ở Bình Dương, Hà Tĩnh.
Yêu cầu khách quan đòi hỏi thực tiễn phải xây dựng Luật Biểu tình để phục vụ nhân dân và cũng là yêu cầu hết sức bức thiết để quản lý nhà nước đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế, ông Nam nhấn mạnh.
Nhắc lại phát biểu của Thủ tướng là sẽ xây dựng Luật Biểu tình và trình tại Quốc hội kỳ này nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được, đại biểu Nam nói đây là một dự án luật có yêu cầu rất cấp thiết, ban hành được thì sẽ có nhiều mặt có lợi.
“Quốc hội khóa 13 sẽ rất vinh dự là Quốc hội trả nợ được nhân dân Luật Biểu tình, mà 12 khóa Quốc hội trước đây chưa có điều kiện thực hiện”, ông Nam phát biểu.
Đồng tình với đại biểu Lê Nam, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) cho rằng cần phải đưa Luật Biểu tình vào chương trình. Bởi, có luật này mới thiết lập trật tự trong vấn đề thể hiện quyền công dân về biểu tình được. Còn nếu không chúng ta sẽ bị động như thời gian vừa qua.
Tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ cho thấy có 19 ý kiến ở 11 tổ đề nghị bổ sung dự án Luật Biểu tình vào chương trình 2015. Cụ thể là có thể cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp thứ 9. Có 2 ý kiến ở hai tổ đề nghị chưa nên ban hành Luật Biểu tình.
Nhất trí với 19 ý kiến đồng tình, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) nêu rõ, Luật Biểu tình đáp ứng cam kết quốc tế của Việt Nam khi đã vào Hội đồng Nhân quyền.
Mặt khác, theo Hiến pháp những quyền con người, quyền công dân có thể được hạn chế nhưng phải hạn chế bằng luật .
Đại biểu Nghĩa cũng cho rằng, biểu tình không phải chỉ có việc chống đối, phản đối.
“Rất nhiều người mong muốn biểu tình để ủng hộ Nhà nước, ủng hộ Chính phủ trong việc chống lại Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Những cuộc biểu tình này rất cảm động khi chúng ta thấy ở Paris, London, Wasington DC, tất cả các nước, con em chúng ta, đồng bào chúng ta biểu tình, kiều bào chúng ta biểu tình để phản đối Trung Quốc”, ông Nghĩa nói.
Theo vị luật sư này, chính vì không có khung pháp lý nên khi có những chuyện quá khích xảy ra, các cơ quan nhà nước cũng lúng túng trong việc hành xử.
“Tôi cho rằng chúng ta có đủ trí tuệ, có đủ nguồn nhân lực, chúng ta có đủ kiến thức để xây dựng Luật Biểu tình trong điều kiện của Việt Nam”, ông Nghĩa nhấn mạnh quan điểm đã từng nhiều lần thể hiện tại Quốc hội.