Lý do nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu tại Việt Nam
Cử tri yêu cầu kiểm tra việc các nhà thầu Trung Quốc liên tục trúng thầu các công trình quan trọng của Việt Nam
Để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời băn khoăn của cử tri gửi đến Quốc hội.
Tổng hợp trả lời kiến nghị cử tri vừa được Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gửi đến các vị đại biểu cho thấy vấn đề nhà thầu Trung Quốc “nóng” với hàng loạt dự án chậm tiến độ, đội vốn…
Tránh phụ thuộc
Cụ thể, cử tri thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Trị yêu cầu kiểm tra việc các nhà thầu Trung Quốc liên tục trúng thầu các công trình quan trọng của Việt Nam, mặc dù chất lượng được cho là không đảm bảo.
Đề nghị của cử tri hai địa phương này là cần rà soát và đánh giá chất lượng, hiệu qủa những dự án do Trung Quốc trúng thầu ở trong nước, kể cả nguồn vốn vay từ Trung Quốc, để tránh bị phụ thuộc.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận, trong thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như: thi công chậm tiến độ; chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành...
Cơ quan quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cũng nêu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu, trong đó có việc các dự án sử dụng vốn vay của Trung Quốc.
Để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay. Theo đó, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều ở Việt Nam, văn bản trả lời của Bộ nêu.
Bộ cũng cho rằng, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều do chất lượng lập, phê duyệt dự án còn thấp, chưa xác định được một cách tương đối chính xác về công nghệ, khối lượng cũng như tổng mức đầu tư của dự án dẫn đến phát sinh khối lượng khi thực hiện.
Trong khi đó, việc phê duyệt tổng mức đầu tư thấp dẫn đến các nhà thầu chào công nghệ tiên tiến, xuất xứ từ các quốc gia phát triển đều không trúng thầu do vượt tổng mức đầu tư.
Ngoài ra, do chất lượng công tác lập hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư còn yếu, chưa đưa ra được các rào cản kỹ thuật.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trước tiên cần tự chủ được nguồn lực tài chính, thu hút vốn đầu tư tư nhân, nước ngoài, tăng cường các dự án PPP, nâng cao chất lượng lập, phê duyệt dự án, đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án.
Không thể chọn vì giá rẻ
Cùng mối quan tâm, cử tri tỉnh An Giang bày tỏ lo ngại, các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án trọng điểm tại Việt Nam nhưng triển khai chậm, thi công kém chất lượng gây lãng phí, bức xúc trong nhân dân. Như, dự án sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông...
Cử tri đề nghị Nhà nước có biện pháp chặt chẽ, quyết liệt để khắc phục tình trạng trên, đồng thời cần nghiên cứu, cân nhắc việc vay vốn ODA của Trung Quốc để đầu tư xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, đề nghị nghiên cứu xem xét khi đấu thầu, chọn thầu, không vì giá rẻ mà chọn nhà thầu.
Hồi âm ý kiến trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thích, Luật Đấu thầu không quy định chọn thầu theo giá rẻ, mà chỉ quy định những nhà thầu đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét, xác định giá đánh giá.
Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá đánh giá thấp nhất mới được xem xét, đề nghị trúng thầu. Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm nên trong hồ sơ mời thầu, các chủ đầu tư Việt Nam chưa đưa ra được rào cản kỹ thuật để loại bỏ những hàng hóa có chất lượng thấp; chưa đưa ra được công thức xác định giá đánh giá phù hợp nhằm lựa chọn được các nhà thầu có thực lực, có kỹ thuật tốt.
Về kiến nghị nghiên cứu, cân nhắc việc vay vốn ODA của Trung Quốc để đầu tư xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, hiện cơ quan này chưa nhận được đề xuất việc vay vốn ODA Trung Quốc cho dự án này.
Chung kiến nghị về dự án nói trên, cử tri Quảng Bình cho rằng, Việt Nam đang cần vốn, nếu vay được thì rất tốt nhưng phải không kèm theo điều kiện. Việt Nam đã có nhiều bài học đắt giá với Trung Quốc, nếu cho vay thì cứ trả lãi, phải hết sức thận trọng, nếu phải kèm điều kiện thì cần kiên quyết loại bỏ chỉ định thầu.
Cung cấp thêm thông tin sau chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ngày 14/12/2016, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, tỉnh Quảng Ninh đang nghiên cứu, lập dự án đầu tư tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đến nay, đã có một số nhà đầu tư trong nước bày tỏ quan tâm đến việc đầu tư dự án này.
“Khoản tín dụng bên mua (300 triệu USD) của China Eximbank (Trung Quốc) là khoản vay kém ưu đãi hơn so với nguồn vốn vay ODA. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ làm việc với các bộ, ngành để nghiên cứu lựa chọn dự án phù hợp, có khả năng thu hồi vốn cao, đảm bảo khả năng trả nợ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”, văn bản trả lời cử tri cho biết.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thể hiện quan điểm rằng, trong điều kiện nợ công của Việt Nam đang rất cao, việc vay vốn từ Trung Quốc hay từ các chính phủ và tổ chức tài chính khác để đầu tư cần thận trọng đối với điều kiện vay.
Chỉ vay cho các dự án thực sự cần thiết và hiệu quả, cần phải đàm phán với nhà tài trợ về điều kiện vay để dự án vay phải đấu thầu quốc tế nhằm lựa chọn nhà thầu có năng lực và công nghệ hiện đại, hạn chế tối đa việc chỉ định tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) và không vay để thực hiện dự án bằng mọi giá.
Tổng hợp trả lời kiến nghị cử tri vừa được Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gửi đến các vị đại biểu cho thấy vấn đề nhà thầu Trung Quốc “nóng” với hàng loạt dự án chậm tiến độ, đội vốn…
Tránh phụ thuộc
Cụ thể, cử tri thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Trị yêu cầu kiểm tra việc các nhà thầu Trung Quốc liên tục trúng thầu các công trình quan trọng của Việt Nam, mặc dù chất lượng được cho là không đảm bảo.
Đề nghị của cử tri hai địa phương này là cần rà soát và đánh giá chất lượng, hiệu qủa những dự án do Trung Quốc trúng thầu ở trong nước, kể cả nguồn vốn vay từ Trung Quốc, để tránh bị phụ thuộc.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận, trong thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như: thi công chậm tiến độ; chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành...
Cơ quan quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cũng nêu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu, trong đó có việc các dự án sử dụng vốn vay của Trung Quốc.
Để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay. Theo đó, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều ở Việt Nam, văn bản trả lời của Bộ nêu.
Bộ cũng cho rằng, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều do chất lượng lập, phê duyệt dự án còn thấp, chưa xác định được một cách tương đối chính xác về công nghệ, khối lượng cũng như tổng mức đầu tư của dự án dẫn đến phát sinh khối lượng khi thực hiện.
Trong khi đó, việc phê duyệt tổng mức đầu tư thấp dẫn đến các nhà thầu chào công nghệ tiên tiến, xuất xứ từ các quốc gia phát triển đều không trúng thầu do vượt tổng mức đầu tư.
Ngoài ra, do chất lượng công tác lập hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư còn yếu, chưa đưa ra được các rào cản kỹ thuật.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trước tiên cần tự chủ được nguồn lực tài chính, thu hút vốn đầu tư tư nhân, nước ngoài, tăng cường các dự án PPP, nâng cao chất lượng lập, phê duyệt dự án, đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án.
Không thể chọn vì giá rẻ
Cùng mối quan tâm, cử tri tỉnh An Giang bày tỏ lo ngại, các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án trọng điểm tại Việt Nam nhưng triển khai chậm, thi công kém chất lượng gây lãng phí, bức xúc trong nhân dân. Như, dự án sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông...
Cử tri đề nghị Nhà nước có biện pháp chặt chẽ, quyết liệt để khắc phục tình trạng trên, đồng thời cần nghiên cứu, cân nhắc việc vay vốn ODA của Trung Quốc để đầu tư xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, đề nghị nghiên cứu xem xét khi đấu thầu, chọn thầu, không vì giá rẻ mà chọn nhà thầu.
Hồi âm ý kiến trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thích, Luật Đấu thầu không quy định chọn thầu theo giá rẻ, mà chỉ quy định những nhà thầu đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét, xác định giá đánh giá.
Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá đánh giá thấp nhất mới được xem xét, đề nghị trúng thầu. Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm nên trong hồ sơ mời thầu, các chủ đầu tư Việt Nam chưa đưa ra được rào cản kỹ thuật để loại bỏ những hàng hóa có chất lượng thấp; chưa đưa ra được công thức xác định giá đánh giá phù hợp nhằm lựa chọn được các nhà thầu có thực lực, có kỹ thuật tốt.
Về kiến nghị nghiên cứu, cân nhắc việc vay vốn ODA của Trung Quốc để đầu tư xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, hiện cơ quan này chưa nhận được đề xuất việc vay vốn ODA Trung Quốc cho dự án này.
Chung kiến nghị về dự án nói trên, cử tri Quảng Bình cho rằng, Việt Nam đang cần vốn, nếu vay được thì rất tốt nhưng phải không kèm theo điều kiện. Việt Nam đã có nhiều bài học đắt giá với Trung Quốc, nếu cho vay thì cứ trả lãi, phải hết sức thận trọng, nếu phải kèm điều kiện thì cần kiên quyết loại bỏ chỉ định thầu.
Cung cấp thêm thông tin sau chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ngày 14/12/2016, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, tỉnh Quảng Ninh đang nghiên cứu, lập dự án đầu tư tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đến nay, đã có một số nhà đầu tư trong nước bày tỏ quan tâm đến việc đầu tư dự án này.
“Khoản tín dụng bên mua (300 triệu USD) của China Eximbank (Trung Quốc) là khoản vay kém ưu đãi hơn so với nguồn vốn vay ODA. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ làm việc với các bộ, ngành để nghiên cứu lựa chọn dự án phù hợp, có khả năng thu hồi vốn cao, đảm bảo khả năng trả nợ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”, văn bản trả lời cử tri cho biết.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thể hiện quan điểm rằng, trong điều kiện nợ công của Việt Nam đang rất cao, việc vay vốn từ Trung Quốc hay từ các chính phủ và tổ chức tài chính khác để đầu tư cần thận trọng đối với điều kiện vay.
Chỉ vay cho các dự án thực sự cần thiết và hiệu quả, cần phải đàm phán với nhà tài trợ về điều kiện vay để dự án vay phải đấu thầu quốc tế nhằm lựa chọn nhà thầu có năng lực và công nghệ hiện đại, hạn chế tối đa việc chỉ định tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) và không vay để thực hiện dự án bằng mọi giá.