Mong Kiểm toán Nhà nước là “thượng phương bảo kiếm”
Thủ tướng nêu rõ không có vùng cấm, tất cả các cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước đều phải được kiểm toán rõ ràng
“Kiểm toán Nhà nước là công cụ quan trọng để giám sát, kiểm soát quyền lực, ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý tài chính công và tài sản công”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy tại buổi thăm và làm việc với Kiểm toán Nhà nước ngày 2/2.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, Kiểm toán Nhà nước không phải chỉ phát hiện sai phạm, chỉ rõ đúng sai mà điều quan trọng hơn là qua công tác kiểm toán, phát hiện những lỗ hổng, chỗ bất hợp lý của pháp luật, công tác quản lý để “vá lại”, hoàn thiện thể chế, đồng thời cần quyết liệt theo dõi, bám sát đến cùng, “chứ không phải làm nửa vời, biết bàn, bí bỏ”.
Lưu ý đến chất lượng cán bộ kiểm toán, Thủ tướng yêu cầu phải xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm toán vừa có tâm, vừa có tầm, dĩ công vi thượng để làm sao rút ngắn thời gian kiểm toán, “không thể kéo dài để người ta còn phải lo làm ăn, kinh doanh”.
“Xã hội, các cơ quan Nhà nước mong chờ các kết luận kiểm toán công khai, minh bạch, chính xác, do đó phải đẩy mạnh việc công khai kết luận kiểm toán, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kỳ vọng Kiểm toán Nhà nước thực sự là “thượng phương bảo kiếm” của Đảng và Nhà nước ta”, Thủ tướng nói.
Cùng với đó, Thủ tướng nêu rõ tinh thần: Không có vùng cấm, tất cả các cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước đều phải được kiểm toán rõ ràng, như thế mới chống được tiêu cực, tham nhũng.
Trước đó, báo cáo với Thủ tướng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho hay trong giai đoạn 2012-2016, Kiểm toán Nhà nước đã góp phần tăng thu, giảm chi ngân sách và xử lý tài chính khác 115.203 tỷ đồng, năm 2016 đã kiến nghị xử lý tài chính 35.931 tỷ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và tăng gấp 1,8 lần so với năm 2015 là 19.863 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, Kiểm toán Nhà nước không phải chỉ phát hiện sai phạm, chỉ rõ đúng sai mà điều quan trọng hơn là qua công tác kiểm toán, phát hiện những lỗ hổng, chỗ bất hợp lý của pháp luật, công tác quản lý để “vá lại”, hoàn thiện thể chế, đồng thời cần quyết liệt theo dõi, bám sát đến cùng, “chứ không phải làm nửa vời, biết bàn, bí bỏ”.
Lưu ý đến chất lượng cán bộ kiểm toán, Thủ tướng yêu cầu phải xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm toán vừa có tâm, vừa có tầm, dĩ công vi thượng để làm sao rút ngắn thời gian kiểm toán, “không thể kéo dài để người ta còn phải lo làm ăn, kinh doanh”.
“Xã hội, các cơ quan Nhà nước mong chờ các kết luận kiểm toán công khai, minh bạch, chính xác, do đó phải đẩy mạnh việc công khai kết luận kiểm toán, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kỳ vọng Kiểm toán Nhà nước thực sự là “thượng phương bảo kiếm” của Đảng và Nhà nước ta”, Thủ tướng nói.
Cùng với đó, Thủ tướng nêu rõ tinh thần: Không có vùng cấm, tất cả các cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước đều phải được kiểm toán rõ ràng, như thế mới chống được tiêu cực, tham nhũng.
Trước đó, báo cáo với Thủ tướng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho hay trong giai đoạn 2012-2016, Kiểm toán Nhà nước đã góp phần tăng thu, giảm chi ngân sách và xử lý tài chính khác 115.203 tỷ đồng, năm 2016 đã kiến nghị xử lý tài chính 35.931 tỷ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và tăng gấp 1,8 lần so với năm 2015 là 19.863 tỷ đồng.