Một “đại gia” Trung Quốc muốn đầu tư đường sắt trên cao ở Việt Nam
Công ty Hữu hạn Cổ phần Tập đoàn Cát Châu Bá muốn được tham gia đầu tư hoặc thầu các dự án về đường cao tốc, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm tại Việt Nam
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông chiều 3/8, ông Trần Hiểu Hoa, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế của Công ty Hữu hạn Cổ phần Tập đoàn Cát Châu Bá, Trung Quốc (CGGC) bày tỏ mong muốn được hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Ông Trần Hiểu Hoa cho biết, CGGC là một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, tham gia thiết kế thi công, đầu tư, vận hành các dự án công trình năng lượng như: thủy lợi, thủy điện, nhiệt điện; các công trình giao thông như: đường cao tốc, đường sắt, cầu cống, sân bay, bến cảng, thủy lợi, thủy điện…CGGC được thành lập năm 1970, hiện có chi nhánh liên quan đến 136 nước.
“Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ổn định, là môi trường đầy tiềm năng để các nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin tham gia đầu tư tại Việt Nam. CGGC mong muốn được tham gia đầu tư hoặc thầu các dự án về đường cao tốc, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm tại Việt Nam”, ông Trần Hiểu Hoa bày tỏ.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Việt Nam đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, coi việc phát triển cơ sở hạ tầng là một trong ba khâu đột phát chiến lược, tuy nhiên nguồn vốn vẫn còn hạn chế.
“Do đó, Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có CGGC với những thế mạnh của mình, tham gia đầu tư vào các dự án giao thông của Việt Nam theo hình thức PPP hoặc nhận thầu thi công công trình”, Thứ trưởng Đông nói.
Về các dự án cụ thể, Thứ trưởng Đông đề nghị CGGC làm việc trực tiếp với các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông Vận tải để được cung cấp thông tin về các dự án, trên cơ sở đó nghiên cứu, lựa chọn đề xuất các dự án mong muốn tham gia. Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét và trao đổi cụ thể.
Thời gian qua đã có một số doanh nghiệp của Trung Quốc trúng thầu và tham gia thi công các công trình giao thông của Việt Nam.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện năm 2016 của các nhà thầu xây lắp tham gia các dự án xây dựng giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ Giao thông Vận tải công bố gần đây cho thấy nhiều doanh nghiệp đến từ Trung Quốc dính nhiều lỗi thi công trong một gói thầu, thậm chí dính từ 8-20 lỗi trong các gói thầu.
Điển hình như Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Tổng công ty Xây dựng cầu đường Quảng Tây...
Ông Trần Hiểu Hoa cho biết, CGGC là một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, tham gia thiết kế thi công, đầu tư, vận hành các dự án công trình năng lượng như: thủy lợi, thủy điện, nhiệt điện; các công trình giao thông như: đường cao tốc, đường sắt, cầu cống, sân bay, bến cảng, thủy lợi, thủy điện…CGGC được thành lập năm 1970, hiện có chi nhánh liên quan đến 136 nước.
“Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ổn định, là môi trường đầy tiềm năng để các nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin tham gia đầu tư tại Việt Nam. CGGC mong muốn được tham gia đầu tư hoặc thầu các dự án về đường cao tốc, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm tại Việt Nam”, ông Trần Hiểu Hoa bày tỏ.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Việt Nam đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, coi việc phát triển cơ sở hạ tầng là một trong ba khâu đột phát chiến lược, tuy nhiên nguồn vốn vẫn còn hạn chế.
“Do đó, Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có CGGC với những thế mạnh của mình, tham gia đầu tư vào các dự án giao thông của Việt Nam theo hình thức PPP hoặc nhận thầu thi công công trình”, Thứ trưởng Đông nói.
Về các dự án cụ thể, Thứ trưởng Đông đề nghị CGGC làm việc trực tiếp với các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông Vận tải để được cung cấp thông tin về các dự án, trên cơ sở đó nghiên cứu, lựa chọn đề xuất các dự án mong muốn tham gia. Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét và trao đổi cụ thể.
Thời gian qua đã có một số doanh nghiệp của Trung Quốc trúng thầu và tham gia thi công các công trình giao thông của Việt Nam.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện năm 2016 của các nhà thầu xây lắp tham gia các dự án xây dựng giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ Giao thông Vận tải công bố gần đây cho thấy nhiều doanh nghiệp đến từ Trung Quốc dính nhiều lỗi thi công trong một gói thầu, thậm chí dính từ 8-20 lỗi trong các gói thầu.
Điển hình như Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Tổng công ty Xây dựng cầu đường Quảng Tây...