Mức lương 2015 tại Việt Nam tăng 8% so với 2014
Lương bình quân năm 2015 của người lao động ước đạt 5,53 triệu đồng/người/tháng
Tại buổi họp báo chiều ngày 19/1/2016, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, mức lương năm 2015 trung bình tăng khoảng 8% so với năm 2014.
Doanh nghiệp Nhà nước cao nhất
Lương bình quân năm 2015 của người lao động ước đạt 5,53 triệu đồng/người/tháng. Nếu xếp theo khối doanh nghiệp, thì doanh nghiệp Nhà nước có mức lương cao nhất, đạt 7,04 triệu đồng/tháng, tăng 8%.
Tiếp đó là doanh nghiệp tư nhân đạt 4,99 triệu đồng/tháng - tăng 6%. Doanh nghiệp FDI ước đạt 5,47 triệu đồng/tháng - tăng 9%.
Tính theo từng ngành nghề, thì mức tăng lương của ngành thương mại, dịch vụ cao nhất đạt 6,32 triệu đồng/người/tháng - tăng 8,8%.
Tiếp đó, ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 4,45 triệu đồng/người/tháng, tăng 3%. Công nghiệp, xây dựng ước đạt 5,34 triệu đồng/người/tháng, tăng 11%.
Đáng chú ý, các ngành có dệt may, da giày do số lượng đơn hàng ổn định và tăng, nên tiền lương của người lao động có mức tăng khá.
Cụ thể, mức lương của người lao động ngành dệt may đạt 4,54 triệu đồng - tăng 7,5%; mức lương ngành da giày đạt 4,5 triệu đồng - tăng 8,9%, chế biến thủy sản đạt 4,97 triệu đồng - tăng 4,9%.
Lương chưa hẳn đi cùng năng suất
Một số ngành nghề khác như cao su, dầu khí... mặc dù năng suất lao động tính theo sản lượng vẫn tăng, song do ảnh hưởng tình hình giá cả thị trường thế giới làm cho doanh thu, lợi nhuận đều sụt giảm mạnh, nên tiền lương của người lao động cũng bị ảnh hưởng.
Theo bà Minh, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành này trên thế giới đều vừa phải cắt giảm lao động, vừa cắt giảm tiền lương.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, các doanh nghiệp này chỉ cắt giảm một phần tiền lương của người lao động và chủ động giảm các chi phí khác để ổn định lao động.
“Một số doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi giá dầu, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có năng suất lao động theo sản lượng khai thác tăng 7%, nhưng do giá giảm mạnh nên tiền lương giảm bình quân 3 - 5% so với năm trước”, bà Minh nói.
Đưa ra đánh giá chung về tình hình tiền lương năm 2015 và tiền thưởng Tết năm 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định đều tăng hơn so với năm 2015. Điều này hợp lý bởi GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014.
Đặc biệt, quý 4/2015, số doanh nghiệp có khối lượng sản xuất ổn định và tăng chiếm hơn 79%; gần 80% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng và đơn hàng xuất khẩu ổn định hoặc cao hơn quý trước đó.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014, là mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây và thấp hơn nhiều so với mục tiêu CPI tăng 5%. Năng suất lao động xã hội theo giá hiện hành ước đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động).
Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2015 ước tăng 6,4% so với năm 2014.
Doanh nghiệp Nhà nước cao nhất
Lương bình quân năm 2015 của người lao động ước đạt 5,53 triệu đồng/người/tháng. Nếu xếp theo khối doanh nghiệp, thì doanh nghiệp Nhà nước có mức lương cao nhất, đạt 7,04 triệu đồng/tháng, tăng 8%.
Tiếp đó là doanh nghiệp tư nhân đạt 4,99 triệu đồng/tháng - tăng 6%. Doanh nghiệp FDI ước đạt 5,47 triệu đồng/tháng - tăng 9%.
Tính theo từng ngành nghề, thì mức tăng lương của ngành thương mại, dịch vụ cao nhất đạt 6,32 triệu đồng/người/tháng - tăng 8,8%.
Tiếp đó, ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 4,45 triệu đồng/người/tháng, tăng 3%. Công nghiệp, xây dựng ước đạt 5,34 triệu đồng/người/tháng, tăng 11%.
Đáng chú ý, các ngành có dệt may, da giày do số lượng đơn hàng ổn định và tăng, nên tiền lương của người lao động có mức tăng khá.
Cụ thể, mức lương của người lao động ngành dệt may đạt 4,54 triệu đồng - tăng 7,5%; mức lương ngành da giày đạt 4,5 triệu đồng - tăng 8,9%, chế biến thủy sản đạt 4,97 triệu đồng - tăng 4,9%.
Lương chưa hẳn đi cùng năng suất
Một số ngành nghề khác như cao su, dầu khí... mặc dù năng suất lao động tính theo sản lượng vẫn tăng, song do ảnh hưởng tình hình giá cả thị trường thế giới làm cho doanh thu, lợi nhuận đều sụt giảm mạnh, nên tiền lương của người lao động cũng bị ảnh hưởng.
Theo bà Minh, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành này trên thế giới đều vừa phải cắt giảm lao động, vừa cắt giảm tiền lương.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, các doanh nghiệp này chỉ cắt giảm một phần tiền lương của người lao động và chủ động giảm các chi phí khác để ổn định lao động.
“Một số doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi giá dầu, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có năng suất lao động theo sản lượng khai thác tăng 7%, nhưng do giá giảm mạnh nên tiền lương giảm bình quân 3 - 5% so với năm trước”, bà Minh nói.
Đưa ra đánh giá chung về tình hình tiền lương năm 2015 và tiền thưởng Tết năm 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định đều tăng hơn so với năm 2015. Điều này hợp lý bởi GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014.
Đặc biệt, quý 4/2015, số doanh nghiệp có khối lượng sản xuất ổn định và tăng chiếm hơn 79%; gần 80% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng và đơn hàng xuất khẩu ổn định hoặc cao hơn quý trước đó.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014, là mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây và thấp hơn nhiều so với mục tiêu CPI tăng 5%. Năng suất lao động xã hội theo giá hiện hành ước đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động).
Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2015 ước tăng 6,4% so với năm 2014.