“Nâng tuổi hưu làm giảm cơ hội của người trẻ”
Đại biểu Quốc hội thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi
Hầu hết các đại biểu Quốc hội đều không tán thành việc nâng tuổi nghỉ hưu theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến.
Tại buổi thảo luận chiều 16/6 về dự án luật nói trên, đại biểu Nguyễn Quang Cường (Hải Phòng) cho hay, Bộ luật Lao động vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013 quy định rất rõ về tuổi nghỉ hưu, thế nhưng ban soạn thảo lại đưa việc sửa đổi tuổi nghỉ hưu vào dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này.
Như vậy cũng có nghĩa là cùng một lúc luật sau đè lên luật trước, luật con không phù hợp với luật mẹ. Thay vì sửa đổi, đại biểu đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành điều 187 Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu.
Không nên nâng tuổi nghỉ hưu
Đại biểu Lê Thành Nhơn (Bình Dương) cũng bày tỏ sự “ngạc nhiên” khi ban soạn thảo lại tiếp tục đưa tuổi nghỉ hưu vào Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo đại biểu Nhơn, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trong tờ trình của ban soạn thảo chưa thuyết phục. Trong khi đó, việc lớn nhất là ban soạn thảo cần phải tập trung thu để tăng chi là cái gì thì không nói rõ.
"Hiện nay còn trên 5 triệu người bằng 1/3 số lao động phải đóng bảo hiểm xã hội trong diện bắt buộc nhưng chưa đóng được. Tôi đề nghị ban soạn thảo lưu ý và có biện pháp để thu cho đầy đủ. Hiện nay hàng triệu người lao động ở các ngành dệt may, giầy da, thủy sản, cao su, công nhân vệ sinh thì trong 5 năm, 10 năm nữa chưa thể đáp ứng được yêu cầu tăng tuổi làm việc như đề nghị của ban soạn thảo. Tôi đề nghị ban soạn thảo nên xem xét và tạm dừng phương án tăng tuổi đối với người lao động ở trong khu vực này", đại biểu Nhơn kiến nghị.
Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Ngân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng việc vỡ quỹ bảo hiểm xã hội là do nhiều nguyên nhân như tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp, không thu được quỹ bảo hiểm xã hội do chủ sử dụng lao động nợ đóng, chậm đóng, trốn đóng, năng suất lao động thấp, bộ máy cồng kềnh chứ không chỉ do tuổi lao động thấp. Nếu như tuổi nghỉ hưu tăng lên thì sẽ làm tăng thêm áp lực về việc làm và giảm cơ hội phát triển đối với lao động trẻ.
Cùng quan điểm đó, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cho biết hàng năm Việt Nam có trên 1 triệu người bước vào tuổi lao động, trong đó có khoảng 400.000 người có trình độ đại học, cao đẳng, số lao động này thiếu việc làm.
Do đó, việc giữ độ tuổi nghỉ hưu như cũng là giải quyết việc làm cho số lao động trẻ đang còn thất nghiệp hiện nay.
Cùng với đó, đại biểu Tiến tán thành với dự thảo mở rộng đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng là những lao động có hợp đồng lao động dưới 3 tháng, theo đại biểu là không có tính khả thi. Đối tượng này chủ yếu là loại hợp đồng thời vụ, công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định. Vì vậy lao động thuộc loại hợp đồng này nếu thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khó thực hiện.
Cũng có đại biểu đồng thuận với đề xuất của dự thảo về tăng tuổi nghỉ hưu. Theo đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh), ban soạn thảo cần bàn kỹ và lý giải sâu hơn để có sự đồng thuận cao, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hợp lý vừa là xu thế của thế giới, vừa thể hiện quyền lợi và trách nhiệm xã hội của người lao động.
Cùng với đó là cần nghiên cứu kỹ để có lộ trình cụ thể điều chỉnh tuổi nghỉ hưu từng nhóm đối tượng, có những nhóm chúng ta có thể giữ nguyên như quy định hiện hành, cũng có một số nhóm cần giảm tuổi nghỉ hưu mới hợp lý với điều kiện sức khỏe lao động nặng nhọc độc hại.
“Về cơ bản là nâng tuổi nghỉ hưu vừa đảm bảo nguồn lực cho quỹ, vừa phù hợp với sự tăng lên của sức khỏe cũng như tuổi thọ bình quân hiện nay, vừa đáp ứng được yêu cầu của bình đằng giới với lộ trình hợp lý, nhưng cũng không quá kéo dài để đạt mốc 62 tuổi đối với nam và nữ 60 tuổi. Sự nghiên cứu này cũng có tính khách quan của nó. Tôi đồng tình cao trong việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong lần này”, đại biểu Sơn nói.
Cần xử lý 5.000 tỷ đồng nợ đọng
Theo đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) đề nghị bổ sung thẩm quyền cho tổ chức bảo hiểm xã hội được thực hiện thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội vì hiện nay tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội rất lớn, cần phải có giải pháp mạnh để đảm bảo tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Bên cạnh đó là do bộ máy của thanh tra của lao động hiện nay không đủ khả năng để có thể thanh tra được về lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng bày tỏ quan điểm không nên nâng tuổi nghỉ hưu. Lý do đơn giản mà đại biểu này đưa ra là: “Với bảo hiểm xã hội, nếu bộ máy tốt và quản lý tốt thì không cần phải tăng độ tuổi nghỉ hưu”.
Bên cạnh đó, theo đại biểu chính do quy định quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bị chia cắt nên việc quản lý và kiểm soát hoạt động của bảo hiểm xã hội tôi cho là chưa chặt chẽ và dẫn đến trong thời gian vừa qua có những sai phạm nhất định tại bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều đáng nói hơn là việc cho vay có biểu hiện của tội cố ý làm trái và hậu quả mang lại không phải là nhỏ nhưng chỉ bị xử lý hành chính với 2 án kỷ luật cảnh cáo và 2 án khiển trách.
Đại biểu Nguyễn Văn Phụng (Tp.HCM) cho biết, theo báo cáo số liệu của Ủy ban Về các vấn đề xã hội, số tiền nợ gần 5.000 tỷ đồng, riêng trong năm 2013 có 521 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội với tổng số tiền trên 1.600 tỷ đồng, chiếm 34% tổng số nợ bảo hiểm xã hội.
Do đó, đại biểu Phụng đề nghị Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cần có giải pháp hoặc đề ra những biện pháp tích cực và quyết liệt hơn để thực hiện vấn đề này vì đây là con ố khá lớn.
Phản hồi lại một số thông tin trên, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết việc tăng tuổi nghỉ hưu được tính trên nguyên tắc đảm bảo ổn định và trách nhiệm lâu dài đối với quỹ bảo hiểm xã hội.
Nhưng do đặc thù tình hình hiện nay, trước mắt Bộ Chính trị cho ý kiến tiếp tục nghiên cứu cho đồng bộ cả nam và nữ. Vì vậy, Bộ trưởng Chuyền đã xin tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và tiếp tục nghiên cứu để điều khoản của Bộ luật Lao động một cách cụ thể hơn là mở rộng đối tượng hơn với hướng làm thế nào góp phần tăng thu cho quỹ.
Trước đó, trong chiều 16/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, qúa cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Tại buổi thảo luận chiều 16/6 về dự án luật nói trên, đại biểu Nguyễn Quang Cường (Hải Phòng) cho hay, Bộ luật Lao động vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013 quy định rất rõ về tuổi nghỉ hưu, thế nhưng ban soạn thảo lại đưa việc sửa đổi tuổi nghỉ hưu vào dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này.
Như vậy cũng có nghĩa là cùng một lúc luật sau đè lên luật trước, luật con không phù hợp với luật mẹ. Thay vì sửa đổi, đại biểu đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành điều 187 Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu.
Không nên nâng tuổi nghỉ hưu
Đại biểu Lê Thành Nhơn (Bình Dương) cũng bày tỏ sự “ngạc nhiên” khi ban soạn thảo lại tiếp tục đưa tuổi nghỉ hưu vào Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo đại biểu Nhơn, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trong tờ trình của ban soạn thảo chưa thuyết phục. Trong khi đó, việc lớn nhất là ban soạn thảo cần phải tập trung thu để tăng chi là cái gì thì không nói rõ.
"Hiện nay còn trên 5 triệu người bằng 1/3 số lao động phải đóng bảo hiểm xã hội trong diện bắt buộc nhưng chưa đóng được. Tôi đề nghị ban soạn thảo lưu ý và có biện pháp để thu cho đầy đủ. Hiện nay hàng triệu người lao động ở các ngành dệt may, giầy da, thủy sản, cao su, công nhân vệ sinh thì trong 5 năm, 10 năm nữa chưa thể đáp ứng được yêu cầu tăng tuổi làm việc như đề nghị của ban soạn thảo. Tôi đề nghị ban soạn thảo nên xem xét và tạm dừng phương án tăng tuổi đối với người lao động ở trong khu vực này", đại biểu Nhơn kiến nghị.
Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Ngân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng việc vỡ quỹ bảo hiểm xã hội là do nhiều nguyên nhân như tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp, không thu được quỹ bảo hiểm xã hội do chủ sử dụng lao động nợ đóng, chậm đóng, trốn đóng, năng suất lao động thấp, bộ máy cồng kềnh chứ không chỉ do tuổi lao động thấp. Nếu như tuổi nghỉ hưu tăng lên thì sẽ làm tăng thêm áp lực về việc làm và giảm cơ hội phát triển đối với lao động trẻ.
Cùng quan điểm đó, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cho biết hàng năm Việt Nam có trên 1 triệu người bước vào tuổi lao động, trong đó có khoảng 400.000 người có trình độ đại học, cao đẳng, số lao động này thiếu việc làm.
Do đó, việc giữ độ tuổi nghỉ hưu như cũng là giải quyết việc làm cho số lao động trẻ đang còn thất nghiệp hiện nay.
Cùng với đó, đại biểu Tiến tán thành với dự thảo mở rộng đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng là những lao động có hợp đồng lao động dưới 3 tháng, theo đại biểu là không có tính khả thi. Đối tượng này chủ yếu là loại hợp đồng thời vụ, công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định. Vì vậy lao động thuộc loại hợp đồng này nếu thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khó thực hiện.
Cũng có đại biểu đồng thuận với đề xuất của dự thảo về tăng tuổi nghỉ hưu. Theo đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh), ban soạn thảo cần bàn kỹ và lý giải sâu hơn để có sự đồng thuận cao, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hợp lý vừa là xu thế của thế giới, vừa thể hiện quyền lợi và trách nhiệm xã hội của người lao động.
Cùng với đó là cần nghiên cứu kỹ để có lộ trình cụ thể điều chỉnh tuổi nghỉ hưu từng nhóm đối tượng, có những nhóm chúng ta có thể giữ nguyên như quy định hiện hành, cũng có một số nhóm cần giảm tuổi nghỉ hưu mới hợp lý với điều kiện sức khỏe lao động nặng nhọc độc hại.
“Về cơ bản là nâng tuổi nghỉ hưu vừa đảm bảo nguồn lực cho quỹ, vừa phù hợp với sự tăng lên của sức khỏe cũng như tuổi thọ bình quân hiện nay, vừa đáp ứng được yêu cầu của bình đằng giới với lộ trình hợp lý, nhưng cũng không quá kéo dài để đạt mốc 62 tuổi đối với nam và nữ 60 tuổi. Sự nghiên cứu này cũng có tính khách quan của nó. Tôi đồng tình cao trong việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong lần này”, đại biểu Sơn nói.
Cần xử lý 5.000 tỷ đồng nợ đọng
Theo đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) đề nghị bổ sung thẩm quyền cho tổ chức bảo hiểm xã hội được thực hiện thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội vì hiện nay tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội rất lớn, cần phải có giải pháp mạnh để đảm bảo tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Bên cạnh đó là do bộ máy của thanh tra của lao động hiện nay không đủ khả năng để có thể thanh tra được về lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng bày tỏ quan điểm không nên nâng tuổi nghỉ hưu. Lý do đơn giản mà đại biểu này đưa ra là: “Với bảo hiểm xã hội, nếu bộ máy tốt và quản lý tốt thì không cần phải tăng độ tuổi nghỉ hưu”.
Bên cạnh đó, theo đại biểu chính do quy định quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bị chia cắt nên việc quản lý và kiểm soát hoạt động của bảo hiểm xã hội tôi cho là chưa chặt chẽ và dẫn đến trong thời gian vừa qua có những sai phạm nhất định tại bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều đáng nói hơn là việc cho vay có biểu hiện của tội cố ý làm trái và hậu quả mang lại không phải là nhỏ nhưng chỉ bị xử lý hành chính với 2 án kỷ luật cảnh cáo và 2 án khiển trách.
Đại biểu Nguyễn Văn Phụng (Tp.HCM) cho biết, theo báo cáo số liệu của Ủy ban Về các vấn đề xã hội, số tiền nợ gần 5.000 tỷ đồng, riêng trong năm 2013 có 521 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội với tổng số tiền trên 1.600 tỷ đồng, chiếm 34% tổng số nợ bảo hiểm xã hội.
Do đó, đại biểu Phụng đề nghị Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cần có giải pháp hoặc đề ra những biện pháp tích cực và quyết liệt hơn để thực hiện vấn đề này vì đây là con ố khá lớn.
Phản hồi lại một số thông tin trên, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết việc tăng tuổi nghỉ hưu được tính trên nguyên tắc đảm bảo ổn định và trách nhiệm lâu dài đối với quỹ bảo hiểm xã hội.
Nhưng do đặc thù tình hình hiện nay, trước mắt Bộ Chính trị cho ý kiến tiếp tục nghiên cứu cho đồng bộ cả nam và nữ. Vì vậy, Bộ trưởng Chuyền đã xin tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và tiếp tục nghiên cứu để điều khoản của Bộ luật Lao động một cách cụ thể hơn là mở rộng đối tượng hơn với hướng làm thế nào góp phần tăng thu cho quỹ.
Trước đó, trong chiều 16/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, qúa cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.