Người dân giám sát “túi tiền quốc gia” bằng cách nào?
Hướng tới một nền tài chính công ngày càng minh bạch là yêu cầu cấp thiết xuất phát từ thực tiễn
Sự tham gia của người nộp thuế trong việc góp ý kiến trong quá trình
soạn thảo các văn bản pháp luật về chính sách thuế, quản lý thuế ở Việt
Nam cũng là điều hết sức quan trọng.
Tại buổi giao lưu trực tuyến do VnEconomy phối hợp với ActionAid Vietnam tổ chức mới đây, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, tiền thuế hay túi tiền quốc gia suy cho cùng cũng là của nhân dân, phục vụ lợi ích người dân. Do đó, bên cạnh việc chống thất thu, việc công khai minh bạch các thông tin về thuế, giải thích và làm rõ những mặt được và chưa được của tình trạng thu thuế, lạm thu, thất thu, thu chi ngoài pháp luật cần được phổ biến rộng rãi trong xã hội, không có bất kỳ vùng cấm nào.
“Trong tình trạng ngân sách rất căng thẳng hiện nay, việc thu đúng, thu đủ là hết sức cần thiết, cho nên cần huy động đúng luật đối với các doanh nghiệp FDI và tạo ra một mặt bằng cạnh tranh bình đẳng hơn đối với các doanh nghiệp trong nước”, ông Doanh khuyến nghị.
Liên quan đến việc người dân có thể tham gia giám sát hoạt động thu chi ngân sách quốc gia, trao đổi với VnEconomy, ông Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhìn nhận, để giám sát ngân sách là rất khó, ngay bản thân đại biểu Quốc hội cũng có không ít người cảm thấy rằng khi đánh giá các dự toán thu chi ngân sách mà Chính phủ trình lên Quốc hội, cũng chỉ ở mức độ “cưỡi ngựa xem hoa”.
“Tuy nhiên, hướng tới một nền tài chính công ngày càng minh bạch là một yêu cầu cấp thiết xuất phát từ thực tiễn, vì vậy, không chỉ đại biểu Quốc hội mà người dân, cũng phải làm sao giám sát được hoạt động này”, ông Hùng nói.
Về công khai và giám sát thực hiện ngân sách của cộng đồng, Luật Ngân sách nhà nước hiện hành đã quy định dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước của ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phải thực hiện công khai.
“Tuy nhiên, Luật này chưa quy định thuyết minh số liệu công khai dẫn đến việc công khai nhưng thiếu minh bạch. Hơn nữa, mới chỉ quy định công khai dự toán, quyết toán ngân sách mà chưa quy định công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách của các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, chưa quy định công khai kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và công khai các thủ tục ngân sách nhà nước”, ông Mai Xuân Hùng nhìn nhận.
Vì thế, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, để tạo điều kiện cho người dân có thể hiểu và tham gia giám sát tình hình ngân sách nhà nước, thì hiện chúng ta đang sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng bổ sung quy định các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách.
Đồng thời cần bổ sung quy định khi công khai dự toán, quyết toán và tình hình thực hiện dự toán ngân sách thì ngân sách các cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh; công khai kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; công khai các thủ tục ngân sách nhà nước; giám sát thực hiện ngân sách nhà nước của cộng đồng.
Đối với lĩnh vực thuế, sự tham gia của người nộp thuế trong việc góp ý kiến trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật về chính sách thuế, quản lý thuế ở Việt Nam cũng là điều hết sức quan trọng.
Ông Hùng nhìn nhận, với mỗi luật thuế hay các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách thuế trước khi được ban hành, các cơ quan chức năng đều tiến hành lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận thông qua nhiều hình thức như hội thảo, hội nghị góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản…
“Tại Quốc hội, các dự án luật liên quan đến thuế đều được nhiều đại biểu rất quan tâm và thảo luận, cân nhắc kỹ trước khi thông qua. Nói như vậy, để thấy rằng, thuế là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận nói chung, trong đó có những người nộp thuế. Có quan tâm, đương nhiên có góp ý, vì điều đó liên quan đến lợi ích sát sườn của người dân”, Phó chủ nhiệm Mai Xuân Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, có lẽ hầu hết mọi người đều hiểu về mục tiêu của đánh thuế là tạo công bằng xã hội cao hơn thông qua tái phân bổ của cải. Bởi vậy, có những dự án luật liên quan đến thuế, chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu nhập doanh nghiệp chẳng hạn, nếu là nhiều người, kể cả lãnh đạo, quản lý cũng như người dân chưa có kiến thức về công bằng thuế, thì làm sao diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt về các quy định mà cơ quan soạn thảo đưa ra.
“Tất nhiên, về phía các cơ quan chức năng thì luôn phải có trách nhiệm đổi mới phương pháp tiếp cận phù hợp đối với từng sắc thuế, tùy thuộc vào từng đối tượng chịu thuế, giúp cho cho người nộp thuế hiểu được, hiểu đúng và thông suốt những quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của mình để từ đó họ sẽ an tâm, tự nguyện tự giác nộp thuế cho Nhà nước, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh“thu thuế phải thu được lòng dân”, ông Mai Xuân Hùng nói.
Tại buổi giao lưu trực tuyến do VnEconomy phối hợp với ActionAid Vietnam tổ chức mới đây, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, tiền thuế hay túi tiền quốc gia suy cho cùng cũng là của nhân dân, phục vụ lợi ích người dân. Do đó, bên cạnh việc chống thất thu, việc công khai minh bạch các thông tin về thuế, giải thích và làm rõ những mặt được và chưa được của tình trạng thu thuế, lạm thu, thất thu, thu chi ngoài pháp luật cần được phổ biến rộng rãi trong xã hội, không có bất kỳ vùng cấm nào.
“Trong tình trạng ngân sách rất căng thẳng hiện nay, việc thu đúng, thu đủ là hết sức cần thiết, cho nên cần huy động đúng luật đối với các doanh nghiệp FDI và tạo ra một mặt bằng cạnh tranh bình đẳng hơn đối với các doanh nghiệp trong nước”, ông Doanh khuyến nghị.
Liên quan đến việc người dân có thể tham gia giám sát hoạt động thu chi ngân sách quốc gia, trao đổi với VnEconomy, ông Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhìn nhận, để giám sát ngân sách là rất khó, ngay bản thân đại biểu Quốc hội cũng có không ít người cảm thấy rằng khi đánh giá các dự toán thu chi ngân sách mà Chính phủ trình lên Quốc hội, cũng chỉ ở mức độ “cưỡi ngựa xem hoa”.
“Tuy nhiên, hướng tới một nền tài chính công ngày càng minh bạch là một yêu cầu cấp thiết xuất phát từ thực tiễn, vì vậy, không chỉ đại biểu Quốc hội mà người dân, cũng phải làm sao giám sát được hoạt động này”, ông Hùng nói.
Về công khai và giám sát thực hiện ngân sách của cộng đồng, Luật Ngân sách nhà nước hiện hành đã quy định dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước của ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phải thực hiện công khai.
“Tuy nhiên, Luật này chưa quy định thuyết minh số liệu công khai dẫn đến việc công khai nhưng thiếu minh bạch. Hơn nữa, mới chỉ quy định công khai dự toán, quyết toán ngân sách mà chưa quy định công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách của các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, chưa quy định công khai kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và công khai các thủ tục ngân sách nhà nước”, ông Mai Xuân Hùng nhìn nhận.
Vì thế, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, để tạo điều kiện cho người dân có thể hiểu và tham gia giám sát tình hình ngân sách nhà nước, thì hiện chúng ta đang sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng bổ sung quy định các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách.
Đồng thời cần bổ sung quy định khi công khai dự toán, quyết toán và tình hình thực hiện dự toán ngân sách thì ngân sách các cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh; công khai kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; công khai các thủ tục ngân sách nhà nước; giám sát thực hiện ngân sách nhà nước của cộng đồng.
Đối với lĩnh vực thuế, sự tham gia của người nộp thuế trong việc góp ý kiến trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật về chính sách thuế, quản lý thuế ở Việt Nam cũng là điều hết sức quan trọng.
Ông Hùng nhìn nhận, với mỗi luật thuế hay các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách thuế trước khi được ban hành, các cơ quan chức năng đều tiến hành lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận thông qua nhiều hình thức như hội thảo, hội nghị góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản…
“Tại Quốc hội, các dự án luật liên quan đến thuế đều được nhiều đại biểu rất quan tâm và thảo luận, cân nhắc kỹ trước khi thông qua. Nói như vậy, để thấy rằng, thuế là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận nói chung, trong đó có những người nộp thuế. Có quan tâm, đương nhiên có góp ý, vì điều đó liên quan đến lợi ích sát sườn của người dân”, Phó chủ nhiệm Mai Xuân Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, có lẽ hầu hết mọi người đều hiểu về mục tiêu của đánh thuế là tạo công bằng xã hội cao hơn thông qua tái phân bổ của cải. Bởi vậy, có những dự án luật liên quan đến thuế, chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu nhập doanh nghiệp chẳng hạn, nếu là nhiều người, kể cả lãnh đạo, quản lý cũng như người dân chưa có kiến thức về công bằng thuế, thì làm sao diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt về các quy định mà cơ quan soạn thảo đưa ra.
“Tất nhiên, về phía các cơ quan chức năng thì luôn phải có trách nhiệm đổi mới phương pháp tiếp cận phù hợp đối với từng sắc thuế, tùy thuộc vào từng đối tượng chịu thuế, giúp cho cho người nộp thuế hiểu được, hiểu đúng và thông suốt những quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của mình để từ đó họ sẽ an tâm, tự nguyện tự giác nộp thuế cho Nhà nước, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh“thu thuế phải thu được lòng dân”, ông Mai Xuân Hùng nói.