Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
Nguy cơ thực sự của nợ công Việt Nam không nằm ở các con số, theo nhận định của nhiều chuyên gia
Như VnEconomy đã đề cập ở bài viết trước, mức độ chênh vênh của con số nợ công Việt Nam đang là thách thức ngay cả với cơ quan kiểm toán.
Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn, trong phiên họp tháng 4/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã từng nêu thực tế: “Do đặc điểm tổ chức quản lý và công tác kế toán, lập báo cáo thông tin về nợ công phân tán, Kiểm toán Nhà nước không đủ cơ sở xác nhận số liệu nợ công năm 2012”.
Song, nguy cơ thực sự của nợ công Việt Nam không nằm ở các con số, theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Tại tham luận ở hội thảo về nợ công vừa diễn ra trung tuần tháng 7 vừa qua, Viện trưởng Thiên đã chỉ ra ba điểm được coi là nguy cơ thực tiễn của nợ công.
Thứ nhất là tốc độ tăng nợ vay cao, hiện đã đến mức vay để trả nợ chứ không phải vay để bán đi sản xuất rồi bán đi lấy tiền trả nợ. Vay để trực tiếp trả nợ luôn, ông Thiên nhấn mạnh.
Cơ cấu nợ, theo ông Thiên là nguy cơ thứ hai. Bởi nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn rất ngắn, kỳ hạn ngắn thì áp lực trả nợ tăng nhanh. Tổng số nợ của Việt Nam không quá lớn nhưng tỷ trọng nợ ngắn hạn quá cao nên áp lực trả nợ gay gắt và ngày càng tăng cao, vị chuyên gia này phân tích.
Điểm thứ ba chứa đựng nguy cơ, theo Viện trưởng Thiên chính là năng lực trả nợ. Những con số liên quan theo ông Thiên là đã thực sự đáng báo động, khi nghĩa vụ trả nợ năm 2014 đã vượt qua vạch đỏ (25% tổng thu ngân sách).
“Sang năm con số này chắc lên 30% hoặc hơn, đây thực sự là một nguy cơ báo động mà chúng ta không thể coi thường”, ông Thiên cảnh báo.
Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Trần Du Lịch cũng nhấn mạnh rằng khủng hoảng nợ công hay không tùy thuộc ở tổng số nợ phải trả hàng năm so với tổng thu ngân sách nhà nước.
Năm 2013, chỉ số này của Việt Nam là 22,3% và chắc chắc chắn sẽ tăng nhanh trong các năm tới, khi vượt trên mức 25% thì bắt đầu giai đoạn báo động và vượt 30% là mất an toàn, ông Lịch góp thêm lời cảnh báo.
Khả năng huy động và trả nợ khó khăn cũng là điều từng được Chính phủ thừa nhận tại một bản báo cáo phát hành vào tháng Tư năm nay.
Và, dưới phân tích của không ít chuyên gia thì các khó khăn đã tiệm cận mức rủi ro.
Theo TS. Trần Du Lịch, tình trạng vay để đảo nợ đang ngày càng lớn. Năm 2014 nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ là 208.883 tỷ đồng, thì phần cân đối ngân sách chỉ có 118.750 tỷ đồng, phải vay để trả nợ khoảng 90.000 tỷ đồng. Con số này sẽ tăng dần trong các năm sau và đây chính là rủi ro đáng lo ngại.
Vay để đảo nợ cũng là lo lắng của nhiều vị đại biểu Quốc hội đương nhiệm khác khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ở kỳ họp giữa năm vừa qua.
Tại đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh “vay để trả nợ là không an toàn” và Quốc hội đồng ý nâng mức bội chi là để đầu tư chứ không phải để trả nợ.
Trở lại câu hỏi về nguy cơ thực sự của nợ công, tại hội thảo khoa học "Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô giai đoạn 2014-2015" do Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức vào tháng 12/2013, một phần câu trả lời cũng đã được đưa ra.
Khi đó, Giám đốc Học viện, TS. Đào Hùng và TS. Trịnh Quang Anh đã đặc biệt lưu ý với áp lực phát hành trái phiếu chính phủ gộp, cả để đảo nợ đến hạn (tổng hai năm 2014-15 là khoảng 320 nghìn tỉ đồng, dự đoán sẽ phát hành tập trung trong năm 2014), nguy cơ nợ công chuyển sang trạng thái mất an toàn là có khả năng, kéo theo đó là nguy cơ bất ổn hệ thống ngân hàng.
Còn TS. Lê Xuân Nghĩa cảnh báo về vấn đề mà theo ông là khá nghiêm trọng, cần phải tính toán kỹ, đó là nghĩa vụ trả nợ công của ngân sách dự kiến đến 2016 sẽ vượt 30%, là vượt ngưỡng an toàn.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả mới là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam cũng là nhận định của hai chuyên gia trẻ Đinh Tuấn Minh và Phạm Thế Anh.
Ở bài viết tới, VnEconomy sẽ đề cập sâu hơn về vấn đề này.
* Kỳ tới: Nợ công và phần chìm của “tảng băng” doanh nghiệp nhà nước
Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn, trong phiên họp tháng 4/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã từng nêu thực tế: “Do đặc điểm tổ chức quản lý và công tác kế toán, lập báo cáo thông tin về nợ công phân tán, Kiểm toán Nhà nước không đủ cơ sở xác nhận số liệu nợ công năm 2012”.
Song, nguy cơ thực sự của nợ công Việt Nam không nằm ở các con số, theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Tại tham luận ở hội thảo về nợ công vừa diễn ra trung tuần tháng 7 vừa qua, Viện trưởng Thiên đã chỉ ra ba điểm được coi là nguy cơ thực tiễn của nợ công.
Thứ nhất là tốc độ tăng nợ vay cao, hiện đã đến mức vay để trả nợ chứ không phải vay để bán đi sản xuất rồi bán đi lấy tiền trả nợ. Vay để trực tiếp trả nợ luôn, ông Thiên nhấn mạnh.
Cơ cấu nợ, theo ông Thiên là nguy cơ thứ hai. Bởi nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn rất ngắn, kỳ hạn ngắn thì áp lực trả nợ tăng nhanh. Tổng số nợ của Việt Nam không quá lớn nhưng tỷ trọng nợ ngắn hạn quá cao nên áp lực trả nợ gay gắt và ngày càng tăng cao, vị chuyên gia này phân tích.
Điểm thứ ba chứa đựng nguy cơ, theo Viện trưởng Thiên chính là năng lực trả nợ. Những con số liên quan theo ông Thiên là đã thực sự đáng báo động, khi nghĩa vụ trả nợ năm 2014 đã vượt qua vạch đỏ (25% tổng thu ngân sách).
“Sang năm con số này chắc lên 30% hoặc hơn, đây thực sự là một nguy cơ báo động mà chúng ta không thể coi thường”, ông Thiên cảnh báo.
Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Trần Du Lịch cũng nhấn mạnh rằng khủng hoảng nợ công hay không tùy thuộc ở tổng số nợ phải trả hàng năm so với tổng thu ngân sách nhà nước.
Năm 2013, chỉ số này của Việt Nam là 22,3% và chắc chắc chắn sẽ tăng nhanh trong các năm tới, khi vượt trên mức 25% thì bắt đầu giai đoạn báo động và vượt 30% là mất an toàn, ông Lịch góp thêm lời cảnh báo.
Khả năng huy động và trả nợ khó khăn cũng là điều từng được Chính phủ thừa nhận tại một bản báo cáo phát hành vào tháng Tư năm nay.
Và, dưới phân tích của không ít chuyên gia thì các khó khăn đã tiệm cận mức rủi ro.
Theo TS. Trần Du Lịch, tình trạng vay để đảo nợ đang ngày càng lớn. Năm 2014 nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ là 208.883 tỷ đồng, thì phần cân đối ngân sách chỉ có 118.750 tỷ đồng, phải vay để trả nợ khoảng 90.000 tỷ đồng. Con số này sẽ tăng dần trong các năm sau và đây chính là rủi ro đáng lo ngại.
Vay để đảo nợ cũng là lo lắng của nhiều vị đại biểu Quốc hội đương nhiệm khác khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ở kỳ họp giữa năm vừa qua.
Tại đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh “vay để trả nợ là không an toàn” và Quốc hội đồng ý nâng mức bội chi là để đầu tư chứ không phải để trả nợ.
Trở lại câu hỏi về nguy cơ thực sự của nợ công, tại hội thảo khoa học "Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô giai đoạn 2014-2015" do Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức vào tháng 12/2013, một phần câu trả lời cũng đã được đưa ra.
Khi đó, Giám đốc Học viện, TS. Đào Hùng và TS. Trịnh Quang Anh đã đặc biệt lưu ý với áp lực phát hành trái phiếu chính phủ gộp, cả để đảo nợ đến hạn (tổng hai năm 2014-15 là khoảng 320 nghìn tỉ đồng, dự đoán sẽ phát hành tập trung trong năm 2014), nguy cơ nợ công chuyển sang trạng thái mất an toàn là có khả năng, kéo theo đó là nguy cơ bất ổn hệ thống ngân hàng.
Còn TS. Lê Xuân Nghĩa cảnh báo về vấn đề mà theo ông là khá nghiêm trọng, cần phải tính toán kỹ, đó là nghĩa vụ trả nợ công của ngân sách dự kiến đến 2016 sẽ vượt 30%, là vượt ngưỡng an toàn.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả mới là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam cũng là nhận định của hai chuyên gia trẻ Đinh Tuấn Minh và Phạm Thế Anh.
Ở bài viết tới, VnEconomy sẽ đề cập sâu hơn về vấn đề này.
* Kỳ tới: Nợ công và phần chìm của “tảng băng” doanh nghiệp nhà nước