Phát triển bền vững: “Vấp váp cũng là cơ hội đổi mới”
Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững không còn là vấn đề mới, nhưng lại đang rất thời sự
Việt Nam - một nước đi sau với thu nhập trung bình còn ở mức thấp - với những thách thức hiện tại có thể phát triển bền vững được hay không?
Không mới, nhưng chưa hề cũ
Đó là câu hỏi được TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế đặt ra tại buổi toạ đàm “Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 20/9.
Tham dự buổi toạ đàm không chỉ có các vị đến từ các cơ quan nhà nước, hiệp hội ngành nghề mà còn có một số vị chuyên gia kinh tế độc lập.
Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững - chủ đề của cuộc hội thảo - như một số ý kiến nhấn mạnh thì không còn là vấn đề mới, nhưng lại đang rất thời sự, trong bối cảnh sự cố từ Formosa vẫn còn chưa ráo mực, và quan điểm được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiều lần là không đánh đổi môi trường để tăng trưởng kinh tế.
Nhấn mạnh từ những năm 80 của thế kỷ trước, ba lựa chọn kinh tế - môi trường, môi trường - kinh tế, hay cả kinh tế và môi trường đã được đặt ra, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Thế Chinh cảm thán: “Bây giờ mới bàn phát triển bền vững thì rất đáng buồn”.
Phát triển bền vững không phải là vấn đề mới cũng là điều được TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, trong phát biểu đề dẫn toạ đàm.
Theo ông Thành, hiện có ba vấn đề mà các nhà khoa học và các chính khách tương đối đồng thuận.
Thứ nhất là cơ chế thị trường rất đẹp, tuy nhiên dù đẹp cũng không đủ sức giải quyết các vấn đề về môi trường, và phát triển bền vững.
Thứ hai, khái niệm phát triển bao trùm hơn rất nhiều tăng trưởng, thịnh vượng phải đi đôi với bền vững, đặc biệt là môi trường.
Điều thứ ba, rất quan trọng, trước đây thường nói cứ giàu đã sau đó xử lý các vấn đề môi trường, bây giờ phải gắn kinh tế với phát triển bền vững, đảm bảo môi trường ngay từ đầu. Những nước đi sau, còn nghèo như Việt Nam còn rất nhiều thách thức và cơ hội để giải quyết hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
“Sẽ thấy lối thoát”
Vậy làm sao để phát triển hài hoà, thách thức nằm ở đâu và cơ hội là gì?
Chuyên gia kinh tế cao cấp, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, chủ đề cuộc toạ đàm vừa có tính nguyên tắc, vừa là vấn đề rất thời sự ở Việt Nam. Việt Nam chưa kết thúc công nghiệp hoá, GDP bình quân đầu người mới bằng 30% bình quân của thế giới, mà mức độ ô nhiễm môi trường đã gây nhiều lo ngại.
Sau nhận xét này, ông Doanh dẫn con số từ tính toán của một tổ chức quốc tế, là thiệt hại do môi trường gây ra chiếm 5% GDP của Việt Nam. Và với Trung Quốc thì chi phí ô nhiễm cũng không nhỏ.
Đồng ý là thể chế thị trường không giải quyết được vấn đề môi trường mà rất cần bàn tay Nhà nước, ông Doanh nhìn nhận, Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành nhưng thực thi còn nhiều lỗ hổng, trách nhiệm dường như chỉ tập trung vào bộ chuyên ngành, không thấy cấp quận, cấp phường có trách nhiệm gì.
“Đặc biệt là xã hội dân sự cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường”, ông Doanh phát biểu.
Niềm tin vào sự phát triển bền vững của Việt Nam cũng là câu hỏi được đặt ra với Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên.
Ông Thiên cho rằng, tin hay không tin phải có điều kiện, nếu cứ tiếp tục mô hình tăng trưởng như 5 năm vừa rồi thì rất khó. Nhưng, ông cũng nhấn mạnh, Việt Nam là nước đi sau, thì không có lý gì để không phát triển bền vững, có điều cần đặt vấn đề mô hình tăng trưởng ở tầm nhìn khác. Bởi, chỉ với quyết tâm như hiện nay thì không thể có được niềm tin đó.
Vẫn theo vị Viện trưởng này, thì muốn thay đổi, phải có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài khác, chứ không thể chỉ dựa vào ưu đãi như cách đang làm.
Bên cạnh chiến lược và tầm nhìn, ở góc nhìn cụ thể hơn, các chuyên gia cho rằng giám sát là vấn đề cực kỳ quan trọng, và đang là một rủi ro lớn của phát triển bền vững. Mà câu chuyện điển hình nhất là giám sát Formosa vừa qua.
“Vậy, Việt Nam có thể thoát được rủi ro này hay không?”, chuyên gia Võ Trí Thành hỏi Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Thế Chinh.
Ông Chinh đáp, để trả lời chính xác cần có thời gian, nhưng Việt Nam mỗi khi đứng trước thử thách thì lại bắt đầu nghĩ ra lối thoát, mà lịch sử đã nhiều lần chứng minh.
“Những vấp váp vừa qua cũng là cơ hội để đổi mới, chắc chắn là đổi mới được nhưng phải là sự vào cuộc của cả hệ thống, chứ không phải chỉ riêng của Bộ Tài nguyên và Môi trường”, ông Chinh nói.
Không mới, nhưng chưa hề cũ
Đó là câu hỏi được TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế đặt ra tại buổi toạ đàm “Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 20/9.
Tham dự buổi toạ đàm không chỉ có các vị đến từ các cơ quan nhà nước, hiệp hội ngành nghề mà còn có một số vị chuyên gia kinh tế độc lập.
Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững - chủ đề của cuộc hội thảo - như một số ý kiến nhấn mạnh thì không còn là vấn đề mới, nhưng lại đang rất thời sự, trong bối cảnh sự cố từ Formosa vẫn còn chưa ráo mực, và quan điểm được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiều lần là không đánh đổi môi trường để tăng trưởng kinh tế.
Nhấn mạnh từ những năm 80 của thế kỷ trước, ba lựa chọn kinh tế - môi trường, môi trường - kinh tế, hay cả kinh tế và môi trường đã được đặt ra, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Thế Chinh cảm thán: “Bây giờ mới bàn phát triển bền vững thì rất đáng buồn”.
Phát triển bền vững không phải là vấn đề mới cũng là điều được TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, trong phát biểu đề dẫn toạ đàm.
Theo ông Thành, hiện có ba vấn đề mà các nhà khoa học và các chính khách tương đối đồng thuận.
Thứ nhất là cơ chế thị trường rất đẹp, tuy nhiên dù đẹp cũng không đủ sức giải quyết các vấn đề về môi trường, và phát triển bền vững.
Thứ hai, khái niệm phát triển bao trùm hơn rất nhiều tăng trưởng, thịnh vượng phải đi đôi với bền vững, đặc biệt là môi trường.
Điều thứ ba, rất quan trọng, trước đây thường nói cứ giàu đã sau đó xử lý các vấn đề môi trường, bây giờ phải gắn kinh tế với phát triển bền vững, đảm bảo môi trường ngay từ đầu. Những nước đi sau, còn nghèo như Việt Nam còn rất nhiều thách thức và cơ hội để giải quyết hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
“Sẽ thấy lối thoát”
Vậy làm sao để phát triển hài hoà, thách thức nằm ở đâu và cơ hội là gì?
Chuyên gia kinh tế cao cấp, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, chủ đề cuộc toạ đàm vừa có tính nguyên tắc, vừa là vấn đề rất thời sự ở Việt Nam. Việt Nam chưa kết thúc công nghiệp hoá, GDP bình quân đầu người mới bằng 30% bình quân của thế giới, mà mức độ ô nhiễm môi trường đã gây nhiều lo ngại.
Sau nhận xét này, ông Doanh dẫn con số từ tính toán của một tổ chức quốc tế, là thiệt hại do môi trường gây ra chiếm 5% GDP của Việt Nam. Và với Trung Quốc thì chi phí ô nhiễm cũng không nhỏ.
Đồng ý là thể chế thị trường không giải quyết được vấn đề môi trường mà rất cần bàn tay Nhà nước, ông Doanh nhìn nhận, Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành nhưng thực thi còn nhiều lỗ hổng, trách nhiệm dường như chỉ tập trung vào bộ chuyên ngành, không thấy cấp quận, cấp phường có trách nhiệm gì.
“Đặc biệt là xã hội dân sự cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường”, ông Doanh phát biểu.
Niềm tin vào sự phát triển bền vững của Việt Nam cũng là câu hỏi được đặt ra với Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên.
Ông Thiên cho rằng, tin hay không tin phải có điều kiện, nếu cứ tiếp tục mô hình tăng trưởng như 5 năm vừa rồi thì rất khó. Nhưng, ông cũng nhấn mạnh, Việt Nam là nước đi sau, thì không có lý gì để không phát triển bền vững, có điều cần đặt vấn đề mô hình tăng trưởng ở tầm nhìn khác. Bởi, chỉ với quyết tâm như hiện nay thì không thể có được niềm tin đó.
Vẫn theo vị Viện trưởng này, thì muốn thay đổi, phải có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài khác, chứ không thể chỉ dựa vào ưu đãi như cách đang làm.
Bên cạnh chiến lược và tầm nhìn, ở góc nhìn cụ thể hơn, các chuyên gia cho rằng giám sát là vấn đề cực kỳ quan trọng, và đang là một rủi ro lớn của phát triển bền vững. Mà câu chuyện điển hình nhất là giám sát Formosa vừa qua.
“Vậy, Việt Nam có thể thoát được rủi ro này hay không?”, chuyên gia Võ Trí Thành hỏi Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Thế Chinh.
Ông Chinh đáp, để trả lời chính xác cần có thời gian, nhưng Việt Nam mỗi khi đứng trước thử thách thì lại bắt đầu nghĩ ra lối thoát, mà lịch sử đã nhiều lần chứng minh.
“Những vấp váp vừa qua cũng là cơ hội để đổi mới, chắc chắn là đổi mới được nhưng phải là sự vào cuộc của cả hệ thống, chứ không phải chỉ riêng của Bộ Tài nguyên và Môi trường”, ông Chinh nói.