Quốc hội chốt chỉ tiêu 2016: GDP tăng 6,7%, CPI dưới 5%
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016
Với 100% các vị đại biểu tán thành, sáng 10/11 Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016.
Trước khi các vị đại biểu Quốc hội bấm nút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giải trình nhiều ý kiến liên quan đến các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể cho năm sau.
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Trong mục tiêu tổng quát của 2016, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững.
Quốc hội cũng xác định trong mục tiêu tổng quát là sẽ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo sự chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội...
Các chỉ tiêu chủ yếu của năm sau là tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%.
Tốc độ tăng giá tiêu dùng được chốt dưới 5%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...
Tại báo cáo tiếp thu chỉnh lý giải trình dự thảo nghị quyết trước khi Quốc hội bấm nút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết có ý kiến đề nghị tính toán, cân nhắc tính khả thi trong việc đề ra mức tăng trưởng 6,7% vào năm 2016.
Dẫn lại số liệu tăng trưởng từ 2012, đến 2015GDP dự kiến tăng trên 6,5%, với nhận xét xu hướng GDP tăng dần, đồng thời, căn cứ vào dự báo tình hình quốc tế, trong nước và cân đối các nguồn lực Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2016 khoảng 6,7% là khả thi.
Với băn khoăn về CPI 2016 là dưới 5% trong khi năm 2015 dự báo chỉ tăng khoảng 2%, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, năm 2015 giá hàng hóa một số mặt hàng cơ bản trên thế giới như giá năng lượng, giá nông sản, giá lương thực giá nguyên liệu thô và giá kim loại đều giảm sâu so với năm 2014 là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng chỉ ở mức thấp.
Tuy nhiên, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, giá hàng hóa thế giới sẽ hồi phục nhẹ trong năm 2016 cùng với việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công sẽ tác động CPI tăng cao hơn mức 2015.
Đồng thời, cân đối với các chỉ tiêu khác thì mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5% là phù hợp.
Sẽ giám sát chuyển đổi sở hữu ngân hàng
Như VnEconomy đã thông tin, ý kiến đại biểu đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban giám sát đặc biệt đối với việc tái cơ cấu ngân hàng, trong đó có việc xử lý các ngân hàng yếu kém và việc Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng thua lỗ với giá 0 đồng đã được tiếp thu ở mức độ nhất định.
Theo đó, nghị quyết nêu rõ tăng cường công tác giám sát việc chuyển đổi sở hữu và quản lý các tổ chức tín dụng yếu kém; thường xuyên thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật đối với các sai phạm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
Vẫn liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, Quốc hội yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tái cơ cấu, xử lý sở hữu chéo và nợ xấu. Tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hoạt động thực chất, an toàn, hiệu quả theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Quốc hội cũng yêu cầu điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội thông qua. Điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng phù hợp, xử lý nợ xấu có hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn theo nghị quyết của Quốc hội, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là các khoản vay mới, vay có bảo lãnh của Chính phủ, tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay theo hướng tăng tỷ trọng vay trung, dài hạn với lãi suất phù hợp.
Nhiệm vụ tiếp theo được Quốc hội nhấn mạnh tại nghị quyết là tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ, theo hướng chi đầu tư tăng nhanh hơn.
Nghị quyết cũng nêu rõ, tập trung xử lý cơ bản nợ đọng xây dựng cơ bản, không để phát sinh thêm nợ mới, triệt để thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính, các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán.
Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nhất là các công ty nông, lâm nghiệp cũng là nhiệm vụ được Quốc hội yêu cầu tập trung thực hiện trong năm tới.
Quốc hội cũng đồng ý tiếp tục bán phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường nhưng yêu cầu sử dụng một phần số tiền thu này cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và bảo đảm chất lượng các chương trình, dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các công trình giao thông, y tế, giáo dục cấp thiết.
Nhiệm vụ cuối cùng được Quốc hội thống nhất cao là dự báo và nắm chắc diễn biến tình hình trong và ngoài nước, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại để chủ động giải quyết mọi tình huống xảy ra, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước.
Trước khi các vị đại biểu Quốc hội bấm nút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giải trình nhiều ý kiến liên quan đến các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể cho năm sau.
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Trong mục tiêu tổng quát của 2016, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững.
Quốc hội cũng xác định trong mục tiêu tổng quát là sẽ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo sự chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội...
Các chỉ tiêu chủ yếu của năm sau là tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%.
Tốc độ tăng giá tiêu dùng được chốt dưới 5%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...
Tại báo cáo tiếp thu chỉnh lý giải trình dự thảo nghị quyết trước khi Quốc hội bấm nút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết có ý kiến đề nghị tính toán, cân nhắc tính khả thi trong việc đề ra mức tăng trưởng 6,7% vào năm 2016.
Dẫn lại số liệu tăng trưởng từ 2012, đến 2015GDP dự kiến tăng trên 6,5%, với nhận xét xu hướng GDP tăng dần, đồng thời, căn cứ vào dự báo tình hình quốc tế, trong nước và cân đối các nguồn lực Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2016 khoảng 6,7% là khả thi.
Với băn khoăn về CPI 2016 là dưới 5% trong khi năm 2015 dự báo chỉ tăng khoảng 2%, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, năm 2015 giá hàng hóa một số mặt hàng cơ bản trên thế giới như giá năng lượng, giá nông sản, giá lương thực giá nguyên liệu thô và giá kim loại đều giảm sâu so với năm 2014 là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng chỉ ở mức thấp.
Tuy nhiên, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, giá hàng hóa thế giới sẽ hồi phục nhẹ trong năm 2016 cùng với việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công sẽ tác động CPI tăng cao hơn mức 2015.
Đồng thời, cân đối với các chỉ tiêu khác thì mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5% là phù hợp.
Sẽ giám sát chuyển đổi sở hữu ngân hàng
Như VnEconomy đã thông tin, ý kiến đại biểu đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban giám sát đặc biệt đối với việc tái cơ cấu ngân hàng, trong đó có việc xử lý các ngân hàng yếu kém và việc Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng thua lỗ với giá 0 đồng đã được tiếp thu ở mức độ nhất định.
Theo đó, nghị quyết nêu rõ tăng cường công tác giám sát việc chuyển đổi sở hữu và quản lý các tổ chức tín dụng yếu kém; thường xuyên thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật đối với các sai phạm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
Vẫn liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, Quốc hội yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tái cơ cấu, xử lý sở hữu chéo và nợ xấu. Tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hoạt động thực chất, an toàn, hiệu quả theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Quốc hội cũng yêu cầu điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội thông qua. Điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng phù hợp, xử lý nợ xấu có hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn theo nghị quyết của Quốc hội, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là các khoản vay mới, vay có bảo lãnh của Chính phủ, tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay theo hướng tăng tỷ trọng vay trung, dài hạn với lãi suất phù hợp.
Nhiệm vụ tiếp theo được Quốc hội nhấn mạnh tại nghị quyết là tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ, theo hướng chi đầu tư tăng nhanh hơn.
Nghị quyết cũng nêu rõ, tập trung xử lý cơ bản nợ đọng xây dựng cơ bản, không để phát sinh thêm nợ mới, triệt để thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính, các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán.
Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nhất là các công ty nông, lâm nghiệp cũng là nhiệm vụ được Quốc hội yêu cầu tập trung thực hiện trong năm tới.
Quốc hội cũng đồng ý tiếp tục bán phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường nhưng yêu cầu sử dụng một phần số tiền thu này cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và bảo đảm chất lượng các chương trình, dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các công trình giao thông, y tế, giáo dục cấp thiết.
Nhiệm vụ cuối cùng được Quốc hội thống nhất cao là dự báo và nắm chắc diễn biến tình hình trong và ngoài nước, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại để chủ động giải quyết mọi tình huống xảy ra, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước.