Quốc hội chuẩn bị biểu quyết hàng loạt vấn đề quan trọng
Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được bấm nút vào phiên bế mạc, sáng 21/6
Có cho phép tách dự án sân bay Long Thành hay không, chính sách mới cho xử lý nợ xấu áp dụng trong phạm vi nào... là những vấn đề quan trọng sẽ được Quốc hội quyết định trong ba ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ ba.
Ngoài ra còn có một số nghị quyết, luật khác cũng được thông qua sát phiên bế mạc kỳ họp.
Từ ngân sách đến sân bay
Chiều 19/6, Quốc hội sẽ bấm nút cho nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2015.
Bên cạnh các con số cụ thể thì khi thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu quyết liệt đòi xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng túi tiền quốc gia vốn luôn trong tình trạng giật gấu vá vai.
Yêu cầu này cũng đã được thể hiện tại dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thông qua.
Cùng chiều 19/6, ngay sau nội dung trên, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Đây là nội dung ghi nhận nhiều băn khoăn của đại biểu qua hai phiên thảo luận cũng như trao đổi bên lề, từ việc bổ sung gấp gáp cho đến cơ sở pháp lý. Đặc biệt là nguồn vồn cho dự án thành phần lên tới 23 nghìn tỷ đồng, trong khi ngân sách mới bố trí được có 5 nghìn tỷ.
Cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn quyết định sẽ ra nghị quyết riêng về tách dự án, không thể hiện nội dung nào liên quan đến nguồn vốn.
Yêu cầu tại dự thảo là Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 (cuối năm 2017).
Ngân hàng hồi hộp trước mốc 21/6
Một nội dung cũng mới được bổ sung trước kỳ họp ít ngày là nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được bấm nút vào phiên bế mạc (sáng 21/6).
Cho đến tận phiên thảo luận vòng hai vẫn còn rất nhiều băn khoăn về chính sách mới cho nợ xấu. Có ý kiến đề nghị lùi hiệu lực lại vào 1/1/2018 thay vì ngay 1/7/2017, sau 5 năm thực hiện thí điểm thì Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá, tổng kết lại và đưa ra một quyết định mới về vấn đề này.
Trong ba ngày làm việc cuối cùng, Quốc hội còn biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn hiệp ước bổ sung hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào; nghị quyết phê chuẩn nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Việt Nam và Lào.
Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016”, về chất vấn và trả lời chất vấn, về việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018 cũng được bấm nút trong phiên khai mạc.
Cùng với Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH 13, Quốc hội cũng sẽ quyết định số phận của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi), Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi), Luật Thủy lợi, Luật Du lịch (sửa đổi), Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi).
Ngoài ra còn có một số nghị quyết, luật khác cũng được thông qua sát phiên bế mạc kỳ họp.
Từ ngân sách đến sân bay
Chiều 19/6, Quốc hội sẽ bấm nút cho nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2015.
Bên cạnh các con số cụ thể thì khi thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu quyết liệt đòi xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng túi tiền quốc gia vốn luôn trong tình trạng giật gấu vá vai.
Yêu cầu này cũng đã được thể hiện tại dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thông qua.
Cùng chiều 19/6, ngay sau nội dung trên, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Đây là nội dung ghi nhận nhiều băn khoăn của đại biểu qua hai phiên thảo luận cũng như trao đổi bên lề, từ việc bổ sung gấp gáp cho đến cơ sở pháp lý. Đặc biệt là nguồn vồn cho dự án thành phần lên tới 23 nghìn tỷ đồng, trong khi ngân sách mới bố trí được có 5 nghìn tỷ.
Cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn quyết định sẽ ra nghị quyết riêng về tách dự án, không thể hiện nội dung nào liên quan đến nguồn vốn.
Yêu cầu tại dự thảo là Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 (cuối năm 2017).
Ngân hàng hồi hộp trước mốc 21/6
Một nội dung cũng mới được bổ sung trước kỳ họp ít ngày là nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được bấm nút vào phiên bế mạc (sáng 21/6).
Cho đến tận phiên thảo luận vòng hai vẫn còn rất nhiều băn khoăn về chính sách mới cho nợ xấu. Có ý kiến đề nghị lùi hiệu lực lại vào 1/1/2018 thay vì ngay 1/7/2017, sau 5 năm thực hiện thí điểm thì Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá, tổng kết lại và đưa ra một quyết định mới về vấn đề này.
Trong ba ngày làm việc cuối cùng, Quốc hội còn biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn hiệp ước bổ sung hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào; nghị quyết phê chuẩn nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Việt Nam và Lào.
Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016”, về chất vấn và trả lời chất vấn, về việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018 cũng được bấm nút trong phiên khai mạc.
Cùng với Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH 13, Quốc hội cũng sẽ quyết định số phận của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi), Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi), Luật Thủy lợi, Luật Du lịch (sửa đổi), Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi).