Tái cơ cấu kinh tế: Khi “người quen” bàn “chuyện cũ”
Gương mặt quen, vấn đề không mới, song cái mới lại chính là những thách thức cũ dường như vẫn còn nguyên
Những người đang tại chức là Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung...
Các chuyên gia kinh tế độc lập có Võ Đại Lược, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Lê Xuân Bá, Nguyễn Xuân Thành và nhiều tên tuổi quen thuộc khác.
Đó là các vị đã có mặt trong diễn đàn “Thách thức tái cơ cấu và triển vọng” do Viện Kinh tế Việt Nam và Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam tổ chức sáng 12/10.
Từ dăm năm trước, cũng chính họ, tại nhiều diễn đàn do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì đã tranh luận sôi nổi, đôi khi căng thẳng về chủ đề tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Khi đó, đại vấn đề nêu trên, dưới góc nhìn của họ chứa đầy thách thức. Và giờ, dù chủ đề diễn đàn có cả thách thức và triển vọng, song như nhận xét của nguyên Viện trưởng CIEM Lê Xuân Bá thì chẳng có mấy ai nói về triển vọng mà toàn nêu thách thức.
Gương mặt quen, vấn đề không mới, song cái mới lại chính là những thách thức cũ dường như vẫn còn nguyên.
Tháng 3/2011, Viện trưởng Trần Đình Thiên, trong một hội thảo về kinh tế Việt Nam, từng hết sức sốt ruột khi tinh thần xuyên suốt của những cân đối vĩ mô dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2015 chưa hề có câu chuyện đổi mới mô hình tăng trưởng.
Khi ấy, ông Thiên là diễn giả, được mời tham dự hội thảo. Còn sáng 12/10, trong vị trí chủ nhà, sự sốt ruột của ông Thiên có vẻ còn tăng lên. Khi trải qua 5 năm vật lộn, kết quả tái cơ cấu khác xa mục tiêu đặt ra với 3 tuyến đột phá là nợ xấu ngân hàng, doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công.
“Cơ chế đầu tư công vẫn lấy xin - cho làm trụ, nợ xấu thậm chí còn tăng lên, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước vẫn được dẫn dắt bởi “chủ nghĩa thành tích”, ông Thiên đúc kết.
“Phải chăng là có vấn đề trong tư duy, cách tiếp cận tái cơ cấu, hay động lực thay đổi - thay vì hướng triệt để tới mô hình tăng trưởng mới về nguyên tắc, nỗ lực tái cơ cấu là để giữ lại mô hình trên thực tế? Hay cách tái cơ cấu có vấn đề?”, ông Thiên đặt ra hàng loạt câu hỏi.
Và, câu trả lời cho những câu hỏi trên đều đã được đề cập trong các ý kiến tiếp theo, dù ở các mức độ khác nhau.
Thay đổi tư duy chính là vấn đề được TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh trong phần trình bày của ông. Bên cạnh thay đổi về tư duy trong phân bổ nguồn lực, ông Cung cũng thêm một lần đề nghị Việt Nam cần có “đội đặc nhiệm” về tái cơ cấu kinh tế, mà ít nhất phải do Thủ tướng đứng đầu. Đây là vấn đề đã được giới chuyên gia thống nhất rất cao, và từng được đề nghị từ giai đoạn đầu của quá trình tái cơ cấu năm năm qua.
TS. Võ Đại Lược và TS. Lê Đăng Doanh là hai vị chuyên gia luôn luôn nhấn mạnh yêu cầu đổi mới thể chế, mỗi khi bàn về tái cơ cấu nền kinh tế.
4 năm trước, trao đổi với VnEconomy khi công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế vừa khởi động, ông Lược nói: “Chốt của xử lý vấn đề hiện nay là đổi mới thể chế. Vì, giả sử nợ xấu xử lý xong, rồi nợ xấu lại sẽ tiếp tục được đẻ ra, vậy làm gì để xử được cái nguyên nhân đẻ ra nợ xấu đó mới là quan trọng. Quan trọng nhất là hiện đại hóa thể chế, trong đó thể chế kinh tế phải làm trước. Muốn làm được điều này thì phải đổi mới từ tư duy và quan điểm phát triển trong Đảng”.
Sáng 12/10, tại diễn đàn, vị chuyên gia này tiếp tục lên tiếng về thể chế. Ông nói, nếu không đổi mới chính trị, tạo cơ chế kiểm soát quyền lực thì cải cách kinh tế sẽ vấp phải giới hạn rất lớn.
Phát biểu ngay sau đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng cải cách thể chế bắt đầu từ việc thực hiện quy định tại điều 4 của Hiến pháp: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Nguyên Viện trưởng CIEM Lê Xuân Bá đọc hai câu thơ: “Thà được con sẻ trong tay, còn hơn con sếu đang bay trên trời” sau khi nêu lên thực tế rằng, tái cơ cấu nói thì nhiều mà làm thì quá ít, và nếu làm được như nói thì quá “phúc đức”.
“Báo cáo kết quả tái cơ cấu 5 năm qua nêu 5 nguyên nhân hạn chế, nguyên nhân thứ nhất là chậm đổi mới thể chế nhưng vì sao chậm đổi mới thì không nói, nếu không tìm nguyên nhân gốc rễ thì tái cơ cấu không ăn thua”, ông Bá bình luận.
Các chuyên gia kinh tế độc lập có Võ Đại Lược, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Lê Xuân Bá, Nguyễn Xuân Thành và nhiều tên tuổi quen thuộc khác.
Đó là các vị đã có mặt trong diễn đàn “Thách thức tái cơ cấu và triển vọng” do Viện Kinh tế Việt Nam và Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam tổ chức sáng 12/10.
Từ dăm năm trước, cũng chính họ, tại nhiều diễn đàn do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì đã tranh luận sôi nổi, đôi khi căng thẳng về chủ đề tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Khi đó, đại vấn đề nêu trên, dưới góc nhìn của họ chứa đầy thách thức. Và giờ, dù chủ đề diễn đàn có cả thách thức và triển vọng, song như nhận xét của nguyên Viện trưởng CIEM Lê Xuân Bá thì chẳng có mấy ai nói về triển vọng mà toàn nêu thách thức.
Gương mặt quen, vấn đề không mới, song cái mới lại chính là những thách thức cũ dường như vẫn còn nguyên.
Tháng 3/2011, Viện trưởng Trần Đình Thiên, trong một hội thảo về kinh tế Việt Nam, từng hết sức sốt ruột khi tinh thần xuyên suốt của những cân đối vĩ mô dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2015 chưa hề có câu chuyện đổi mới mô hình tăng trưởng.
Khi ấy, ông Thiên là diễn giả, được mời tham dự hội thảo. Còn sáng 12/10, trong vị trí chủ nhà, sự sốt ruột của ông Thiên có vẻ còn tăng lên. Khi trải qua 5 năm vật lộn, kết quả tái cơ cấu khác xa mục tiêu đặt ra với 3 tuyến đột phá là nợ xấu ngân hàng, doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công.
“Cơ chế đầu tư công vẫn lấy xin - cho làm trụ, nợ xấu thậm chí còn tăng lên, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước vẫn được dẫn dắt bởi “chủ nghĩa thành tích”, ông Thiên đúc kết.
“Phải chăng là có vấn đề trong tư duy, cách tiếp cận tái cơ cấu, hay động lực thay đổi - thay vì hướng triệt để tới mô hình tăng trưởng mới về nguyên tắc, nỗ lực tái cơ cấu là để giữ lại mô hình trên thực tế? Hay cách tái cơ cấu có vấn đề?”, ông Thiên đặt ra hàng loạt câu hỏi.
Và, câu trả lời cho những câu hỏi trên đều đã được đề cập trong các ý kiến tiếp theo, dù ở các mức độ khác nhau.
Thay đổi tư duy chính là vấn đề được TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh trong phần trình bày của ông. Bên cạnh thay đổi về tư duy trong phân bổ nguồn lực, ông Cung cũng thêm một lần đề nghị Việt Nam cần có “đội đặc nhiệm” về tái cơ cấu kinh tế, mà ít nhất phải do Thủ tướng đứng đầu. Đây là vấn đề đã được giới chuyên gia thống nhất rất cao, và từng được đề nghị từ giai đoạn đầu của quá trình tái cơ cấu năm năm qua.
TS. Võ Đại Lược và TS. Lê Đăng Doanh là hai vị chuyên gia luôn luôn nhấn mạnh yêu cầu đổi mới thể chế, mỗi khi bàn về tái cơ cấu nền kinh tế.
4 năm trước, trao đổi với VnEconomy khi công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế vừa khởi động, ông Lược nói: “Chốt của xử lý vấn đề hiện nay là đổi mới thể chế. Vì, giả sử nợ xấu xử lý xong, rồi nợ xấu lại sẽ tiếp tục được đẻ ra, vậy làm gì để xử được cái nguyên nhân đẻ ra nợ xấu đó mới là quan trọng. Quan trọng nhất là hiện đại hóa thể chế, trong đó thể chế kinh tế phải làm trước. Muốn làm được điều này thì phải đổi mới từ tư duy và quan điểm phát triển trong Đảng”.
Sáng 12/10, tại diễn đàn, vị chuyên gia này tiếp tục lên tiếng về thể chế. Ông nói, nếu không đổi mới chính trị, tạo cơ chế kiểm soát quyền lực thì cải cách kinh tế sẽ vấp phải giới hạn rất lớn.
Phát biểu ngay sau đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng cải cách thể chế bắt đầu từ việc thực hiện quy định tại điều 4 của Hiến pháp: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Nguyên Viện trưởng CIEM Lê Xuân Bá đọc hai câu thơ: “Thà được con sẻ trong tay, còn hơn con sếu đang bay trên trời” sau khi nêu lên thực tế rằng, tái cơ cấu nói thì nhiều mà làm thì quá ít, và nếu làm được như nói thì quá “phúc đức”.
“Báo cáo kết quả tái cơ cấu 5 năm qua nêu 5 nguyên nhân hạn chế, nguyên nhân thứ nhất là chậm đổi mới thể chế nhưng vì sao chậm đổi mới thì không nói, nếu không tìm nguyên nhân gốc rễ thì tái cơ cấu không ăn thua”, ông Bá bình luận.