14:49 26/07/2013

Thoái vốn đầu tư ngoài ngành: Kêu khó vì lo “mất ghế”?

Mai Khanh

Một trong những lý do khiến các tập đoàn, tổng công ty kêu khó thoái vốn ngoài ngành là lo sợ bị đánh giá điều hành không hiệu quả

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, tính đến nay, đã có 66 tập đoàn, tổng công ty xây dựng đề án tái cấu trúc trình bộ chủ quản, Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, trong đó có 44 đề án được phê duyệt.&nbsp;</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, tính đến nay, đã có 66 tập đoàn, tổng công ty xây dựng đề án tái cấu trúc trình bộ chủ quản, Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, trong đó có 44 đề án được phê duyệt.&nbsp;</span>
Một trong những lý do khiến các tập đoàn, tổng công ty kêu khó thoái vốn đầu tư ngoài ngành là lo sợ bị đánh giá điều hành không hiệu quả.

Với quy định hiện hành, điều hành không hiệu quả trong hai năm liên tục cũng đồng nghĩa với việc người đứng đầu doanh nghiệp phải giải trình trước chủ sở hữu, cơ quan chức năng và nguy cơ bị loại khỏi vị trí. 

“Rủi ro” khi trích lập dự phòng rủi ro

Phản hồi ý kiến dư luận về việc một số doanh nghiệp gặp vướng trong quá trình thoái vốn, Bộ Tài chính cho biết, thoái vốn không phải vấn đề mới, hiện nay tất cả những vướng mắc đã được cơ quan quản lý dự đoán, những khó khăn và cả thực trạng doanh nghiệp thoái vốn thành công.

Trong đó, nguyên nhân phải thoái vốn đã được chỉ ra cùng với lý giải về việc các doanh nghiệp ngần ngại không thoái vốn do không bảo toàn vốn.

Bộ Tài chính cũng đã có hướng dẫn cụ thể về thoái vốn, trong đó có giải pháp quan trọng là trích lập dự phòng để phòng ngừa rủi ro khi đầu tư. Theo đó, nếu doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng, khi thoái vốn nếu thấp hơn thì đưa vào chi phí, giảm rủi ro trong quá trình thoái vốn của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), một thực trạng phổ biến là nếu doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng rủi ro thì “miếng bánh” lợi nhuận giảm xuống. Khi đó, chủ sở hữu sẽ hỏi và nhà điều hành là Hội đồng thành viên, tổng giám đốc phải giải trình với chủ sở hữu là các bộ trưởng, cơ quan chức năng, cơ quan quản lý.

 “Trong khi đó, theo quy định nếu điều hành không hiệu quả thì sau 2 năm phải rút lui khỏi vị trí đó. Đó chính là áp lực khiến nhiều nhà quản lý doanh nghiệp không thực hiện nghiêm việc trích lập dự phòng và hệ quả tất yếu sẽ khó khăn khi thoái vốn”, ông Tiến nói.

Tình trạng kêu khó chung chung

Từ đầu năm, Cục Tài chính Doanh nghiệp đã có chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp gặp khó trong việc thoái vốn thì gửi kiến nghị vướng mắc về Cục để phối hợp giải quyết. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Cục mới nhận được văn bản kiến nghị của 2-3 tập đoàn, tổng công ty. Theo ông Tiến, điều này cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty có đề án rồi nhưng không triển khai quyết liệt và có hiện tượng nghe theo một hai các doanh nghiệp  vướng mắc cùng kêu khó. 

Vị Cục phó cũng tiết lộ, vướng mắc về thoái vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã có hướng xử lý cho EVN bán cổ phần tại công ty bảo hiểm. “EVN đã khẳng định với giải pháp đó, họ bán được”, ông Tiến nhấn mạnh.

“Doanh nghiệp cứ nói không bán được trên thị trường vì giá thấp và đề nghị cho bán chỉ định là không ổn, vì bán chỉ định sẽ có những việc không lường trước được, gian lận và thất thoát là vấn đề đã thấy trong quá trình cổ phần hóa”, ông Tiến chia sẻ. 
 
“Ngoài tập trung rà soát để đơn giản hóa thêm một bước các thủ tục về thoái vốn áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn, Bộ Tài chính đang tổng hợp tiếp các vướng mắc liên quan đến cơ chế cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 - 8/2013. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về các giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai đề án tái cơ cấu, trong đó có thoái vốn đầu tư ngoài ngành”, ông Tiến cho biết. 

Theo ông Tiến, để các giải pháp đưa ra có tính khả thi cao, các doanh nghiệp cần tích cực phản ánh vướng mắc về Bộ Tài chính, tránh tình trạng kêu khó chung chung như hiện tại.

Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, tính đến nay, đã có 66 tập đoàn, tổng công ty xây dựng đề án tái cấu trúc trình bộ chủ quản, Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, trong đó có 44 đề án được phê duyệt. 

Tháng 9 là hạn cuối để các doanh nghiệp hoàn thiện đề án trình Chính phủ. Đến thời điểm đó, Bộ Tài chính sẽ công khai minh bạch thông tin các doanh nghiệp chưa hoàn tất đề án.